Hệ thống các công thức vật lý 9 đầy đủ và chính xác

Tổng hợp công thức vật lý 9 đầy đủ bao gồm 4 chương: Điện học; Điện từ; Quang học; Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng nhằm hỗ trợ cho các bạn học sinh có được kiến thức tổng quát nhất. Bài viết dưới đây là những công thức vật lý 9 cùng bài tập củng cố lại lý thuyết và các công thức tương ứng mà các bạn có thể tham khảo.

1. Tổng hợp công thức vật lý 9 Chương 1 – Điện học

1.1 Định luật Ôm

Công thức tính cường độ dòng điện theo định Ôm là: I = U / R

Trong đó:

  • I: Cường độ dòng điện (A);
  • U: Hiệu điện thế (V);
  • R: Điện trở (Ω).

Đơn vị sử dụng: 1A = 1000mA; 1mA = 10-3 A.

công thức vật lý 9

Điện học – Công thức vật lý 9.

1.2 Điện trở dây dẫn

Công thức tính điện trở của dây dẫn là: R = U / I = p.l/S

Trong đó:

  • I: Cường độ dòng điện (A);
  • U: Hiệu điện thế (V);
  • R: Điện trở (Ω);
  • Ρ: Điện trở suất (Ωm);
  • L: Chiều dài dây dẫn (m);
  • S: Tiết diện dây dẫn (m2 ).

Đơn vị sử dụng: Ω; đổi đơn vị như sau: 1MΩ = 103 kΩ = 106 Ω.

a. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp

Điện trở tương đương trong đoạn mạch nối tiếp bằng tổng của các điện trở có công thức là:

Rtd = R1 + R2 +…+ Rn

công thức vật lý 9

Đoạn mạch nối tiếp gồm n điện trở – Công thức vật lý 9.

=>> Ngoài kiến thức bổ ích ở trên, bạn có thể xem thêm kiến thức trọng tâm ở đây nhé : =>> Vật lý 9

b. Trong đoạn mạch mắc song song

Trong đoạn mạch song song thì nghịch đảo điện trở tương đương sẽ bằng tổng các nghịch đảo điện trở tại các đoạn mạch rẽ, ta có công thức như sau:

1/Rtd = 1/R1 + 1/R2 +…+ 1/Rn

1.3 Công thức tính cường độ dòng điện và hiệu điện thế

a. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp

  • Cường độ dòng điện trong mạch nối tiếp tại mọi điểm là như nhau:

I = I1 = I2 =…= In

  • Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch song song bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu của các điện trở:

U = U1 + U2 +…+ Un

  • Tỷ lệ giữa hiệu điện thế và điện trở tương ứng là bằng nhau với U1, U2 hiệu điện thế tương ứng giữa hai đầu điện trở R1, R2

b. Trong đoạn mạch mắc song song

công thức vật lý 9

Đoạn mạch mắc song song.

  • Cường độ dòng điện trong mạch mắc song song bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch nhánh, công thức tổng quát là:

I = I1 + I2 +…+ In

  • Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ, có công thức tổng quát như sau:

U = U1 = U2 =…= Un

  • Tỷ lệ nghịch giữa điện trở và cường độ dòng điện với I1, I2 là cường độ dòng điện tương ứng qua điện trở R1, R2

1.4 Công thức tính điện trở thuần của dây dẫn

Điện trở của dây dẫn được tính với công thức:

R = ρ.l/s

Trong đó:

  • l: Chiều dài dây (m);
  • S: Tiết diện của dây (m²);
  • ρ: Điện trở suất (Ωm);
  • R: Điện trở (Ω).

1.5 Công suất điện

Công thức tính công suất điện là:

P = U.I = I².R = U²/R = A/t

Trong đó:

  • P: Công suất (W);
  • U: Hiệu điện thế (V);
  • I: Cường độ dòng điện (A);
  • R: Điện trở (Ω);
  • A: Công của lực điện (J);
  • T: Thời gian (s).

1.6 Công của dòng điện

Công thức tính công của dòng điện là:

A = P.t = U.I.t

Trong đó:

  • A: Công của lực điện (J);
  • P: Công suất điện (W);
  • t: Thời gian (s);
  • U: Hiệu điện thế (V);
  • I: Cường độ dòng điện (A).

1.7 Hiệu suất sử dụng điện

Công thức tính hiệu suất sử dụng điện là:

H = A1 / A × 100%

Trong đó:

  • A1: Năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng;
  • A: Điện năng tiêu thụ.

1.8 Hiệu suất trong trường hợp điện năng biến đổi thành nhiệt năng như ấm đun nước nóng

Khi điện năng chuyển đổi thành nhiệt năng thì hiệu suất được tính bằng công thức:

Trong đó:

  • M: Khối lượng chất được làm nóng;
  • C: Nhiệt dung riêng của chất;
  • t = t2 – t1: Nhiệt độ tăng (0C) hoặc (0K);
  • H: Hiệu suất;
  • Qich: Nhiệt lượng vật thu vào (J);
  • Qtp: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn (J);
  • U: Hiệu điện thế đoạn mạch (V);
  • I: Cường độ dòng điện đoạn mạch (A).

1.9 Định luật Jun – Lenxơ

Công thức tính nhiệt lượng theo định luật Jun là :

Q = I².R.t = U.I.t = I².R.t hoặc Q(cal) = 0,24I².R.t

Trong đó:

  • Q: Nhiệt lượng tỏa ra (J);
  • I: Cường độ dòng điện (A);
  • R: Điện trở ( Ω );
  • T: Thời gian (s).

1.10 Công thức tính nhiệt lượng

Nhiệt lượng tỏa ra được tính theo công thức:

Q = m.C.Δt

Trong đó:

  • M: Khối lượng (kg);
  • C: Nhiệt dung riêng (J/kg.K);
  • Δt: Độ chênh lệch nhiệt độ.

word image 15116 4

Tổng hợp công thức vật lý 9.

=>> Xem thêm bài viết: Vật lý 9 bài 14 – Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng

2. Công thức vật lý 9 Chương 2 – Điện từ

2.1 Công thức tính công suất hao phí khi truyền tải điện năng đi xa

Công thức để xác định công suất hao phí tải điện năng đi xa là:

Trong đó:

  • : Công suất hao phí;
  • R: Điện trở (Ω);
  • I: Cường độ dòng điện (A);
  • U: Hiệu điện thế (V);
  • : Công suất điện (W).

2.2 Công thức tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn

Khi điện truyền trên dây dẫn sẽ gây ra hao phí có công suất tỏa nhiệt được tính bằng công thức sau:

Php = P².R / U² = R.I²

Trong đó:

  • P: Công suất (W);
  • U: Hiệu điện thế (V);
  • R: Điện trở (Ω);
  • I: Cường độ dòng điện (A).

2.3 Công thức máy biến thế

Tỷ lệ giữa số vòng dây cuốn và hiệu đến thế tương ứng là:

Trong đó:

  • U1: Hiệu điện thế của cuộn sơ cấp (V);
  • U2: Hiệu điện thế của cuộn thứ cấp (V);
  • n1: Số vòng dây quấn cuộn sơ cấp (vòng);
  • n2: Số vòng dây quấn cuộn sơ cấp (vòng).

3. Những công thức vật lý 9 cần nhớ trong Chương 3 – Quang học

3.1 Thấu kính hội tụ

Các công thức của thấu kính hội tụ như sau:

  • Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh:

h/h’= d/d’

  • Quan hệ giữa d, d’ và f:

1/f= 1/d+ 1/d’

Trong đó:

  • D: Đoạn từ vật đến thấu kính
  • d’: Đoạn từ ảnh đến thấu kính
  • f: Tiêu cự của thấu kính
  • h: Chiều cao của vật
  • h’: Chiều cao của ảnh

3.2 Thấu kính phân kì

Công thức của thấu kính phân kỳ như sau:

  • Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh:

h/h’= d/d’

  • Quan hệ giữa d, d’ và f:

1/f= 1/d – 1/d’

Trong đó:

  • d:Đoạn từ vật đến thấu kính;
  • d’: Đoạn từ ảnh đến thấu kính;
  • f: Tiêu cự của thấu kính;
  • h: Chiều cao của vật;
  • h’: Chiều cao của ảnh.

3.3 Sự tạo ảnh trên phim

Tỷ lệ chiều cao giữa ảnh và vật qua sự tạo ảnh trên phim là:

h/h’= d/d’

Trong đó:

  • d: Đoạn từ vật đến vật kính;
  • d’: Đoạn từ phim đến vật kính;
  • H: Chiều cao của vật;
  • h’: Chiều cao của ảnh trên phim.

4. Các công thức Vật lý 9 Chương 4: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

Định luật Bảo toàn năng lượng được diễn giải như sau: Năng lượng sẽ không được tạo ra hay bị phá hủy đi. Mà chúng chỉ chuyển hóa từ dạng hình thái này sang dạng hình thái khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

Để giải các bài tập liên quan, học sinh cần nắm được nguyên lý của định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng cùng các công thức về động năng, thế năng, nhiệt năng tại chương trình vật lý của lớp dưới nhé!

5. Kết luận

Trên đây là bài viết tổng hợp lại toàn bộ công thức vật lý 9 chi tiết, dễ hiểu theo từng chương. Hy vọng bạn đọc sẽ có được những thông tin hữu ích nhất khi đọc bài và ứng dụng được các công thức vào bài tập hiệu quả nhất. Chúc các bạn học sinh sẽ có những giây phút ôn tập tuyệt vời!

=>> Các bạn hãy theo dõi Kiến Guru để cập nhật bài giảng và kiến thức các môn học khác nhé!