Khó thở sau khi uống bia là một tình trạng phổ biến hiện nay. Vậy tình trạng khó thở sau khi uống bia có nguy hiểm không? Nếu trong tình trạng đó, bạn sẽ giải quyết như thế nào? Hãy tìm câu trong lời trong bài viết này nhé!
Nguyên nhân khó thở sau khi uống bia
Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng các triệu chứng nặng ngực và khó thở sau khi dùng rượu bia có nhiều nguyên nhân: do chất độc trong rượu, tăng huyết áp, tim mạch, bệnh đái tháo đường. Cụ thể như sau:
- Đối với bệnh tăng huyết áp, tim mạch khi uống rượu, bia vào sẽ làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp gây các triệu chứng đau đầu, gây xuất hiện những cơn đâu ngay ngực có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim ở các bệnh nhân có bệnh tim thiếu máu cục bộ trước đó hay đang còn ở dạng tiềm ẩn
- Ở các bệnh nhân đái tháo đường uống nhiều rượu, bia sẽ gây ức chế quá trình tổng hợp glycogen nên người bệnh dễ bị hạ đường huyết sau bữa ăn, đồng thời rượu có thể tương tác với thuốc giảm đường máu gây các triệu chứng đau đầu nôn ói
- Rượu, bia khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành acetadehyd và rồi thành acid acetic. Người gốc Châu Á thường dễ bị ngộ độc rượu, bia nguyên nhân là do bên trong cơ thể thiếu các men chuyển hóa: alcohol dehydrogenase, acetaldehyd dehygrogenase. Ngoài ra bia còn chứa các tạp chất khác như methanol rất độc đối với sức khỏe cơ thể và khi được chuyển hóa tại gan nó còn sinh ra chất độc hại như acid formic, formaldehyd. Tiêu thụ rượu bia một cách quá đà có thể gây mù lò do tổn thương thần kinh thị giác hay các bệnh về tim.
Cách chữa khó thở sau khi uống bia
Khó thở do rượu bia là một triệu chứng thường gặp. Vậy nếu rơi vào trường hợp khó thở khi uống rượu bia cần làm gì để giảm tình trạng khó thở.
Thở sâu
Thở sâu bằng bụng là cách tốt giúp bạn kiểm soát tình trạng khó thở. Việc này tương đối đơn giản, bạn chỉ cần:
- Nằm xuống, đặt cả hai bàn tay lên bụng
- Hít sâu bằng mũi, phình bụng hết cỡ nhằm mục đích để phổi chứa đầy không khí
- Nín thở sâu trong vài giây
- Thở chậm bằng miệng cho đến khi phổi hết không khí
- Lặp lại từ 5 đến 10 phút
Bài tập này bạn nên tập thường xuyên bất cứ đâu hoặc trong lúc bạn thấy khó thở. Tốt nhất giữ cho nhịp thở chậm, sâu và dễ dàng, hơn là thở nhanh.
Thở mím môi
Thở mím môi được xem là một trong những kỹ thuật đơn giản để khống chế và kiểm soát tình trạng khó thở. Thở mím môi giúp bạn nhanh chóng mở rộng đường thở để hít vào, thở ra dễ và sâu hơn. Đồng thời kỷ thuật thở này cũng hỗ trợ loại bỏ những tác nhân hay tình trạng khí ứ, cặn, mắc kẹt bên trong phổi.
Áp dụng kỹ thuật này bất cứ khi nào cảm thấy khó thở, đặc biệt kỹ thuật thở mím môi rất thích hợp trong lúc làm việc nặng.
Để thực hiện kỹ thuật thở này bạn làm như sau:
- Bước 1: Thư giãn cơ thể đặc biệt là phần vai và cổ
- Bước 2: Đặt tay lên thành bụng
- Bước 3: Hít sâu bằng mũi trong hai nhịp, lúc này miệng đóng nhưng bụng thì phải cảm thấy căng ra
- Bước 4: Thở mím môi lại cho hơi thở từ từ đi ra theo kẽ môi, thành bụng từ từ xẹp xuống
Ngồi thư giãn, hơi nhô người về trước
Thả lỏng cơ thể khi ngồi trên ghế giúp trí não thư giãn, từ đó giúp bạn có thể hít thở một cách nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Tư thế này có thể thực hiện như sau:
- Ngồi trên ghế, lòng bàn chân đặt xuống sàn, ngực hơi nhô về trước
- Nhẹ nhàng để cùi chỏ lên đầu gối hoặc hai tay giữ lấy cằm
- Đặc biệt luôn giữ cho phần vai và phần cổ thả lỏng
Xông mũi
Xông mũi hay còn được gọi hít thở nước, là một phương pháp đã có từ xưa những rất hữu ích cho việc điều trị khó thở khi uống bia rượu.
Để xông tại nhà, bạn cần:
- Đổ đầy nước nóng vào một cái nồi
- Thêm một lượng nhỏ thảo mộc hay tinh dầu bạc hà
- Cúi mặt trước nồi, dùng một chiếc khăn trùm kín qua đầu
- Thở sâu
Lưu ý: Nên giữ nước xông mũi không quá nóng, nếu không sẽ dễ bị phỏng trong lúc xông.
Sử dụng quạt tay
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc lấy quạt cầm tay để quạt cho người bị khó thở do rượu bia, sẽ giúp họ từ từ loại bỏ cảm giác khó thở. Việc quạt tay cho người khó thở giúp họ cảm thấy có thêm không khí vào phổi. Tuy nhiên cách này sẽ không hiệu quả đối với trường hợp khó thở là bênh lý.
Uống cà phê đen
Trong cà phê đen có chất caffeine, chất này có thể làm giảm sự mệt mỏi của các cơ bắp chịu trách nhiệm cho việc hô hấp.
Một số nghiên cứu cho chúng ta thấy rằng việc sử caffeine có tác dụng cải thiện chức năng hô hấp cho đối tượng bị hen suyễn nhẹ.
Uống trà gừng
Một giải pháp khác để giúp cho các bệnh nhân bị khó thở khi uống rượu bia là trà gừng.
Gừng là một loại nguyên liệu làm lành ưu việt và dễ dàng tìm thấy trong nhà. Gọt vỏ và cắt vài lá gừng tươi cho 2 cốc nước sôi, đậy nắp lại trong 10 phút, cho thêm vài ba quả chanh và mật ong vào uống, bạn sẽ cảm thấy dễ thở hơn và còn tỉnh rượu.
Cách phòng chóng khó thở sau khi uống Rượu Bia
Để phòng ngừa ngộ độc do bia rượu, theo Cục An toàn thực phẩm, cần thực hiện một số các nguyên tắc sau:
- 1. Không uống các loại cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng Methanol > 0,1%, vì các loại này theo Cục An toàn thực phẩm đánh giá là có thể gây ra tình trạng mù mắt dẫn đến tử vong
- 2. Không uống rượu có nồng độ cồn từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày
- 3. Không uống các loại rượu ngâm với lá rể, rể cây, phủ tạng động vật không rõ ràng độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân
- 4. Không uống Rượu khi không biết loại rượu, nguồn gốc, xuất xứ hay các loại rượu không được công bố các tiêu chuẩn chất lượng. Tránh uống rượu khi cơ thể đang đói, mệt hoặc đang uống các loại thuốc điều trị
- 5. Trẻ em dưới 16 tuổi không nên uống các loại rượu bia
Dưới đây là một số biện pháp giúp các bạn có thể đề phòng trường hợp khó thở khi uống bia. Nếu tình trạng khó thở kéo dài nghi ngờ do nguyên nhân bệnh lý, bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa trị.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!