>> 4 điều cần làm ngay trong ngày dịu mát hiếm hoi của mùa hè
>> Mua điều hòa cũ cần lưu ý những gì?
Người xưa có câu “của bền tại người” rất đúng, bởi một thiết bị hay vật dụng có tuổi thọ cao hay thấp điều do quá trình sử dụng và bảo quản của chúng. Điều này đặc biệt đúng với máy lạnh, máy điều hòa, hay các thiết bị làm mát vốn thường xuyên phải “cày kéo” cực nhọc trong suốt nhiều ngày nắng nóng, có khi được sử dụng với tần suất 24/24.
Bên cạnh đó, việc bảo dưỡng thiết bị điện tử không chỉ giúp duy trì độ bền, mà còn cải thiện hiệu suất làm việc và tiết kiệm điện năng hơn đáng kể.
Trong thời gian qua, Dân trí nhận được rất nhiều bình luận của độc giả thắc mắc rằng tại sao máy lạnh, máy điều hòa dù bật hết công suất nhưng vẫn không thấy mát hay quạt gió rất yếu. Nhiều người thậm chí lâm vào cảnh “dở khóc dở cười” khi máy điều hòa ngừng hoạt động ngay giữa trưa nắng nóng đỉnh điểm.
Để khắc phục tình trạng trên, tốt nhất hãy đảm bảo rằng chiếc điều hòa của bạn vẫn duy trì sức khỏe tốt bằng cách kiểm tra thường xuyên, và tiến hành bảo dưỡng nếu cần thiết.
Dấu hiệu để nhận biết khi máy lạnh, máy điều hòa “dở chứng” rất đơn giản, đó là khi bạn thấy chúng không thấy chúng hoạt động đúng công suất thực tế, phát ra tiếng động lớn khi chạy, hoặc làm nước ngưng tụ nhiều, chảy ra ngoài.
Dưới đây là những bước giúp bạn tự vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa tại nhà mà không cần gọi thợ.
1. Kiểm tra chung
Nếu phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường, hoặc đã đến thời gian cần bảo dưỡng (thường là sau 3-4 tháng ở các hộ gia đình), bạn nên kiểm tra tình trạng bên ngoài của máy, kiểm tra cẩn thận khu vực dàn nóng và dàn lạnh xem chúng có gì bất thường hay không.
Bạn cũng cần kiểm tra các điểm nối điện xem chúng có đạt yêu cầu và độ an toàn hay không, nếu không hãy siết chặt lại ngay sau khi kiểm tra xong hết các bộ phận khác.
2. Vệ sinh cục nóng và cục lạnh
Hai phần quan trọng nhất của một chiếc máy lạnh, điều hòa chính là cục nóng và cục lạnh, bởi chúng có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu năng và điện năng tiêu thụ của thiết bị. Bởi vậy mà việc lắp đặt máy lạnh là một trong những công việc khó đòi hỏi kỹ thuật viên phải có tay nghề chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm trong ngành sửa điện lạnh.
Khi tiến hành tự bảo dưỡng máy điều hòa, bạn cần chú ý loại bỏ những vật cản xuất hiện trong dàn nóng hoặc lạnh vì nếu có vật cản bất thường, quạt gió sẽ không thể hoạt động tốt được.
Vệ sinh dàn lạnh bằng cách dùng bơm áp lực phun nước trực tiếp vào dàn lạnh, phun từ từ lên dàn và quạt dàn lạnh đến khi thấy hết bẩn. Bạn có thể dùng các chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn và khử mùi hôi. Sau đó, bạn làm khô dàn lạnh rồi lắp đúng vị trí.
Đối với dàn nóng do thường đặt ngoài trời, ít được che chắn nên dễ bị bụi bẩn, nên nếu không vệ sinh định kỳ chúng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của quạt và block điều hòa. Bạn nên có các biện pháp che chắn, bảo vệ cục nóng để hạn chế bụi bẩn và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào chúng gây giảm độ bền.
3. Rửa sạch lưới lọc không khí
Lưới lọc không khí là nơi rất hay bị bám bụi, gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất, cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của gia đình bạn.
Để làm vệ sinh lưới lọc, trước hết bạn cần tháo mặt dàn lạnh, rút lưới ra rồi để lưới lọc ở dưới máy nước và phun rửa sạch. Sau đó bạn vẩy khô rồi cắm vào mặt máy lắp lại. Lưới lọc không khí rất dễ bám bụi nên bạn phải vệ sinh chúng khoảng 2 tuần 1 lần.
4. Kiểm tra lưu lượng gas điều hòa
Kiểm tra lượng gas điều hòa rất dễ bằng cách quan sát 2 ống đồng nối vào dàn nóng. Nếu cả 2 ống nhỏ và lớn đều không ướt, sờ vào không lạnh, gió thổi ra dàn nóng không nóng, chúng ta cần liên lạc với nhân viên kỹ thuật để có thể được nạp gas bổ sung nếu cần thiết.
5. Chạy thử điều hòa
Chạy thử cũng là một bước rất quan trọng trong bảo dưỡng điều hòa. Khi chạy thử, phải chú ý đến tiếng kêu của động cơ, tiếng va đập, có mùi hôi hay không… nhằm sớm phát hiện các lỗi phát sinh trong quá trình bão dưỡng.
Nếu máy chạy êm, làm mát nhanh, và không có dấu hiệu bị chảy nước là bạn đã bảo dưỡng thành công cho chiếc máy lạnh của mình.
Ngoài ra trong quá trình bão dưỡng, đừng quên rút phích cắm và tắt nguồn điện để đảm bảo an toàn cho bản thân, đồng thời tránh những sự cố hỏng hóc đáng tiếc cho thiết bị.
Nguyễn Nguyễn
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!