Cách chơi trò chơi dân gian bắt vịt trên cạn

– HĐCMĐ: Qs con vịt

– TCVĐ: Bắt vịt trên cạn

– Chơi tự do

1. Mục tiêu cần đạt

* Kiến thức:

– Trẻ biết tên gọi, đặc điểm đặc trưng và môi trường sống của con vịt.

– Biết ích lợi của vịt đối với đời sống con người.

– Trẻ biết cách chơi, luật chơi của trò chơi “Bắt vịt trên cạn”

* Kĩ năng:

– Rèn kĩ năng quan sát, tư duy, chú ý ghi nhớ cho trẻ.

– Phát triển ngôn ngữ và kĩ năng phát âm chính xác cho trẻ.

– Phát triển các kĩ năng vận động cho trẻ thông qua các trò chơi

* Thái độ:

– Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động

– Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ gà cũng như các loài vật khác.

2. Chuẩn bị:

– Xắc xô, lá đa, lá chuối, dây nhựa.

– 2- 3 con vịt con.

3. Tổ chức hoạt động:

* HĐCMĐ: Qs con vịt

Cô cùng trẻ hát vận động: Một con vịt

– Bài hát nói về con vật nào?

– Nhà con có nuôi vịt không?

– Các con nhìn xem cô có gì đây?

– Nào chúng mình cùng quan sát con vịt sau đó các con sẽ nêu ý kiến nhận xét của mình về con vịt nhé!

Cô cho trẻ quan sát 1- 2 phút sau đó hỏi trẻ:

– Ai có nhận xét về con vịt nào?

– Con vịt có đặc điểm gì? (Màu sắc, hình dáng, các bộ phận….)

– Cô đố các con biết mỏ vịt ntn?

– Trên mình vịt có gì? (Có cánh, chân)

– Chân vịt ntn?( có màng)

– Thức ăn của vịt là gì?

( Thức ăn của vịt rất đa dạng và phong phú như: cua, ốc, giun, cám, rau)

– Vịt có ích lợi gì đối với đời sống con người? ( nuôi để lấy thịt, trứng chế biến các món ăn….)

+ Các con biết những món ăn nào được chế biến từ thịt vịt ?

* Giáo dục trẻ: Vịt là động vật nuôi trong gia đình, có nhiều lợi ích như cung cấp thịt và trứng cho con người. Trong trứng và thịt có rất nhiều chất đạm giúp cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh. Vì vậy các con phải biết giúp đỡ bố mẹ chăm sóc và bảo vệ vịt cũng như các con vật nuôi khác như cho vịt ăn để vịt mau lớn và cung cấp thực phẩm cho con người các con đồng ý không?

* TCVĐ: “ Bắt vịt trên cạn”

Cách chơi: Tất cả lớp đứng nắm tay nhau thành vòng tròn rộng làm chuồng vịt. Cô mời 2 trẻ lên làm người bắt vịt, 2 trẻ làm vịt. Người bắt vịt phải bịt mắt, trẻ làm vịt phải kêu: cạp cạp hoặc vít vít. Người bắt vịt nghe tiếng kêu ở đâu thì đến đó để bắt vịt. Vịt bị bắt sẽ phải thay làm người đi bắt vịt.

Luật chơi: Trẻ làm vịt và người bắt vịt phải ở trong vòng tròn.

Cô cho trẻ chơi 10- 12 phút. Nếu người bắt vịt không bắt được vịt cô tay trẻ khác làm người bắt vịt.

* Chơi tự do

– Các con vừa chơi trò chơi có vui không?

Cô còn chuẩn bị nhiều đồ chơi khác nữa như: lá mit, lá chuối, phấn và một số đồ chơi ngoài trời nữa các con hãy làm hoặc vẽ những con vật mà con yêu thích. Nhưng khi chơi các con phải chơi ntn?

Cô giáo dục trẻ chơi ngoan, đoàn kết với bạn trong khi chơi.

Trong khi trẻ chơi cô bao quát trẻ, xử lý tình huống có thể xẩy ra.

*Kết thúc

Cô nhận xét chung cả lớp, khen động viên trẻ sau đó cho trẻ vào lớp.