Gợi ý bị dị ứng thức ăn phải làm sao hot nhất hiện nay 2023

Dị ứng thức ăn chính là phản ứng của hệ miễn dịch với một số loại thức ăn được dung nạp vào cơ thể, hiện tượng này có thể gặp ở tất cả đối tượng. Nếu bạn vẫn chưa nắm được nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý tình trạng dị ứng thức ăn thì hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.

1. Dị ứng thức ăn là gì?

dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm) là phản ứng của hệ thống miễn dịch, xảy ra ngay sau khi ăn một loại thực phẩm nào đó, dù là một lượng nhỏ. Dị ứng có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng đến hệ tiêu hóa, phát ban, sưng đường hô hấp thậm chí có những phản ứng đe dọa tính mạng, hay còn được gọi là sốc phản vệ.

Theo ước tính, dị ứng thực phẩm ảnh hưởng đến 6-8% trẻ em dưới 3 tuổi và 3% đến người lớn. Các triệu chứng biểu hiện của dị ứng thức ăn rất dễ nhầm lẫn với tình trạng không dung nạp thực phẩm hoặc ngộ độc thực phẩm hay có sẵn các bệnh lý.

Cụ thể:

– Không dung nạp thực ăn do thiếu enzyme thiết yếu để tiêu hóa hoàn toàn thức ăn đó. Ví dụ, thiếu enzyme lactase làm giảm khả năng tiêu hóa đường sữa, khiến đầy hơi, tiêu chảy, chuột rút.

– Ngộ độc thực phẩm: Đôi khi các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm cũng giống với dị ứng thức ăn.

– Nhạy cảm với chất phụ gia có trong thực phẩm. Ví dụ chất sulfites thường sử dụng trong trái cây khô, đồ hộp có thể gây ra các cơn hen suyễn ở người nhạy cảm.

– Độc tính histamin có trong các loại cá đông lạnh không được bảo quản đúng quy cách như cá thu, cá ngừ khiến nguy cơ ngộ độc cao.

– Những người bị bệnh celiac dễ bị dị ứng gluten khi sử dụng thực phẩm có thành phần này.

Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

2. Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng dị ứng thức ăn nhưng thông thường xảy ra do cơ chế trong hệ miễn dịch. Khi thức ăn đi vào cơ thể, hệ miễn dịch xác định nhầm thực phẩm đó có hại, dẫn đến kích thích giải phóng kháng thể Immunoglobulin E (IgE) để “vô hiệu hóa” thức ăn đồng thời khởi động một loạt các biện pháp bảo vệ trong đó bao gồm giải phóng histamine gây viêm. Những hóa chất này sẽ gây ra triệu chứng dị ứng.

Nguyên nhân dẫn đến dị ứng thức ăn hầu hết do protein gây nên. Đối với người lớn, các thực phẩm dễ có nguy cơ dị ứng như:

  • Động vật có vỏ như tôm, cua, ghẹ…
  • Đậu phộng
  • Các loại hạt như óc chó, hồ đào
  • Các loại cá

Đối với trẻ em, dị ứng thức ăn thường do protein gây ra từ một số loại sữa, trứng, hạt như:

  • Đậu phộng
  • Hạt các loại
  • Trứng
  • Sữa bò
  • Lúa mì
  • Đậu nành

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân gây dị ứng thực ăn do trong thực phẩm có chứa các loại phấn hoa khiến miệng bị ngứa ran hoặc ngứa. Trong trường hợp nghiêm trọng, phản ứng dẫn đến sưng cổ họng hoặc thậm chí là sốc phản vệ.

Ăn một số loại thực phẩm cũng có thể gây ngứa ngáy và choáng váng ngay sau khi bắt đầu tập thể dục. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể nổi mề đay hoặc sốc phản vệ. Do đó không nên ăn các loại thực phẩm dễ kích ứng trước khi tập thể dục.

3. Triệu chứng của dị ứng thức ăn

Triệu chứng bệnh có thể đi từ nhẹ tới nặng, có thể xảy ra trong vài phút đến vài giờ hoặc vài ngày sau khi ăn thức ăn lạ với một số dấu hiệu:

Triệu chứng Biểu hiện cụ thể ✅ Nổi mẩn, mề đay, chàm ⭐ Xuất hiện các vết phát ban đỏ trên cơ thể, có thể ở cánh tay, mặt, lưng, chân hoặc toàn thân. ✅ Ngứa ⭐ Đây là biểu hiện đặc trưng của dị ứng. Ngoài ngứa trong miệng, có thể bị ngứa ở những vùng nổi mẩn ✅ Sưng môi, sưng mặt… ⭐ Đi kèm các vết mẩn có thể bị sưng tấy môi, mặt, lưỡi, cổ họng hoặc các vị trí bất kỳ trên cơ thể. ✅ Thở khò khè, nghẹt mũi hoặc khó thở ⭐ Phản ứng của hệ hô hấp dẫn đến khó thở, có vật cản trở trong mũi gây khó chịu ✅ Đau bụng, buồn nôn hay nôn mửa ⭐ Dị ứng làm kích thích hệ tiêu hóa đào thải thức ăn bị dị ứng ra khỏi cơ thể dẫn đến các cơn đau bụng dữ dội kèm theo buồn nôn và nôn ✅ Chóng mặt ⭐ Mặt mày cảm thấy xây xẩm do các phản ứng thần kinh trong cơ thể

Trường hợp nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ, cần chú ý đến những triệu chứng sau để xử lý kịp thời:

  • Đường hô hấp bị thắt chặt
  • Cổ họng bị sưng
  • Mạch đập nhanh
  • Hoa mắt, chóng mặt mất ý thức
  • Huyết áp giảm đột ngột

4. Đối tượng có nguy cơ dị ứng thực phẩm

Dị ứng thức ăn hay dị ứng thực phẩm là hiện tượng thông thường và phổ biến ở mọi đối tượng, không kể lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên một số đối tượng có nguy cơ gặp phải tình huống này nhiều hơn như:

– Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dễ mắc hơn.

– Tiền sử gia đình có người bị hen suyễn, chàm, phát ban hoặc dị ứng.

– Đã từng bị dị ứng thực phẩm và tái đi tái lại nhiều lần.

– Người bị dị ứng với một loại thức ăn đặc biệt sẽ có nguy cơ cao mắc các dị ứng khác. Các tình trạng dễ nhầm lẫn với dị ứng thức ăn

5. Chẩn đoán

Các bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng lâm sàng và điều tra lịch sử dịch tễ cũng như tiền sử dị ứng hoặc hen suyễn của gia đình, những thức ăn đã dung nạp hay tần suất xảy ra dị ứng để đưa ra chẩn đoán ban đầu.

Để đưa ra quyết định chính xác, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một vài xét nghiệm:

Thử nghiệm da: Theo dõi phản ứng trên da bằng cách trích xuất ở dạng pha loãng của chất nghi ngờ gây dị ứng lên vùng da tay hoặc da lưng.

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu sẽ giúp kiểm tra lượng kháng thể IgE trong máu phản ứng với các loại protein có trong một số loại thức ăn nhất định.

6. Dị ứng thức ăn bao lâu thì hết?

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, thời gian bị dị ứng thức ăn còn tùy thuộc vào tốc độ phản ứng của cơ thể với loại thực phẩm đó và cơ địa của người bệnh. Tuy nhiên, thời gian bị dị ứng thức ăn có thể kéo dài từ 4-24 tiếng hoặc khoảng 2-3 ngày sẽ khỏi hẳn. Nếu biết xử lý kịp thời tình trạng sẽ nhanh chóng cải thiện hơn.

Trường hợp dị ứng nhẹ chỉ xuất hiện các vết mẩn đỏ, ngứa khó chịu thì thời gian khỏi sẽ nhanh hơn so với trường hợp dị ứng nặng, có dấu hiệu sốt, đầy hơi, chướng bụng, sưng phù người. Do đó, cần phát hiện sớm các phản ứng của cơ thể để hạn chế tối đa tình trạng sốc phản vệ gây nguy hiểm cho sức khỏe.

7. Dị ứng thức ăn nên làm gì?

Nếu gặp trường hợp bị dị ứng thực phẩm, bạn nên xử lý kịp thời theo một số bước sau:

  • Dừng ngay các thực phẩm đang dùng, không tiếp tục ăn thức ăn nghi dị ứng.
  • Nếu chỉ xuất hiện các vết mẩn ngứa, khó chịu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn về thuốc dành cho người dị ứng thức ăn như thuốc kháng histamine.
  • Nhanh chóng thăm khám kịp thời nếu tình trạng không thuyên giảm đối với trường hợp nghiêm trọng. Các bác sĩ có thể tiêm epinephrine và thực hiện hai phương pháp điều trị thông thường là Anti-ige hoặc liệu pháp miễn dịch đường uống.
  • Trường hợp sốc phản vệ, người bệnh bị ngất cần hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực và nhanh chóng đưa đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất.

Bên cạnh đó có thể áp dụng một số phương pháp dân gian như:

  • Uống nước giấm táo giúp kháng lại histamine và tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, khôi phục lại hệ miễn dịch.
  • Uống nước gừng: giúp giảm mẩn ngứa, phát ban trên da và cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Gel nha đam: làm dịu các vết mẩn ngứa, rát trên da kích ứng.
  • Đắp lá trầu không dành cho bà bầu bị dị ứng thức ăn giúp ngăn ngừa tình trạng nổi mẩn trên da.
  • Nhai tỏi sống để cải thiện dị ứng, tăng sức đề kháng. Tuy nhiên không nên ăn tỏi sống khi đói dễ bị rối loạn đường ruột.

THAM KHẢO THÊM:

  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không?

8. Người bị dị ứng thức ăn nên ăn gì kiêng gì?

dị ứng thức ăn nên ăn gì kiêng gì

Với những người dễ bị dị ứng thức ăn, lựa chọn thực phẩm ăn uống là điều vô cùng cần thiết. Do đó, bạn có thể chú ý một số loại thực phẩm dưới đây:

  • Gừng: Chứa chất chống viêm và chống vi khuẩn, giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu do dị ứng thực phẩm. Chỉ cần pha một tách trà gừng tươi và uống suốt cả ngày.
  • Chanh: Nước chanh giúp loại bỏ tạp chất và độc tố khỏi hệ thống, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, là một trong những thực phẩm hiệu quả trong điều trị dị ứng thực phẩm.
  • Trà xanh có thể giảm các triệu chứng khó chịu của dị ứng thực phẩm.
  • Nước ép cà rốt và dưa chuột là một trong những cách tự nhiên đối phó với dị ứng thực phẩm, giúp giảm sự khó chịu và cải thiện sức đề kháng của dạ dày.
  • Thực phẩm giàu vitamin C có tác dụng điều trị nhạy cảm nhẹ với thực phẩm và giàu chất chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng tái diễn.

Bên cạnh đó cần tránh một số thực phẩm trong thời gian bị dị ứng như:

  • Cần giảm ăn đường và muối vì đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng quá mẫn (dị ứng).
  • Lượng muối nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên.
  • Kiêng những thức ăn gây kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu, ớt.
  • Trường hợp đang phù nề, rịn nước nên giảm thức ăn có nhiều nước như canh, súp và uống ít nước.
  • Kiêng những thức ăn có nhiều đạm như tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, chocolate, trứng, sữa…

9. Phòng tránh dị ứng thực phẩm hiệu quả

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, để tránh dị ứng thực phẩm đối với trẻ nhỏ hay người lớn cần lưu ý:

  • Đọc kỹ thành phần trên bao bì, đảm bảo các thành phần không gây kích ứng
  • Không kết hợp các thức ăn có phản ứng chéo gây dị ứng như sữa dê với sữa bò, thịt bò với thịt cừu, các loại cá với đậu…
  • Không ăn thực phẩm quá hạn, thực phẩm có dấu hiệu mốc, hỏng
  • Luôn chuẩn bị thuốc dị ứng khi đi du lịch hoặc ra ngoài
  • Vệ sinh dụng cụ nhà bếp, tránh để lẫn đồ dễ gây dị ứng

Đối với trẻ em dễ bị dị ứng thức ăn cần chú ý:

  • Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
  • Loại bỏ những tác nhân gây dị ứng trong bữa ăn của người mẹ
  • Nên lưu ý thành phần sữa nếu cho trẻ nhỏ sử dụng
  • Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm trước 6 tháng
  • Cần để trẻ từ từ làm quen với các loại thức ăn dễ gây dị ứng như lòng trắng trứng, lạc, hải sản…

Trên đây là một số thông tin về dị ứng thực phẩm, triệu chứng và cách xử lý kịp thời bạn có thể tham khảo. Ngay khi có biểu hiện khác thường, bạn vẫn nên thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời nhé. Chúc bạn có một sức khỏe tốt!

XEM THÊM:

  • Rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
  • Viêm đại tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
  • Hội chứng ruột kích thích: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị