Trong phần Nhập Môn Câu Đài, chúng ta đã phần nào hiểu được về loại phao chuyên dụng trong Câu Đài. Ở phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ tiếp tục đi sâu vào phần kỹ thuật chủ đạo trong câu Đài, đó là kỹ thuật cân chỉnh phao câu Đài.
Bài viết bên dưới do ANC1688.vn nghiên cứu và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau trên các diễn đàn và hội câu cá trên cả nước cùng với kinh nghiệm thực tế của người viết. Vui lòng ghi rõ nguồn nếu bạn sử dụng lại nội dung này.
Cấu tạo phao câu Đài
Tìm hiểu về cấu tạo của phao câu Đài sẽ giúp những bạn mới nhập môn câu Đài dễ dàng nắm bắt kỹ thuật khi cân chỉnh phao câu Đài hơn. Hãy cùng Ác Nhân Cốc tìm hiêu qua các thông tin bên dưới nhé.
Phao câu Đài hay gọi ngắn là phao Đài có cấu tạo gồm 3 bộ phận; đó là Đọt phao (1), Thân phao/bầu phao (2) và Chân phao (3).
Đọt phao Đài hay còn gọi là tăm phao
Là phần thân mỏng, nhỏ có tiết diện cỡ 0,2 (mm) đến 0,5 (mm), tức là chỉ nhỏ hơn hoặc bằng với cây chân nhang, được sơn màu và chia thành nhiều nấc. Thông thường sẽ có 7 nấc dài được sơn màu đỏ hoặc cam xen lẫn với các nấc ngắn hơn màu xanh, vàng.
Tại sao đọt phao lại dài ngắn không giống nhau?
Trong quá trình câu ta nhận thấy, phao có thị mục ngắn thì trở thân nhanh và nhanh chóng tới điểm câu của bạn. Phao như vậy thì không thích hợp đánh hành trình, thích hợp dùng nơi nước cạn, câu cá nhanh, thích hợp đánh nơi đã có nhiều cá tụ tập, trong thời gian ngắn câu cá lên bờ.
Phao đọt dài thích hợp câu hành trình, thời gian phao trở thân dài hơn, sau khi phao trở thân sẽ còn có một quá trình chìm xuống, quá trình này có tác dụng thu hút cá, nên thích hợp câu nơi nước sâu, thích hợp câu nơi khi cá chưa tụ thành ổ. Hay nói cách khác, thông qua đọt phao dài sẽ biết được tín hiệu cá khi ăn mồi, trong quá trình liên tục vung cần thu hút cá, trong quá trình đó thì cá sẽ rượt theo mồi câu và như thế sẽ thu hút cá tụ tập tại một tầng nước nhất định.
Đọt phao tại sao lại to nhỏ khác nhau?
Mục đích chủ yếu là do thị lực mỗi người mỗi khác. Đọt của phao để quăng xa thường được làm to hơn để dễ quan sát tín hiệu cá ăn mồi. Thế nhưng khi đọt phao to thì độ nhạy của phao sẽ giảm xuống, nhưng mục đích quăng xa là chủ yếu câu cá lớn nến đọt phao to một tí cũng không sao.
Đọt phao mềm và cứng
Đọt phao mềm thường rỗng bên trong, đọt cứng thì đặc. Ngoài thân phao có sức nổi thì đọt phao mềm cũng sẽ gia tăng sức nổi của phao.
Đọt phao mềm: Khi sử dụng thì đọt phao mềm sẽ sinh ra một lực nổi nhất định, khi cá ăn mồi, phao lún xuống và phao sẽ trở lại số nấc phao ban đầu khi cá nhả mồi, đây là sực khác biệt đặc trưng với đọt phao cứng. Sử dụng đọt phao mềm chủ yếu để bỏ qua những tín hiệu khi cá ăn mồi nhẹ và không có sức, khi phao gần trở về số nấc phao ban đầu thì sẽ không giật cần. Trong khi đó, đọt phao cứng có tính phóng đại tín hiệu ăn mồi của cá, nghĩa là khi cá ăn mồi nhẹ và phao di chuyển lớn thì sẽ giật cần ngay. Vì lý do đó mà đọt phao mềm sẽ cho tín hiệu chuẩn xác hơn, câu cá diếc lấy chỉnh 4 câu 2 làm kinh điển, có thể câu 1 – 4 nấc phao, khi phao lún 1- 2 mục thì giật cần sẽ có hiệu quả rất cao. Khi có nhiều cá nhỏ phá mồi hoặc giật cần ít dính cá thì khi đó sử dụng phao có đọt mềm sẽ khả quan hơn.
Đọt phao cứng: Thường được làm bằng sợi thủy tinh, đa số đọt phao cứng thường rất dài và số nấc phao nhiều. Do chất liệu làm chân phao khác nhau mà chia làm phao đọt cứng có chân phao bằng cacbon và chân phao bằng tre.
Phao đọt cứng chân phao bằng tre do chân phao to lớn, trọng tâm thấp nên khi xuống nước phao sẽ trở thân nhanh hơn và ta có thể quan sát tín hiệu phao sớm hơn. Thông thường loại phao này thường dung để câu lửng và câu nhanh.
Phao đọt cứng chân phao bằng cacbon do đọt phao dài và thon sẽ có tính cản gió thấp, do tính ổn định cao nên thích hợp câu đáy. Cũng do đọt phao dài và nhỏ nên tín hiệu cá sẽ dao động lớn và có tác dụng phóng đại tín hiệu cá rất thích hợp câu ở những hồ có tình hình cá đơn nhất. Cũng do đặc tính đó nên khi câu ở hồ có nhiều cá tạp thì nên cẩn thận khi lựa chọn loại phao này.
hoiquanbancau.vn
Thân phao Đài
Nguyên liệu làm thân phao Đài chủ yếu từ cỏ lau sậy, gỗ balsa, lông công hay gần đây là nhựa nano. Cũng như các loại phao khác, sức nổi của phao câu Đài chủ yếu do phần thân phao hay còn gọi là bầu phao này quyết định.
Thân phao Đài có nhiều kiểu dáng khác nhau nên cũng có độ nổi khác nhau, được sử dụng tùy vào từng loại địa hình, thời tiết và loài cá khác nhau. Tuy nhiên, thường thấy và thông dụng nhất là kiểu phao hình ống thon và dài như hình bên dưới.
Chân phao Đài
Trước hết, chân phao là bộ phận dùng để liên kết với bộ thẻo câu thông qua ghim phao. Chân phao Đài có chiều dài, kích thước lớn, nhỏ khác nhau dẫn đến độ trở thân (phao chuyển từ vị trí nằm ngang sang thẳng đứng) theo đó cũng khác nhau.
Loại phao Đài có thân ngắn, đọt cứng thì báo tín hiệu nhạy hơn. Bù lại, phao Đài có thân dài và đọt phao mềm thì lại có độ ổn định cao hơn. Tuy nhiên, các yêu tố này đều không phải là tuyệt đối mà nó còn tùy vào tình hình thời tiết, loại cá, địa điểm câu mà chọn loại phao Đài có các kiểu dáng phù hợp.
Chuẩn bị dây, thẻo câu Đài
Người đọc có thể tham khảo bài viết hướng dẫn về cách sử dụng các phụ kiện câu Đài như chì lá, phao, thanh quấn chì chạy, ghim phao, khóa số 8-9 và hạt chặn phao để làm một bộ trục và thẻo câu Đài chuẩn.
Cân chỉnh phao câu Đài
Có nhiều cách để cân chỉnh phao trong bộ môn câu Đài. Bên dưới là hướng dẫn cách cân chỉnh thông dụng nhất và được các cần thủ ưa chuộng nhất.
Cân/canh chỉnh 4, câu 2
Trước tiên, ta giả sử áp dụng cách cân phao này khi đi câu với một phao câu Đài có 7 nấc phao. Và với điều kiên là sau khi ta đã có thể làm một đường trục và thẻo câu Đài chuẩn với chì chạy. Và việc cân chỉnh phải được thực hiện tại điểm câu, hay hồ câu để được kết quả chuẩn xác nhất theo tiêu chí cân chỉnh phao trong câu Đài.
Vì sao phải như vậy? Vì sao đa phần các cần thủ đều chờ ra đến điểm câu mới cân phao chứ không cân trước ở nhà rồi khi ra câu xuống cần cho nhanh?
Thứ Nhất đó là một phần vì cái thú của đi câu, ta cứ phải nhàn nhã, từ tốn và thoải mái tâm trí cái đã. Có gì mà gấp? Có cá là có, còn móm là cứ móm thôi, ra cần sớm vài phút kết quả chả hơn nhau là mấy.
Thứ Hai, nguyên nhân chính đó là vì điểm câu khác nhau, mực nước tại đó khác nhau, độ mặn/ngọt và PH khác nhau, tất cả các yếu tố đó đều ảnh hưởng đến sự nổi của phao. Cho nên để chuẩn xác nhất, ta nên đến điểm câu mới thì cần cân lại phao.
Xem hình ảnh mô tả cân chỉnh phao câu Đài theo kiểu cân 4 câu 2 bên dưới. Các biến thể khác hoặc tùy vào sở thích, nấc phao ngắn-dài mà có thể cân 7 câu 3-4…
Như vậy, khi đến điểm câu và sau khi ra cần thì ta làm các bước sau
- Kéo thanh quấn chì về sát với ma-ní số 8-9
- Kéo phao về cùng phía sát với thanh quấn chì
- Quấn một miếng chì lá vừa phải vào thanh quấn chì
- Lúc này ta ra cần, quăng thả lưỡi ra tới chổ sẽ câu hay thường gọi là lổ câu và chờ chì kéo phao chìm hẳn.
- Ta thu lưỡi lên và tiến hành dùng kéo cắt một phần nhỏ của miếng chì lá
- Ta lập lại bước 4 và 5 này cho tới khi nào phao nổi lên được 4 nấc. Lưu ý: trong bước này cần thủ cần ra lưỡi câu đúng vào lổ câu càng chính xác càng tốt và không để thẻo quấn vào dây trục làm mất tính chuẩn xác.
- Khi phao đã được 4 nấc, lúc này ta bắt đầu vô mồi vào 2 lưỡi câu hoặc có thể dùng một miếng chì nhỏ khác móc vào lưỡi câu ở trên rồi quăng ra lổ câu. Lúc này phao sẽ lại chìm và phao chìm it hay nhiều tùy vào độ sâu của lổ câu.
- Ta thu lưỡi về và tiến hành kéo phao lên, xa khỏi thanh chì.
- Ta lập lại bước 7 và 8 này cho đến khi nào phao nhô lên khỏi mặt nước, ngay nơi lổ câu đúng 2 nấc.
Các kiểu chỉnh khác
Cân 4 câu 2 hay cân 6 câu 2, cân 7 câu 2 trong câu Đài là các kiểu cân chỉnh cơ bản nhất mà người nhập môn câu Đài cần phải biết và nắm rõ.
Về sau, khi đã nhuần nhuyễn và nhiều kinh nghiệm thì cần thủ hoàn toàn có thể tùy biến áp dụng các mức cân khác nhau tùy vào loại cá mà họ muốn câu. Ví dụ, khi câu cá chép, các cần thủ ưa canh/cân ngay nữa bầu phao và câu 5-6 nấc phao.
Với các kiểu phao mới hiện nay thường có nhiều hơn 7 nấc thì ta vẫn có thể áp dụng các trên bằng cách tự chia tăm phao ra làm 7 phần rồi cân chỉnh.
Lời cảm ơn đặc biệt tới các tác giả:
- Quách Chấn Thành
- Lương Chấn Hoa
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!