Mật thư là gì? Có các loại mật thư nào và làm sao để giải mật thư? – Đội Công Tác Xã Hội HUTECH

Mật thư: là từ Việt, dịch rất sát từ Cryptogram có gốc tiếng Hy Lạp: Kryptos là giấu kín và bí mật; và gramma: bản văn, lá thư. Mật thư có nghĩa là bản thông tin được viết bằng các ký hiệu bí mật bằng các ký hiệu thông thường nhưng theo cách sắp xếp bí mật mà người gửi và người nhận đã thỏa thuận trước với nhau nhằm giữ kín nội dung trao đổi. Mật mã: (ciphen,code) Là các ký hiệu và cách sắp xếp để thể hiện nội dung bản tin. Mật mã gồm 2 yếu tố: hệ thống và chìa khóa. Giải mã: (Decinphermant) Là quá trình khám phá những bí mật của ký hiệu và cách sắp xếp để đọc được nội dung bản tin . Hệ thống: Là những qui định bất biến, những bước tiến hành nhất định trong việc dùng các ký hiệu và cách sắp xếp chúng. Hệ thống được qui về 3 dạng cơ bản sau: – Hệ thống thay thế. – Hệ thống dời chỗ. – Hệ thống ẩn dấu. Chìa khóa: Chìa khóa được đặt ra nhằm mục đích là để nâng cao tính bí mật của bản tin. Chìa khóa là phần gợi ý của người viết mật thư nhằm giúp người giải mật thư đoán biết hệ thống và có cơ sở tìm ra qui luật nhất định đẩ giải mã. Nếu là mật thư đơn giản thì không cần thiết phải có chìa khóa.

Mật thư thường có 2 phần:

Bản mật mã

Là những ký tự hoặc hình vẽ, thoạt đầu có vẽ rất khó hiểu. Sau khi nghiên cứu kỹ chìa khóa, ta sẽ tìm ra hướng giải bằng cách đối chiếu những dữ kiện mà chìa khoá đã gợi ý.

Chìa khóa

Là một hình thức gợi ý cho người dịch tìm ra hướng giải mật thư. Chìa khóa có thể là một câu thơ hoặc một ký hiệu nào đó bằng hình vẽ. Ký hiệu của chìa khóa là: O=n hay OTT Sau khi giải mã xong, ta sẽ được một bản văn hoàn chỉnh, ta gọi đó là “Bạch văn”: Là một văn bản hoàn chỉnh, tức là sau khi dịch xong, ta viết ra thành một bức thư bình thường mà ai cũng có thể đọc được. Một số từ chuyên môn: – Văn bản gốc (bạch văn): nội dung cần truyền đạt (bản tin). – Khoá: dung để hướng dẫn cách giải. Ký hiệu: OTT – Mã khoá: chuyển bạch văn sang dạng mật thư. – Dịch mã: chuyển thư sang dạng bạch văn (quá trình dịch mã). Tuỳ theo quan điểm sắp xếp và cách sử dụng chúng ta có nhiều cách sắp xếp theo các hệ thống mật thư khác nhau.

CÁCH GIẢI MÃ MẬT THƯ

a. Phải hết sức bình tĩnhb. Tự tin nhưng không được chủ quanc. Nghiên cứu khóa giải thật kỹd. Đặt các giả thiết và lần lượt giải quyếte. Đối với việc giải mật thư trong trò chơi lớn, ta nên sao y bản chính và chia thành nhiều nhóm nhỏ để dịch. Như thế, ta sẽ tận dụng được hết những chất xám trí tuệ ở trong đội. Tránh tình trạng xúm lại, chụm đầu vào tranh dành xem một tờ giấy để rồi kết quả không đi tới đâu, mà dễ làm rách tờ giấy mật thư của chúng ta nữa.f. Cuối cùng, nếu dịch xong, ta viết lại bản bạch văn cho thật rõ ràng, sạch sẽ và đầy đủ ý nghĩa

A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W Y Z

Kiểu TELEX

  • oo = ô
  • ee = e
  • aa = â
  • aw, uw, ow = ă, ư, ơ
  • Dấu sắc: S
  • Dấu huyền: F
  • Dấu nặng: J
  • Dấu ngã: X
  • Dấu hỏi: R

Kiểu VNI

  • O6 = Ô
  • E6 = Ê
  • U7, O7 = Ư, Ơ
  • D9 = Đ
  • A8 = Ă
  • Dấu sắc: 1
  • Dấu huyền: 2
  • Dấu nặng: 5
  • Dấu ngã: 4
  • Dấu hỏi: 3

Một số khóa thông dụng

A: Người đứng đầu(Vua, anh cả,..), át xì, ây B: Bò, Bi, 13,… C: Cê, cờ, trăng khuyết D: Dê, đêE: e thẹn, 3 ngược, tích F: ép, huyền G: Gờ, ghê, gà H: Hắc, đen, thang, hờ, hát I: cây gậy, ia, ai, số một J: Dù, gi, móc, boy, nặng K: Già, ca, kha, ngã ba số 2 L: En, eo, cái cuốc, lờM: Em, mờ, N: Anh, nờ, O: Trăng tròn, bánh xe, cái miệng, trứng P: Phở, phê, chín ngựơc Q: Cu, rùa, quy, ba ba, bà đầm. R: Hỏi, S: Ech, Việt Nam, hai ngược T: Tê, Ngã ba số 1, te U: Mẹ, you, V: Vê, vờ, Hai, W:Oai, kép, anh em song sinh, X: Kéo, ích, Ngã tư Y: Ngã ba số 3 Z: Kẽ ngoại tộc, anh nằm, co

Mật thư viết bằng hóa chất

Có thể viết bằng chữ quốc ngữ thường hay được mã hóa hoặc viết chồng lên một bức thư thông thường.- Mật thư đọc bằng cách hơ lửaKhóa: vẽ ngọn lửa hoặc một câu có liên quan đến lửa.Hóa chất dùng để viết: nước chanh, dấm, phèn chua, nước đường, sữa, mật ong, đèn sáp, cô ca cô la, nước củ hành… Loại mật thư này viết xong để khô, khi muốn đọc thì hơ trên lửa.- Mật thư đọc bằng cách nhúng nướcKhóa: hình sóng nước, kí hiệu nước, H2O, một câu có liên quan đến nước…hóa chất dùng để viết: xà bông, huyết thanh, mủ xương rồng, nước chanh, amoniắc… khi đọc thả tờ giấy nổi trên mặt nước, chữ sẽ hiện ra

Mật thư Quốc ngữ điện tín

– Cách đặt dấu mũ: Thay thế trực tiếp.- Cách đặt dấu thanh: Đặt sau mỗi từ

VD: Đội công tác xã hội trường Hutech

Sẽ được viết là: DDOOIJ COONG TACS XAX HOOIJ TRUOWNGF HUTECH

Mật thư Đọc ngược

Có hai cách đọc:

VD: Công tác xã hội là nhà

  • Đọc ngược cả câu văn

Sẽ được viết là : FAHN FAL JIOOH XAX SCAT GNOOC

  • Đọc ngược từng chữ

Sẽ được viết là: GNOOC SCAT XAX JIOOH FAH FAHN

Mật thư Đọc lái

Chúng ta có thể nói cách khác đó là nói lái là một cách nói kiểu chơi chữ trong nhiều ngôn ngữ. Đối với từng vùng miền khác nhau thì do cách nói của tiếng địa phương nên tiếng nói lái sẽ có thay đổi một chút.

Có nhiều cách nói lái:

Cách 1: Đổi âm sau, giữ chữ đầu và thanh. Ví dụ: mèo cái → mài kéo, đơn giản → đang giỡn (đối với miền Nam), trời cho → trò chơi, đại học → độc hại (đối với miền Nam), vô hàng → giang hồ (đối với miền Nam), mau co → mo cau

Cách 2: Đổi toàn bộ, trước ra sau, nhưng giữ thanh. Ví dụ: đầu tiên → tiền đâu, từ đâu → đầu tư,…

Cách 3: Đổi dấu thanh điệu (kiểu lái Bắc). Ví dụ: Thụy Điển → thủy điện, bí mật → bị mất, mộng năng → nặng mông, “Mộng dưới hoa” (ca khúc) thành… họa dưới mông[2]

Cách 4: Đổi phụ âm đầu. Ví dụ: cao đẳng → đau cẳng (đối với miền Nam), giải pháp → phải giáp.

Cách 5: Đổi âm sau và thanh sau, giữ phụ âm đầu. Ví dụ: bí mật → bật mí, một cái → mái cột, mèo cái → mái kèo, trâu đực → trực đâu, trâu cái → trái cau (đối với miền Nam), mắc cười → mười cắc, tánh mạng → táng mạnh.

Lưu ý:

Không phải từ nào cũng có thể nói lái được. Những từ láy toàn bộ, hai từ lặp lại hoàn toàn, từ có chung dấu thanh và âm đầu, dấu thanh và vần, âm đầu và vần đều không nói lái được.Ví dụ: luôn luôn, mãi mãi, đi đâu (có chung phụ âm đầu và dấu thanh).

Ở cách này, yêu cầu người dịch phải biết cách đánh vần giống như các em học sinh tiểu học. Nếu đọc lớn lên trong lúc dịch thì sẽ dễ hình dung hơn.

VD: OTT: Mai em vào lớp 1 rồi

NW: Ô I ÔI ĐỜ ÔI ĐÔI NẶNG Ô NGỜ ÔNG CỜ ÔNG A CỜ ÁC TỜ ÁC XỜ A XA NGÃ Ô I ÔI HỜ ÔI HÔI NẶNG

Bạch văn: Đội công tác xã hội

Mật thư Bỏ chữ

Lấy một chữ của mỗi câu văn

VD: OTT:

Con về tới đâu ,

Đường cây mở lối,

Hoa nở bên đường,

Hồng khoe sắc thắm

OTT:

Con đi về đâu,

Khi đã quên đường,

Hoa tàn xơ xác,

Còn đâu bóng hồng.

  • Con đường hoa hồng
    • Bỏ chữ trong bảng mã

VD:

OTT: Hôm nay trời xanh biển lặng

NW: LSYSHIOENEGMSS/ AR

  • Trời xanh biển lặng nên không có sóng vậy nên ta bỏ SONGS trong phần mã hóa sẽ như sau LSYSHIOENEGMSS => còn LYSHIEEMS (Lý Hiếm)

nhảy cóc

VD OTT: Ngoi lên, lặn xuống cá vàng múa tung tăng

NW: SFEIVNEINSTDYEONNOE/AR

=> chúng ta sẽ lấy một chữ bỏ một chữ SFEIVNEINSTDYEONNOE => còn SEVENTYONE (seventy one)

Mật thư Mưa rơi

VD:

OTT: Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

NW

  • Cách giải
16ae0673 mua
  • Một bạn ăn hết mười cái bánh mì

Mật thư Xoắn ốc

VD:

OTT : Xoáy nước giữa dòng sông

NW

  • Cách giải
afbe5167 oc
  • Một bạn ăn hết mười cái bánh mì đó nha

Mật thư dạng Sóng

OTT: Lên rừng xuống biển

NW:

  • cách giải
  • SOLIDARITY( đoàn kết)

Mật thư Chuồng bò

Đây là một dạng mật thư rất quen thuộc (còn gọi là mật thư góc vuông – góc nhọn). Với chữ nằm ở phía bên nào thì ta chấm 1 chấm ở phía bên đó.

398e1afe bo

VD:

OTT: Chim sáo đậu trên lưng bò

NW:

4ee327e7 mt
  • Tìm kim trong bột

Mật thư Chuồng bồ câu

7f746288 bo cau 1

Hay

42d54dbe bo cau

Mật thư xé ráp

Cách sử dụng: Viết lên trên giấy rồi cắt rời ra cho người chơi ráp lại, có thể viết theo ngôn ngữ điện tín

Mật thư CAM RANH

Điểm nhận dạng mật thư này:1. Được chia theo từng cụm chữ riêng biệt và có số ký tự chữ bằng nhau.2. Nếu hơn nhau thì chỉ hơn nhau 1 ký tự, hoặc hơn tùy vào biến thể3. Khóa thường là một từ ngắn gọn và số ký tự của khóa bằng với số cụm chữ của nội dung.4. Thường khóa là một danh từ riêng (HO CHI MINH, HOA BINH, TUYEN NGON,…)VD: OTT: HUTECH

NW: WNDJ – OAJG – TGOO – NHD! – UBTN – RRAO / ARCách giải: B1: Theo thứ tự Alphabe bạn đánh số các ký tự nằm trong dãy khóa CAM RANH, đối với các ký tự trùng nhau thì đánh thứ tự từ trái sang phải,

B2 : Bạn thay cụm từ số 1 vào vị trí số 1 vừa được đánh.

Vậy là bạn đã giải ra mật thư với nội dung : Trưởng ban hoạt động

3 6 5 2 1 4

H U T E C H

T R U O W N

G R B A N H

O A T J D D

O O N G J ! => TRUOWNGR BAN HOATJ DDOONGJ

Mật thư tọa độ

Mật thư tọa độ là mật thư rất phong phú và đòi hỏi phải có sự chính xác cao. Xuất phát từ kiến thức của binh chủng pháo binh. Tọa độ là hình thức xác định một điểm nào đó mà đường trục ngang và trục đứng đã được biết trước. Theo đó ta tạm sắp xếp 25 chữ cái La Tinh (không tính chữ Z) vào trong 25 ô chia đều các cạnh (mỗi cạnh 5 ô) trong một hình vuông lớn như trục vẽ dưới. Khi giải mã, ta chỉ cần đối chiếu trục ngang và trục đứng là ta đã được nội dung cần tìm

59ba1943 t

VD OTT: Tung hoành ngang dọc

NW: 45,43,51,35,53,34,22,43- 12,11,34- 45,43,51,55,15,15,34,21- 45,23,35,35,34,22-AR

=> Trưởng ban truyền thông

Hoặc chúng ta có tọa độ chữ

VD OTT: Lớp đứng đầu là lớp 1a

NW: 1a,4c,3b- 5a,3c- 3c,5c,5c,5d,5b- 4c,3b,1a,1b/AR

  • ANH EM MOOTJ NHAF (Anh em một nhà)

Mật thư chín nút

Mật thư 9 nút cũng gần giống như tọa độ

VD OTT: 9 điểm thì có,10 điểm thì không

NW: 7,+6,+7,+5,8,5,-3,+6/ 1,-1,5/

3,+5,-1,7,-4/ -2,-2,+5,+5,5,-3,-4/AR

  • TRUOWNGR BAN HOATJ DDOONGJ (Trưởng ban hoạt động)

Mật thư Từ ghép

Từ ghép trong tiếng việt là một khối vững chắc về kết cấu, về ngữ âm và về nghĩa, thông thường gồm 2 từ tố gắn chặt vào nhau không thể bị chia cắt, tách rời hoặc không thể chen vào giữa những từ tố bằng những từ khác. Như vậy, từ tố này có thể gợi nghĩ đến từ tố kia. Chẳng hạn: nguy…sẽ gợi cho ta từ nguy hiểm,… VD:OTT: Bí… = Mật…Mật = Bí.

NW: Vỗ…, cắm…, …trường, …tối, …nướng, …cháo, …ngắn.Bản tin được dịch là: VỀ TRẠI LẬP TỨC NẤU CƠM NGAY.

Mật thư Tục ngữ – thành ngữ

Tục ngữ, thành ngữ, ca dao hoặc những câu thơ nổi tiếng cũng là những khối vững chắc, cố định. Ta dễ dàng đoán ra một tiếng nào đó bị mất đi trong một câu tục ngữ, thành ngữ. với loại mật thư này, đòi hỏi người soạn mật thư phải có trình độ khá phong phú về kiến thức văn học. VD: Mật thư: OTT: Điền vào chỗ trống. NW: Có công mài sắt có,…nên kim Tôi…đi cấy còn trong nhiều bề Nghĩa mẹ như…trong nguồn chảy ra Lời rằng…mệnh cũng là lời chung Trông mưa trông nắng trông…trông đêm Mất lòng trước được lòng… Có sức người sỏi đá cũng thành… Bao nhiêu tấc đất tấc…bấy nhiêu.Bạch văn là: NGÀY NAY NƯỚC BẠC NGÀY SAU CƠM VÀNG

Mật thư số thay chữ

Ta chỉ cần viết ra 26 chữ cái, rồi sau đó, viết ngay dưới vị trí A là số 1, B là số 2… và Z là số 26. Sau đó dịch bình thường bằng cách: Cứ thấy số nào thì điền chữ tương ứng vào bên dưới.

Như vậy, người đố mật thư có thể thay đổi khóa. Thay vì A=1, thì ta có thể cho A=2, 3… hay một số bất kỳ nào khác, hoặc ta không dùng A mà có thể dùng một chữ nào đó = một số nào đó

VD OTT: Một quả cầu có bốn đại dương

NW: 19,19,4,4,24,25/ 5,23,4,8/ 9,23,10,4,12,3,22,21/ 9,7,10,12,18,25/ AR

Cách giải: Ta có O= 4

  • DDOOIJ PHOS THUOWNGF TRUWCJ ( Đội phó thường trực)

Mật thư chữ thay chữ

Khác với loại mật thư “Số thay chữ” ở trên, loại mật thư “Chữ thay chữ” sẽ thể hiện cho chúng ta thấy một bản tin toàn là những chữ khó hiểu. Từ đó, ta phải giải khóa để hiểu những chữ đó muốn nói gì.

Như vậy, người đố mật thư có thể thay đổi khóa. Thay vì A=b, thì ta có thể cho A= một chữ bất kỳ nào khác, hoặc ta không dùng A mà có thể dùng một chữ nào đó cũng được.

VD OTT: Cờ bay phất phới trong nắng chiều

Hát hân hoan rộn núi rừng

NW: YWZTBSLW-GFS-MTFYO-IITTSLO-AR

Giải ta có C=H

ABCDEFGHIJKLMNOPQRSTUVWXYZ
  • TRUOWNGR BAN HOATJ DDOONGJ ( Trưởng ban hoạt động)

Mật thư rắn ăn đuôi

VD

OTT:Tin mới: sáng nay người hàng xóm đã xác nhận bạn rắn tự sát tại nhà riêng.

NW: SVNYNEOTEE/AR

Cách giải: S V N Y N E O T E E

1 3 5 7 9 10 8 6 4 2

  • Chúng ta có được SEVENTYONE

Mật thư đường ray

VD

OTT: Đi dọc Việt Nam theo bánh con tàu quay,

Qua đèo Hải Vân mây bay đỉnh núi.

NW: CNGCUFUEETAGOORHAHYNFRNZ/AR

Cách giải: chia đôi mật thư và xếp thành hai hang ngang ( hai đường ray )song song như sau. Và đọc các cột từ trái sang phải

=> CONOGRCHUAFHUYENEFTRANGZ (Cổng chùa Huyền Trang)

(mẫu tự Z ở cuối là ký hiệu trống vô nghĩa được thêm vào cho đủ nhóm )

Mật thư tà vẹt

OTT : xiết ốc tà – vẹt đường rayNW :T I I J M T F R G U A W W O P W J N T G R R A Z/AR

Giải : lấy từng cặp mẫu tự xếp thành dạng thanh ngang ( tà – vẹt ) đường ray như sau :

Và theo hàng ngang ta có :

TÌM GẶP TRẠI TRƯỞNG

cc1a0746 w( mẫu tự Z ở cuối là ký hiệu trống vô nghĩa được thêm vào cho đủ nhóm )

Vậy là Đội CTXH HUTECH đã giới thiệu qua các mật thư đội thường dùng, bạn có thể tự sáng tạo hoặc kết hợp thêm để mật thư và chương trình của mình thú vị hơn nữa nhé.

Bài viết mới nhất:

  • Mật thư là gì? Có các loại mật thư nào và làm sao để giải mật thư?
  • Giới thiệu về Đội Công Tác Xã Hội HUTECH
  • Thư Ngỏ – Mái Ấm Đặc Biệt 2021
  • Ban Điều Hành Nhiệm Kỳ XV 2020-2021
  • Tổng kết hỗ trợ nhận sổ đoàn và đón tiếp tân sinh viên khóa 20