Sở thích thường được mô tả là thứ mà bạn thích làm trong thời gian rảnh rỗi, không đòi hỏi kết quả hay một thành tích cụ thể, miễn là bạn cảm thấy vui, thấy thỏa mãn là đủ. Đối với phần sở thích trong CV, bạn có thể thông qua đó để thể hiện bản thân, cho thấy một phần tính cách của mình, đồng thời nhà tuyển dụng cũng có thể hình dung rõ hơn về bạn như một ứng viên phù hợp (hoặc không). Cách bạn viết phần sở thích như thế nào rất quan trọng vì nếu không hợp lý thì dường như bạn đang làm những việc vô ích.
MỤC LỤC: I. Phần sở thích có bắt buộc phải có trong CV xin việc? Ghi sở thích có tác dụng gì? II. Những sở thích nào có thể đưa vào CV xin việc? III. Tránh đề cập tới những sở thích nào khi viết CV? IV. Làm gì khi bạn cảm thấy mình không có sở thích nào nổi bật?
Cách ghi sở thích trong CV xin việc chuyên nghiệp
I. Phần sở thích có bắt buộc phải có trong CV xin việc? Ghi sở thích có tác dụng gì?
Trong tất cả các mẫu CV online hiện này đều sẽ có phần sở thích, thường là ở cuối CV. Tuy vậy, bạn hãy nhớ rằng CV xin việc có thể bao gồm hoặc lược bỏ phần sở thích, tùy vào nhu cầu thực tế của bạn vì về bản chất, nhà tuyển dụng quan tâm nhiều hơn đến kinh nghiệm, thành tích của bạn. Nói chung, các sở thích và mối quan tâm chỉ nên được đưa vào CV nếu chúng có thể giúp bạn tỏa sáng hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Nên viết phần sở thích trong CV xin việc khi:
- Bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc nên phần kinh nghiệm trong CV rất trống trải, lúc này sở thích có thể “cứu cánh”, chứng minh được rằng bạn có tính cách phù hợp với vai trò ứng tuyển.
- Công ty có văn hóa doanh nghiệp đặc thù, chẳng hạn như họ thường xuyên tổ chức picnic, hoạt động tập thể. Lúc này, bạn viết sở thích team building, tình nguyện… thì sẽ được điểm cộng.
- Sở thích có thể chứng minh kiến thức, sự am hiểu của bạn về một lĩnh vực nhất định, ví dụ bạn xin làm nhân viên content và thích thiết kế đồ họa, photoshop chẳng hạn.
Nhìn chung, sở thích không phải phần bắt buộc phải có trong CV xin việc và chỉ hữu ích trong một số tình huống. Sở thích có thể mang lại đến những lợi ích bạn không thể ngờ như:
- Giúp CV xin việc của bạn nổi bật hơn giữa hàng trăm nghìn những CV của ứng viên khác.
- Hỗ trợ bổ sung thêm cho phần kỹ năng liên quan đến vị trí tuyển dụng của bạn.
- Tạo cho CV của ứng viên thêm phần cá tính và màu sắc riêng cho chính bản thân họ.
- Là nơi cho bạn thể hiện nhưng kế hoạch và mong muốn cá nhân của mình.
- Là một phần gợi ý để trong buồi phỏng vấn có câu chuyện để giảm bớt căng thẳng….
Đọc thêm: Cách ghi trình độ học vấn khi làm CV xin việc
II. Những sở thích nào có thể đưa vào CV xin việc?
Mỗi người đều có một vài sở thích riêng và đôi khi, những sở thích đó có thể giúp bạn trở nên khác biệt nhưng có lúc chúng lại biến bạn thành người khá “kỳ lạ” trong mắt nhà tuyển dụng. Để viết phần sở thích trong CV xin việc, bạn chỉ nên đề cập đến những sở thích có vẻ liên quan tới công việc hoặc cho thấy bạn là người có kỹ năng, có định hướng tốt hoặc tính cách tích cực, hoạt bát, năng động,… JOBOKO sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn về những sở thích có thể đưa vào CV xin việc, ví dụ như:
1. Sở thích thể hiện trình độ, khả năng tư duy
- Đọc sách, viết lách:Nếu bạn đang tìm kiếm công việc có liên quan đến những ngành như content, marketing, truyền thông thì sở thích này có lẽ sẽ tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Có thể bạn có sở thích viết truyện, viết blog hay viết quảng cáo… Còn gì tuyệt hơn khi bạn thích đọc và viết, đồng thời có khả năng viết hay, viết tốt? Những người thích đọc, viết cũng có thể có khả năng ngôn ngữ tốt, suy nghĩ và diễn đạt logic.
- Thiết kế: Thiết kế trang phục, phụ kiện hay những món đồ nhỏ xinh, đồ lưu niệm bằng tăm, bằng gỗ,… cũng có thể là những sở thích thú vị để bạn ghi vào CV xin việc, thể hiện được sức sáng tạo, sự tỉ mỉ và cẩn thận của bạn.
- Lập trình: Với những ai xin việc làm lập trình viên, viết lập trình vào phần sở thích trong CV cũng không thực sự đặc biệt, cùng lắm chỉ một lần nữa khẳng định niềm đam mê của bạn với công việc này. Tuy nhiên, những người làm quản trị web, sửa chữa máy tính…cũng có thể đề cập đến sở thích này, cho thấy bạn vẫn đang tiếp tục học và có nhiều tiềm năng.
- Chơi rubik, chơi game suy luận, chiến thuật: Không phải mọi hoạt động giải trí, chơi trò chơi trực tuyến… đều là tiêu cực. Ngược lại, với những nghề nghiệp cần khả năng tập trung cao độ như công nghệ, tester, lập trình game, y tế, giáo dục thì đôi khi việc bạn thích chơi rubik, game chiến thuật… lại cho thấy cách bạn vừa giải trí vừa rèn luyện kỹ năng phân tích, tư duy hiệu quả.
2. Sở thích thể hiện kỹ năng (hợp tác, làm việc nhóm, khéo léo)
- Teambuilding, tham gia các câu lạc bộ: Ứng viên, đặc biệt là các bạn trẻ, mới ra trường có sở thích tham gia teambuilding hay tự lập/tham gia các câu lạc bộ ở trường hoặc của những hội nhóm uy tín, tình nguyện viên tại tổ chức phi chính phủ… là người năng động, nhiệt huyết, không ngại vất vả, biết suy nghĩ cho người khác có có kỹ năng làm việc nhóm tốt, chủ động và tích cực.
- Ca hát, văn nghệ: Bất kỳ doanh nghiệp, văn phòng nào, dù làm công việc gì cũng đều thích nhân viên là người có năng khiếu văn nghệ như đàn, hát, nhảy,… vì có thể giúp môi trường làm việc vui vẻ, hòa đồng, mỗi khi có sự kiện gì sẽ rất nhộn nhịp, thú vị. Nếu bạn có các sở thích và tài năng này, tại sao lại ngại viết vào CV xin việc?
- Làm đồ thủ công, may vá, nấu ăn: Các sở thích này, về cơ bản sẽ phù hợp với ai ứng tuyển vào vai trò cần nhiều sự tỉ mỉ, khéo léo như thiết kế thời trang, thợ may, stylist, đầu bếp, giúp việc…
3. Sở thích thể hiện tính cách
- Tình nguyện, thiện nguyện:Những chương trình tình nguyện thiện nguyện, giúp đỡ người khác hay hiến máu cứu người rất phổ biến và không khó để tham gia. Sở thích tình nguyện cũng phần nào bộc lộ được tính cách của bạn, sự nhiệt tình, thích quan tâm và giúp đỡ người khác, phù hợp với ai xin việc nhân viên PR, truyền thông, y tế và chăm sóc sức khỏe, báo chí, luật,…
- Du lịch, khám phá: Những tâm hồn “xê dịch”, tò mò, khám phá những điều mới mẻ, sẵn sàng di chuyển đến những vùng đất mới, không ngại học và tiếp thu kiến thức mới, kỹ năng mới cũng có thể được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
- Chơi thể thao: Yêu thích vận động như chơi bóng hay tập gym, nhẹ nhàng hơn là tập yoga, thiền,… là những sở thích tích cực, cho thấy ứng viên có lối sống lành mạnh, quan tâm đến sức khỏe thể chất và tinh thần của mình. Những người có sở thích và thói quen này là người có năng lực tự chủ tốt, cũng dễ cân bằng cuộc sống – công việc để cống hiến nhiều hơn.
4. Viết sở thích trong CV xin việc phù hợp với ngành nghề
Viết phần sở thích trong CV xin việc theo các nghề nghiệp cụ thể cũng là một cách hay. Dĩ nhiên, các sở thích này đều phản ánh đúng về bản thân, con người bạn chứ không phải chỉ để thu hút nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, mỗi vai trò, lĩnh vực sẽ cần nhân sự có đặc điểm riêng nên nếu biết cách trình bày khéo léo, bạn vẫn có thể ghi thêm điểm với nhà tuyển dụng, thuyết phục họ rằng bạn “sinh ra là để làm nghề này”.
4.1. Sở thích cho nhân viên kinh doanh, bán hàng, tư vấn, CSKH
Đây đều là nghề nghiệp hợp với người giỏi giao tiếp, năng động, chịu được áp lực. Những sở thích thích hợp ghi vào CV là:
- Giao tiếp, thuyết trình.
- Kinh doanh online.
- Hoạt động Đoàn, Hội, CLB.
- Tình nguyện, thiện nguyện.
- Lái xe, đi phượt.
4.2. Sở thích trong CV nhân viên hành chính nhân sự
Nhân viên hành chính nhân sự là người hỗ trợ, kết nối mọi người trong văn phòng với nhau, do đó, sở thích cá nhân cần cho thấy tính cách kiên trì, bình tĩnh, khéo léo của ứng viên:
- Tương tác, kết nối.
- Hoạt náo, tổ chức sự kiện.
- Đọc sách.
4.3. Sở thích cho BTV, báo chí, truyền thông, marketing
Những người làm các công việc này thường coi trọng nhất là tính sáng tạo, năng động – dù là sáng tạo nội dung, cách trình bày hay cách tiếp cận vấn đề. Những sở thích bạn có thể đề cập là:
- Viết lách, biên tập nội dung.
- Chỉnh sửa ảnh, edit video.
- Học ngoại ngữ mới.
- Lướt mạng, xem phim, “đu idol”, xem chương trình thể thao…
4.4. Sở thích cho ứng viên khối kỹ thuật
Những người làm kỹ thuật thường bị cho là có phần khô khan nhưng không có nghĩa là họ không có sở thích hoặc sở thích đó không phù hợp để ghi vào CV. Gợi ý cho bạn là:
- Lập trình, thiết kế game/thiết kế web.
- Làm mô hình.
- Sửa chữa máy móc, vật dụng.
- Chơi game.
4.5. Sở thích trong CV thiết kế (đồ họa, kiến trúc, nội thất, thời trang)
Làm công việc thiết kế, bạn sáng tạo mỗi ngày – tạo nên những thứ mới mẻ nhưng không quên kế thừa, phát huy những nghệ thuật, phong cách ấn tượng trước đây. Các sở thích cho thấy bạn có niềm yêu thích với lĩnh vực này cũng như đang không ngừng tìm tòi để có nền tảng cho sự sáng tạo của mình là:
- Vẽ tranh, chụp ảnh.
- Du lịch, khám phá các tác phẩm/công trình nổi tiếng.
- Đọc tạp chí nghệ thuật, đi bảo tàng…
Đọc thêm: Cách ghi người tham chiếu khi viết CV xin việc
III. Tránh đề cập tới những sở thích nào khi viết CV?
bởi nó không tạo được ấn tượng tích cực của nhà tuyển dụng về bạn mà có khi làm ảnh hưởng tới suy nghĩ của nhà tuyển dụng về ứng viên.
- Vấn đề tôn giáo, chính trị
Bạn không nên đưa sở thích của mình là đi chùa, hay đi nhà thờ, hay thích những đạo giáo lý… Tất cả những vấn đề này, có thể bạn có sở thích nhưng mang tính nhạy cảm, cũng không liên quan đến việc làm của bạn.
- Sở thích kì lạ
Nếu bạn đang nghiêm túc và mong muốn có một vị trí công việc tốt và phù hợp thì chắc chắn những sở thích có thể là bạn thích thật nhưng cũng không nên đưa vào trong CV. Thích nuôi bọ cạp, thích nuôi rắn, nuôi cá sấu, những con vật hoang dã…. Nếu bạn xin việc vào làm trong sở thú thì có lẽ những sở thích này có thể cân nhắc.
- Sở thích không lành mạnh
Có thể bạn đam mê và thích thú với tốc độ, đua xe, đánh bài nhưng chắc chắn trong CV xin việc bạn liệt kê vào nhà tuyển dụng sẽ loại ngay với những sở thích vi phạm pháp luật.
- Không có sở thích
Có thể bạn không thấy bản thân mình có sở thích nào nổi bật để lựa chọn ghi vào CV xin việc, nhưng hãy cân nhắc kỹ tránh để trống, bởi để trống bất cứ mục nào sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá chưa đầy đủ về CV xin việc của bạn. Và đặc biệt cũng có thể họ nghĩ bạn chưa thực sự nghiêm túc khi tìm kiếm công việc. Ghi sở thích trong CV xin việc là một lựa chọn phổ biến nhưng để phát huy được hiệu quả của phần này, bạn hãy nhớ phải cân nhắc kỹ và luôn trung thực, không thêm các sở thích và đam mê vào CV chỉ vì bạn nghĩ rằng chúng có vẻ tốt. Đừng quá nặng nề hay lo lắng về nội dung này trong CV, tất cả những gì bạn nên làm là làm sao để điều chỉnh thông tin phù hợp nhất với vai trò bạn ứng tuyển.
IV. Làm gì khi bạn cảm thấy mình không có sở thích nào nổi bật?
Với đa số mọi người, sở thích cá nhân không phải điều gì khó để liệt kê nhưng cũng có một số bạn không thực sự thích gì cả và thường xuyên bối rối khi bị hỏi bạn thích gì, viết CV cũng chỉ ghi chung chung. Mỗi người có những niềm đam mê riêng và việc bạn không cảm thấy hoàn toàn bị cuốn hút bởi điều gì khác biệt thì đó cũng không phải vấn đề lớn. Mặc dù vậy, bạn hãy thử nghĩ dành thời gian và tìm ra sở thích cho riêng mình nhé. Những sở thích lành mạnh, thú vị sẽ vừa giúp bạn vui vẻ, có động lực trong cuộc sống lại vừa trở thành cơ hội cho bạn trong công việc. Đôi khi, bạn thích điều gì đó và rất giỏi, rất hiểu biết trong công việc đó, kỹ năng đó thì quá trình xin việc và thực hiện các nhiệm vụ tại nơi làm việc sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Ví dụ, bạn xin việc Digital Marketing, chưa từng có kinh nghiệm làm việc nhưng chụp ảnh đẹp, edit video cũng rất “mượt” thì cơ hội trúng tuyển của bạn cao hơn nhiều so với ứng viên khác đấy.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!