Mẹo hay Top bị bí tiểu phải làm sao [Hot Nhất 2023]

Khó tiểu ở trẻ em là tình trạng buồn tiểu nhưng không tiểu được hoặc đi tiểu khó khăn. Hiện tượng này khiến con luôn bứt rứt, khó chịu làm cho bố mẹ lo lắng. Vậy nếu con nhà bạn gặp phải tình trạng khó tiểu, bé không đi tiểu được phải làm sao? Bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ tổng hợp cách khắc phục về vấn đề bí tiểu của trẻ, cha mẹ cùng tham khảo nhé.

13/02/2022 | Đi tìm nguyên nhân và cách xử trí khi bé bị ho sổ mũi thở khò khè06/01/2022 | Răng bé bị mòn phải làm thế nào cha mẹ cần nắm được26/10/2021 | Chăm sóc dinh dưỡng như thế nào cho bé bị rối loạn tiêu hóa?

1. Hiện tượng bí tiểu ở trẻ nghĩa là gì?

Bàng quang của trẻ thường chứa lượng nước tiểu từ 60 – 300ml thay đổi theo mỗi độ tuổi khác nhau. Bàng quang là nơi gây kích thích dấu hiệu buồn tiểu và đi tiểu. Khó tiểu hay bí tiểu ở trẻ là khi bé có dấu hiệu buồn tiểu nhưng không đi tiểu được và kéo dài trên 12 tiếng đồng hồ. Mặc dù trẻ em là đối tượng ít gặp phải hiện tượng bí tiểu, nhưng nếu xuất hiện cần phải được điều trị kịp thời.

Để lý giải về biện pháp khắc phục bé không đi tiểu được phải làm sao, sau đây là một số biểu hiện thường thấy khi trẻ khó tiểu tiện, cha mẹ cần hết sức lưu ý.

Bé không đi tiểu được khiến nhiều mẹ bỉm lo lắng

Bé không đi tiểu được khiến nhiều mẹ bỉm lo lắng

2. Biểu hiện của bé khi gặp hiện tượng khó tiểu

Bên cạnh việc khó đi tiểu, không tiểu tiện được bé có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng như là:

  • Trẻ cảm thấy khó chịu, bức bối.

  • Trẻ thấy đau bụng vùng dưới rốn, căng tức, sờ được thấy một khối tròn do bàng quang đã tích đầy nước tiểu.

  • Trẻ vẫn có thể đi tiểu nhưng lượng nước tiểu ít, xuất hiện vài giọt hoặc tia nước tiểu ít.

Bé nhà bạn bị sốt vì nhiễm trùng đường tiết niệu dẫn tới khó đi tiểu

Bé nhà bạn bị sốt vì nhiễm trùng đường tiết niệu dẫn tới khó đi tiểu

3. Một số nguyên nhân khiến bé bí tiểu

Để tìm hiểu về phương pháp chữa trị cho vấn đề bé không đi tiểu được phải làm sao. Bên cạnh những biểu hiện thường thấy về việc trẻ khó tiểu, dưới đây là những nguyên nhân đáng lưu ý gây nên hiện tượng bí tiểu của bé bao gồm:

3.1. Khẩu phần ăn uống thường ngày

Việc ăn uống của trẻ thường ngày có thể là nguyên nhân dẫn đến khó tiểu chẳng hạn:

  • Trẻ uống nước ít hơn mức tối đa mỗi ngày, trẻ sơ sinh uống quá ít sữa.

  • Không nạp đủ lượng rau xanh, trái cây cần thiết.

  • Ăn quá nhiều đồ ăn đã qua chế biến sẵn với lượng dầu mỡ, đường hóa học nhiều hơn mức bình thường.

3.2. Trẻ bị táo bón

Táo bón là hiện trạng dẫn đến khó tiểu tiện khi phân được tích trữ quá lâu bên trong bàng quang dẫn tới chèn ép bàng quang. Trực tràng nằm sát với bàng quang, chịu sự chi phối bởi dây thần kinh. Khi phân bị ứ đọng trong trực tràng sẽ làm cho bàng quang bị ép chặt và cuối cùng trẻ bị khó tiểu hoặc không tiểu được.

3.3. Rối loạn hệ thần kinh bàng quang

Dây thần kinh bị rối loạn là nguyên nhân chính thường gặp khi hệ thần kinh báo hiệu bàng quang đã tích đầy nước tiểu và bé buồn đi tiểu. Hệ thần kinh rối loạn có thể đến từ một số nguyên do sau: cột sống chấn thương, viêm tủy, viêm màng não, phẫu thuật xương cụt,… dẫn đến hoạt động tiểu tiện của trẻ bị tác động khiến trẻ bí tiểu.

3.4. Mắc bệnh lý

Một số bệnh lý bao gồm viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, dị tật bẩm sinh (hẹp đường niệu đạo sau, hẹp bao quy đầu ở bé nam, dính môi lớn ở bé gái,…), tuyến tiền liệt bị nhiễm khuẩn,… Tất cả những bệnh lý này khiến chèn ép bàng quang và niệu đạo dẫn đến nhiều bậc phụ huynh đặt vấn đề bé không đi tiểu được phải làm sao.

Đặc biệt, khi bé gái xuất hiện hiện tượng khó tiểu do nhiễm khuẩn đường tiết niệu nhiều hơn ở bé trai. Bởi vì cấu tạo niệu đạo của bé gái ngắn và thẳng mà lỗ niệu đạo nằm ngay sát hậu môn. Chính vì thế, vi khuẩn E.Coli đã gây ra trên 80% các ca viêm nhiễm tiết niệu có thể dễ dàng xâm nhập và gây viêm đường tiết niệu nếu không được vệ sinh sạch sẽ.

Bé bí tiểu là dấu hiệu của bệnh lý

Bé bí tiểu là dấu hiệu của bệnh lý

3.5. Ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc gây tác dụng phụ, trực tiếp ảnh hưởng đến việc bí tiểu ở trẻ đó là thuốc kháng dị ứng Histamin, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co thắt,…

Mặc dù nguyên nhân dẫn tới trẻ bị bí tiểu đến từ nhiều lý do khác nhau. Nhưng theo giới chuyên gia Y tế, có đến 80% xuất phát từ nguyên do dương khí bị hãm ép vào thành bàng quang khiến đường tiểu bị hẹp. Điều này làm cho bé xuất hiện các triệu chứng như đi tiểu són, tiểu buốt, tiểu tiện nhiều lần.

Giải pháp khắc phục triệt để cũng như trả lời cho câu hỏi bé không đi tiểu được phải làm sao đó là cần đẩy dương khí lên. Nhằm giúp cho thành bàng quang giảm bớt áp lực từ đó trẻ có thể đi tiểu dễ dàng hơn.

4. Giải đáp thắc mắc bé không đi tiểu được phải làm sao?

Khi cha mẹ phát hiện con không đi tiểu được, tuyệt đối không nên tự ý cho bé uống thuốc lợi tiểu mà chưa rõ nguyên nhân. Để giúp phụ huynh giải đáp được vấn đề bé không đi tiểu được phải làm sao, bạn hãy cũng theo dõi phần tiếp theo ngay sau đây của MEDLATEC.

4.1. Theo dõi tại nhà

Trong trường hợp bé chưa đi tiểu được 1 – 2 ngày, bố mẹ có thể theo dõi tại nhà và chăm sóc cho trẻ, cụ thể như sau:

  • Cho trẻ ngồi trong nước ấm: Nước ấm giúp cho cơ sàn chậu của bé được thư giãn, giảm áp lực và đường niệu đạo có thể thoát nước dễ dàng hơn.

  • Phụ huynh sử dụng khăn ấm để chườm nhẹ nhàng vào vùng bụng dưới rốn của con.

  • Cha mẹ cho bé vào nhà vệ sinh rồi mở vòi nước để tạo yếu tố tâm lý, thị giác cho con. Tiếp đó, bạn xi tè để kích thích việc trẻ tiểu tiện xem có dấu hiệu khả quan hay không.

  • Cổ vũ cho bé đi bộ trong nhà để giúp quá trình đi tiểu diễn ra thuận lợi.

  • Cho con uống đủ 2 lít nước trong một ngày.

  • Không nên cho bé ăn thực phẩm đã qua chế biến sẵn, đồ ngọt đóng chai có gas.

Lưu ý: Nếu cha mẹ đã thực hiện đủ các biện pháp để giải quyết vấn đề bé không đi tiểu được phải làm sao nhưng không hiệu quả. Phụ huynh nên đưa con đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất về nguyên nhân của trẻ bị bí tiểu.

Khi con có những dấu hiệu bất thường phụ huynh nên đưa bé tới những cơ sở y tế uy tín để thăm khám

Khi con có những dấu hiệu bất thường phụ huynh nên đưa bé tới những cơ sở y tế uy tín để thăm khám

4.2. Sử dụng ống thông tiểu

Đặt ống thông tiểu là thủ thuật giúp nước tiểu được giải phóng ra bên ngoài cơ thể giúp trẻ có thể dễ dàng đi tiểu.

Bố mẹ nên theo dõi sát sao tình trạng của con khi có vấn đề về khó tiểu. Bạn không nên chủ quan và sử dụng thuốc tùy ý cho bé khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ. Để được tư vấn chi tiết về vấn đề bé không đi tiểu được phải làm sao cũng như đặt lịch khám cho con tại khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, phụ huynh vui lòng liên hệ số tổng đài: 1900 56 56 56.