Nắm chắc những kỹ thuật Karate cơ bản quan trọng không khác gì xây phần móng cho một ngôi nhà. Cùng tìm hiểu nhé!
Karate, còn được gọi là Shotokan Karate, là một môn võ thuật được tạo ra nhằm mục đích tự vệ bản thân. Tuy nhiên, đừng đánh giá thấp bộ môn này! Bạn hoàn toàn có khả năng hạ gục đối thủ nếu nắm rõ môn võ này. Trước tiên, bạn nên thành thạo các bước di chuyển cơ bản trước khi tiến lên cấp độ cao hơn.
Bài viết này sẽ giúp bạn nắm chắc và thành thục các động tác Karate cơ bản, kể cả Karate cho trẻ.
Tại sao việc học Karate cơ bản là cần thiết?
Ngay cả những động tác Karate phức tạp cũng được xây dựng từ những động tác Karate cơ bản. Việc bạn thực hành thường xuyên những động tác cơ bản sẽ rèn luyện trí nhớ cơ bắp để bạn có thể thực hiện tất cả các động tác một cách tự nhiên và khéo léo. Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo động tác qua các bộ phim về Karate.
Luyện tập thường xuyên giúp bạn giữ tinh thần tỉnh táo trong mọi cuộc thi đấu võ thuật.
Hãy tưởng tượng bạn đang chiến đấu với một đối thủ lành nghề. Nếu bạn không thường xuyên luyện tập các kỹ thuật cơ bản, rất có thể bạn sẽ bận suy nghĩ về cách đặt chân hoặc cánh tay của mình trước khi tấn công. Điều này sẽ khiến bạn mất thời gian tập trung vào chiến thuật tấn công. Tạo cơ hội cho đối thủ tấn công và ghi điểm trong tích tắc.
Các động tác Karate cơ bản
Các động tác cơ bản trong Karate có tên Kihon. Bao gồm các Thế tấn (Tachikata), Đòn đấm (Zuki), Đòn đỡ (Uke) và Đòn đá (Geri).
LEEP.APP sẽ điểm qua kỹ thuật của từng động tác và hướng dẫn thực hiện đúng cách. Một vài thời điểm, bạn sẽ cảm thấy việc này quá dễ, nhưng bạn phải thực sự hiểu từng động tác và “cảm nhận” nó nếu muốn thành thục. Đừng quên, “dục tốc bất đạt” bạn nhé!
Thế tấn (Tachikata)
Về cơ bản thế tấn là động tác đứng. Nhưng trong Karate, có một số kỹ thuật bạn cần biết để thực hiện chính xác. Thế tấn đúng sẽ cho phép chúng ta giữ thăng bằng khi tấn công và phòng thủ.
Tấn nghiêm (Heisoku Dachi)
- Đứng thẳng người
- Hai chân đặt sát nhau
- Thư giãn hai vai và hai chân
Thế tấn nghiêm là động tác cơ bản và dễ thực hiện nhất trong Karate
Tấn thẳng (Musubi Dachi)
- Đứng thẳng người
- Hai chân đặt sát nhau, gót chân chụm lại, mũi chân mở ra hai bên tạo hình chữ V
- Hai tay đặt chéo phía trước.
Tấn tự nhiên (Heiko Dachi)
- Đứng thẳng người
- Hai chân dang rộng, cách nhau một khoảng bằng vai
- Hai tay hơi đưa ra phía trước, bàn tay nắm chặt
- Thư giãn hai vai
Đòn đấm (Zuki)
Nếu bạn tham gia một lớp học Karate hoặc tự học Karate, có lẽ bạn sẽ thấy động tác đấm được thực hiện nhiều nhất. Thông thường, bạn sẽ học cách tung một cú đấm kể từ bài học đầu tiên và học đi học lại nhiều lần sau đó.
Hầu hết các cú đấm Karate đều có chung một điểm: nhắm đến mục tiêu theo con đường ngắn nhất – một đường thẳng. Điều này giúp tăng tốc độ và lực khi chiến đấu.
Trước khi thực hiện các đòn đấm khác nhau, hãy học cách nắm đấm đúng cách:
- Gập các ngón tay lại cho đến khi đầu mỗi ngón tay chạm vào lòng bàn tay
- Đặt ngón tay cái vào ngang giữa ngón giữa và ngón trỏ
- Đánh bằng hai đốt ngón tay trỏ và ngón giữa
- Giữ cổ tay thẳng trong mỗi cú đánh
Đòn đấm thẳng (Choku Zuki)
- Đầu tiên, bạn vô tư thế đứng tấn tự nhiên (Heiko Dachi)
- Sau đó đưa tay trái ra thẳng trước mặt, lòng bàn tay duỗi thẳng, vuông góc với mặt đất
- Tay phải nắm chặt, đặt ngang hông sao cho khuỷu tay hướng về sau
- Dùng sức vung nấm tấm phải lên thẳng trước mặt, đồng thời tay trái gập lại thành nắm đấm, đưa về sát hông
- Tiếp tục đổi bên vung đòn đấm
Lưu ý: Khi vung nắm đấm bên nào, toàn bộ phần cơ thể bên đó sẽ hướng về phía trước, đẩy cú đấm với tốc độ cao về phía mục tiêu.
Đòn đấm thuận (Oi Zuki)
- Bắt đầu với tư thế đứng thẳng, sau đó chân trái bước về trước, đầu gối hơi cong, chân phải bước về sau, thẳng chân
- Tay phải gập thành nắm đấm, đặt sát hông, lòng bàn tay hướng lên trên.
- Tay trái gập thành nắm đấm, đặt song song với đùi trái, lòng bàn tay hướng xuống dưới
- Sau đó, bước chân phải lên, đầu gối hơi khuỵu, đồng thời đẩy nắm đấm phải thẳng trước mặt, lòng bàn tay úp xuống. Chân trái thẳng, nắm đấm trái đưa về ngang hông, lòng bàn tay hướng lên trên.
- Tiếp tục đổi bên vung đòn đấm kết hợp đổi chân.
Lưu ý: Vai của cánh tay đấm không được mở rộng qua vai của cánh tay còn lại.
Đòn đấm nghịch (Gyaku Zuki)
- Bắt đầu với tư thế đứng thẳng, sau đó chân trái bước về trước, đầu gối hơi cong, chân phải bước về sau, thẳng chân
- Tay phải gập thành nắm đấm, đặt sát hông, lòng bàn tay hướng lên trên.
- Tay trái duỗi thẳng trước mặt, lòng bàn tay duỗi thẳng, vuông góc với mặt đất. Phần thân trên cơ thể hơi quay về bên phải
- Giữ yên chân, xoay nhẹ thân trên về phía trước. Đồng thời đẩy nắm đấm phải thẳng trước mặt, lòng bàn tay úp xuống. Chân trái thẳng, nắm đấm trái đưa về ngang hông, lòng bàn tay hướng lên trên.
- Thực hiện lại động tác nhiều lần sau đó đổi bên.
Đòn đỡ (Uke)
Trong Karate, bạn không tấn công trước. Thay vào đó, bạn thực hiện các đòn đỡ (Uke) để tự vệ khỏi các đòn tấn công của đối thủ. Nếu thực hiện đòn đỡ hiệu quả, bạn có thể tránh được đòn tấn công và thực hiện phản công ngay sau đó.
Đòn đỡ mép ngoài cổ tay (Soto Uke)
- Tương tự như Age Uke, bắt đầu với tư thế đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai
- Hai tay nắm chặt, nắm đấm tay phải giơ cao ngang ngực, cổ tay hướng ra ngoài
- Tay trái gập thành nắm đấm, đặt sát hông
- Tiếp theo, đổi bên vung đòn đỡ, đồng thời thân trên cơ thể quay theo hướng đó và lặp lại động tác.
Đừng quên lòng bàn tay trái sẽ hướng lên trên
Đòn đỡ trên (Age Uke)
- Đầu tiên, bạn đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai
- Hai tay nắm chặt, nắm đấm tay trái giơ lên ngang trán, lòng bàn tay hướng ra ngoài
- Tay phải gập thành nắm đấm, đặt sát hông, lòng bàn tay hướng lên trên
- Đổi bên vung đòn đỡ và lặp lại.
Đòn đá (Geri)
Các đòn đá Karate rất khó thực hiện nhưng lại có sức mạnh phi thường khi được thực hiện đúng cách. Để được như vầy, bạn cần phải có một tư thế ổn định và giữ thăng bằng tốt.
Đá vòng cầu (Mawashi Geri)
- Bắt đầu với tư thế đứng thẳng, sau đó chân trái bước về trước, đầu gối hơi cong, chân phải bước về sau, thẳng chân
- Hai tay nắm chặt để thẳng trước mặt, tuy nhiên tay trái hơi cong khuỷu tay hướng về trước, tay phải cong khuỷu tay, bắp tay phải đặt sát người.
- Tiếp theo vừa xoay hông vừa đưa đầu gối phải lên vuông góc với thân
- Đồng thời thẳng đầu gối và xoay cổ chân để vung đầu gối ra phía trước theo hình cầu vồng.
- Sau khi đá, chân phải hạ xuống, đầu gối hơi cong, chân trái ở sau, thẳng chân
Sau đó tiếp tục đổi bên, lặp lại động tác
Đá tống sau (Ushimo Geri)
- Bắt đầu với tư thế đứng thẳng, sau đó chân trái bước về trước, đầu gối hơi cong, chân phải bước về sau, thẳng chân
- Hai tay nắm chặt để thẳng trước mặt, tuy nhiên tay trái hơi cong khuỷu tay hướng về trước, tay phải cong khuỷu tay, bắp tay phải đặt sát người
- Xoay người thiệt nhanh 180 độ, nhấc chân trái lên, đầu gối vuông gốc
- Dùng lực đạp mạnh về phía sau
- Thu chân lại trở về động tác đứng ban đầu
- Tiếp tục đổi bên, lặp lại động tác
Nguồn tham khảo
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!