Cách Đấu Aptomat 3 Pha Thành 1 Pha Đơn Giản & Hiệu Quả

Điện 3 pha được dùng rộng rãi, phổ biến hơn trong những năm gần đây. Vì vậy, trong một số gia đình có nhiều thiết bị điện, hoặc tận dụng nguồn điện 3 pha có sẵn để dùng cho gia đình. Aptomat với chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch trong hệ thống điện nên được sử dụng nhiều trong các gia đình. Vấn đề đặt ra là làm sao để chuyển đổi từ điện 3 pha thành 1 pha cho các thiết bị sẵn có trong gia đình ? Hôm nay Beeteco sẽ hướng dẫn bạn cách đấu aptomat 3 pha thành 1 pha đơn giản và hiệu quả nhất nhé !

Aptomat 3 pha và aptomat 1 pha là gì?

Aptomat 3 pha còn được gọi là cầu dao điện tự động và được viết tắt là MCCB. Aptomat 3 pha là một trong những loại aptomat được sử dụng để bảo vệ an toàn cho tải và mạch điện khỏi các sự cố như chập cháy, ngắn mạch, quá tải hoặc dòng rò. Aptomat 3 pha là loại aptomat so sánh dòng điện chạy qua 3 dây pha.

Aptomat 1 pha là loại thiết bị chuyển mạch loại tép, thường có dòng đóng cắt định mức dòng cắt ngắn mạch thấp. Vì vậy, nó thường được sử dụng trong hệ thống điện dân dụng, gia đình để hạn chế tình trạng chập điện, rò điện gây nguy hiểm cho người sử dụng. Aptomat 1 pha còn được viết tắt là MCB (Miniature Circuit Breaker). Aptomat 1 pha là loại aptomat so sánh dòng điện chạy qua 2 dây mát và lửa.

Tại sao nên sử dụng aptomat 3 pha thành 1 pha

Aptomat 3 pha sẽ được dùng cho thiết bị điện 3 pha, aptomat 1 pha dùng cho thiết bị điện 1 pha. Tuy nhiên, giá thành cung cấp của điện 3 pha sẽ tương đối cao hơn so với điện 1 pha. Bởi vì, nó được xếp vào điện sản xuất kinh doanh, không phải điện sinh hoạt. Trên thực tế, rất nhiều gia đình có sẵn hệ thống điện 3 pha buộc phải lắp đặt thêm 1 chiếc ổn áp 3 pha để lấy đầu ra 220V 1 pha sử dụng cho sinh hoạt. Đây là cách làm rất tối ưu bởi tận dụng được lợi thế của nguồn cấp 3 pha.

Đối với hệ thống điện ở Việt Nam được đánh giá không cao, việc tận dụng được nguồn cấp 3 pha 4 dây để sử dụng cho gia đình là điều hoàn toàn hợp lý và cần thiết.

Vì vậy, khuyến cáo khách hàng nếu đã có sẵn đường điện 3 pha thì nên trang bị thêm 1 máy ổn áp 3 pha dùng kèm. Có thể lấy đầu ra 220V/110V để sử dụng cho sinh hoạt trong gia đình.

Công dụng Aptomat 1 pha

Aptomat 1 pha có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn sử dụng điện, phòng chống cháy nổ do quá tải, ngắn mạch, rò điện. Đây là thiết bị điện không thể thiếu đối với hộ gia đình.

Ngoài ra đối với các cơ sở, đơn vị sử dụng hệ thống điện 1 pha thì lắp đặt Aptomat 1 pha là điều cần thiết.

Công dụng Aptomat 3 pha

Aptomat 3 pha là thiết bị cầu dao điện được chế tạo nhằm mang lại sự kiểm soát dòng điện một cách an toàn, toàn diện, giúp đóng ngắt dòng điện hợp lý khi có sự cố điện xảy ra. – chống giật – quá tải, ngắn mạch hay bị sụt áp mạch điện.

Nguyên tắc hoạt động

Aptomat 1 pha: Dòng điện từ aptomat dẫn ra ở dây nóng và về ở dây mát và theo chiều ngược lại là chiều ngược nhau. Từ trường biến thiên sản sinh ra trong lõi sắt của biến dòng có chiều ngược nhau. Nếu 2 dòng điện này có thông số bằng nhau thì 2 từ trường biến thiên làm điện áp ra cuộn thứ cấp biến dòng bằng 0. Khi aptomat tác động lên thì điện áp cấp cho mạch điều khiển phải ngắt ngay nếu không thì sẽ bị cháy.

Nguyên tắc hoạt động Aptomat 3 pha như sau: aptomat 3 pha so sánh dòng điện chạy qua 3 dây pha, aptomat sẽ bị ngắt tải và không còn hoạt động được nữa khi dòng điện này khác nhau quá 15mA và 30mA

Cách đấu aptomat 3 pha thành 1 pha đơn giản nhất

Aptomat 3 pha và aptomat 1 pha đều là 2 loại thiết bị aptomat dùng để đóng ngắt mạch điện với công dụng là bảo vệ mạch điện khi quá tải, sụt áp, được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Cách đấu aptomat 3 pha thành 1 pha hoàn toàn tương tự cách đấu điện 3 pha thành 1 pha.

Nguyên tắc chuyển đổi cuộn dây 3 pha sang 1 pha

Trên thực tế thì động cơ 3 pha có thể làm việc ở lưới điện 1 pha khi bạn sử dụng tụ điện. Tụ điện này có tác dụng mở máy động cơ đạt 80% công suất định mức. Mặc dù vậy, mọi người vẫn thường áp dụng với động cơ điện 3 pha có công suất <2KW. Lúc đó, mỗi động cơ phải chọn cho mình 1 sơ đồ và trị số tụ điện phù hợp với các yêu cầu dưới đây:

  • Lượng điện áp định mức (hiệu điện thế) trên cuộn dây không đổi.
  • Đặt 1 trong 2 cuộn dây pha sang cuộn làm việc, cuộn còn lại chuyển thành cuộn khởi động.
  • Trị số tụ điện lựa chọn đảm bảo tiêu chí góc lệch pha giữa dòng điện cuộn làm việc và khởi động phải đạt 900.

Với sự khác biệt giữa aptomat 1 pha và aptomat 3 pha sẽ mang đến cho người tiêu dùng sự lựa chọn tuyệt vời nhất. Tùy vào nhu cầu sử dụng và lắp đặt các thiết bị aptomat mà người tiêu dùng có thể lựa chọn được thiết bị tốt nhất.

Kết nối tụ thường trực với động cơ khi đấu aptomat 3 pha

Aptomat 3 pha thường được kết nối chủ yếu theo 2 cách đó là hình sao và hình tam giác. Vì vậy để đơn giản trong việc thực hiện cách chuyển đổi động cơ 3 pha sang 1 pha. Các bạn chỉ cần 1 tụ điện thường trực sử dụng động cơ 3 pha hoạt động với điện áp 1 pha. Bên cạnh đó, bạn cũng nên trang bị kiến thức về cách đảo chiều quay động cơ, ước lượng và tính toán điện dung của tụ điện phù hợp với các thiết bị của mình. Các bạn chỉ cần lắp đặt tụ điện giống như hình vẽ dưới đây.

Kết nối tụ thường trực với động cơ đấu hình tam giác

Trong đó ký tự * có ý nghĩa là thay đổi giữa đầu nối sao của tụ điện để đảo chiều quay của động cơ

Kết nối tụ điện với động cơ đấu hình sao

Ký tự * tức là thay đổi giữa đầu nối của tụ điện cho phép đảo chiều quay động cơ.

Cách chọn tụ thường trực phù hợp

Công việc lựa chọn tụ thường trực đóng vai trò quan trọng trong việc thiết bị điện của bạn chưa có lượng điện dung phù hợp. Nếu như qua loa trong việc này sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của động cơ, thậm chí có thể dẫn tới tình trạng cháy nổ cuộn dây nối mà bạn lựa chọn.

Một số loại aptomat 3 pha thường được sử dụng

Có rất nhiều loại Aptomat 3 pha được sử dụng hiện nay. Dưới đây là các là một số sản phẩm được mà nhiều khách hàng sử dụng.

Aptomat MCCB Schneider

CCB Schneider là sản phẩm của Schneider Electric – Tập đoàn toàn cầu về các giải pháp điện – tự động hóa đến từ Pháp, đã có hơn 175 năm hoạt động phát triển.

Với đặc tính của mình, Aptomat MCCB Schneider thường được ứng dụng bảo vệ và điều khiển cho các môi trường công nghiệp như: trong các cao ốc, trung tâm thương mại, tòa nhà công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp …

Aptomat MCCB Schneider được thiết kế gồm 2 dạng đó là: dùng cho cách sắp xếp nhiệt độ quá cao và hai là cho tình trạng quá dòng. Khi nhiệt độ của bộ ngắt mạch vỏ đúc thay đổi, thiết bị này sẽ xuất hiện tiếp xúc lưỡng kim mở rộng và co lại. Còn khi dòng điện hoạt động bình thường, tiếp điểm của Aptomat MCCB Schneider cho phép nguồn điện có thể chạy qua. Nhưng nếu phát hiện tình trạng quá tải thì các liên kết sẽ bắt đầu ấm lên nhằm mở rộng ra nhằm ngắt kết nối mạch ra khỏi nguồn cung cấp, để giúp bảo vệ các thiết bị điện được an toàn khi có sự cố xảy ra.

Aptomat 3 pha Sino

Aptomat Sino là nhóm thiết bị đóng cắt, chúng bao gồm các khí cụ điện có khả năng đóng cắt dòng điện khi phát hiện các sự cố như quá tải, ngắn mạch, quá áp

Aptomat 3 pha Sino là thiết bị có khả năng tự ngắt dòng điện khi xảy ra sự cố ngắn mạch, quá tải trong mạch điện, giúp bảo vệ hệ thống điện và các thiết bị điện trước khi cơ hỏng hóc, chập, cháy, hỏa hoạn.