Liệu mẹ bầu 3 tháng đầu ăn củ đậu được không? 4 lưu ý cần biết

Khi mang thai lần đầu, nhiều phụ nữ thường thắc mắc “bầu 3 tháng đầu ăn củ đậu được không?”. Và may mắn thay, đây là một loại củ giàu dưỡng chất và lành tính, cho nên mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn được. Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng của Tổ hợp y tế MEDIPLUS thì khi sử dụng củ đậu, mẹ bầu cần lưu ý nhiều vấn đề quan trọng. Để biết cụ thể hơn, mẹ bầu hãy tìm hiểu ngay sau đây!

1. Bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn củ đậu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được củ đậu có hại cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Do đó, mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn củ đậu.

Theo bác sĩ Trần Hải Long của Tập đoàn Y dược Việt Nam cho biết, củ sắn chứa nhiều tinh bột, đường glucose và nước. Đây đều là các thành phần có lợi cho mẹ bầu trong giai đoạn ốm nghén khi mang thai 3 tháng đầu.

Bên cạnh đó, củ đậu còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Cụ thể trong 130g cử đậu chứa:

Thành phần dinh dưỡng Định lượng Lợi ích cho bà bầu và thai nhi Chất xơ 6.4g Tránh tình trạng táo bón ở mẹ bầu Vitamin C 26mg Tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu Sắt 0.72mg Phòng ngừa thiếu máu ở mẹ bầu Kali 282mg Ổn định huyết áp và bảo vệ tim mạch cho bà bầu Folate 16mcg Ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ Carbs 12g Bổ sung năng lượng cho cơ thể mẹ bầu Magie 14mg Chuyển hóa protein và axit béo, giúp mẹ bầu bớt mệt mỏi Canxi 15.6mg Giúp thai nhi phát triển khung xương chắc khỏe

Củ đậu chứa các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cần cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của bé. Sử dụng củ đậu thường xuyên có thể giúp mẹ bầu cải thiện hệ tiêu hóa, giảm ốm nghén và giải nhiệt tốt hơn.

Xem thêm:

  • Bầu 3 tháng đầu ăn dưa gang được không? [Chuyên gia giải đáp]
  • Bà bầu 3 tháng đầu ăn dưa hấu được không? 5 lưu ý mẹ bầu phải biết

2. 9 lợi ích khi mẹ bầu ăn củ đậu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Nhờ thành phần dinh dưỡng dồi dào, củ đậu là một trong những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của mẹ bầu đồng thời hỗ trợ tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Cụ thể, củ đậu mang lại cho phụ nữ mang thai những lợi ích tuyệt vời sau:

2.1. Giảm ốm nghén khi mang thai

Củ đậu có thành phần chủ yếu là nước với 90% cùng 4,51% đường glucoza và 2,4% tinh bột. Nhờ vậy, củ đậu được xem là loại thực phẩm giúp giảm các triệu chứng ốm nghén hiệu quả, đặc biệt là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất.

2.2. Hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa cho mẹ bầu

Nhờ giàu chất xơ, củ đậu góp phần cải thiện hệ tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai. Đồng thời, chất xơ giúp ruột hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và kích thích nhu động ruột loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

2.3. Mẹ bầu giảm nguy cơ thiếu máu nhờ củ đậu

Khi mang thai, nhu cầu bổ sung chất sắt cho cơ thể cao hơn bình thường, nên mẹ bầu thường có nguy cơ bị thiếu máu. Với hàm lượng chất sắt cao, củ đậu giúp ngăn ngừa tình trạng này. Nhờ đó giúp mẹ bầu giảm thiểu khả năng bị sảy thai, nhau tiền đạo, tăng huyết áp, tiền sản giật,… trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu.

2.4. Tăng cường hệ miễn dịch và giảm cholesterol

Củ đậu được xem là một trong những thực phẩm giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể tuyệt vời.

Lượng vitamin C trong củ đậu giúp tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn gây cảm cúm ở mẹ bầu. Thêm vào đó, vitamin C cùng chất xơ trong loại củ này giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu.

2.5. Ổn định đường huyết cho phụ nữ mang thai

Tiểu đường thai kỳ khá nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ và bé. Chúng làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, nhiễm trùng đường tiết niệu,… Nếu mẹ bầu có lượng đường huyết cao trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai, trẻ có khả năng bị dị tật bẩm sinh sau sinh.

Củ đậu chứa chất Inulin, nhưng lại không chứa calo nên có công dụng duy trì lượng đường cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, mẹ bầu có thể sử dụng củ đậu như một món ăn vặt lúc buồn miệng.

Vì không chứa nhiều đường, nên mẹ bầu bị tiểu đường vẫn có thể ăn củ đậu mà không cần lo sợ ảnh hưởng đến sức khỏe.

2.6. Củ đậu giúp cải thiện làn da cho mẹ bầu

Do thay đổi nội tiết tố khi mang thai, làn da mẹ bầu thường thâm sạm và nổi nhiều mụn. Với 90% là nước, ăn củ đậu giúp mẹ bầu bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, cân bằng độ ẩm cho làn da.

Bên cạnh đó, vitamin C trong củ đậu giúp kích thích quá trình sản xuất collagen, tăng độ đàn hồi cho da và giảm tình trạng thâm sạm hiệu quả.

2.7. Củ đậu giúp xương và răng chắc khỏe

Canxi và phốt pho được tìm thấy trong củ đậu góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển khung xương của thai nhi. Đồng thời cũng giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ bị loãng xương hiệu quả. Bên cạnh đó, đây cũng là 2 thành phần chính giúp ích cho răng của mẹ bầu và bé.

2.8. Giảm căng thẳng và tăng chất lượng giấc ngủ cho mẹ bầu

Trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi để thích nghi với quá trình này. Do đó, mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, lo âu, mất ngủ, mệt mỏi,… Thành phần vitamin B6 trong loại thực phẩm này giúp hình thành hồng cầu và tăng cường năng lượng cho cơ thể.

Mẹ bầu ăn củ đậu thường xuyên rất có lợi cho não và hệ thần kinh, góp phần giảm stress, xoa dịu các tế bào thần kinh và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

2.9. Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Củ đậu giúp mẹ bầu bổ sung axit folic – một chất quan trọng có tác dụng hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh và ngăn ngừa thiếu máu ở phụ nữ mang thai.

Nếu mẹ bầu thiếu axit folic hay vitamin B9 sẽ gây ảnh hưởng đến não và tủy sống của bé. Có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng dị tật ống thần kinh, sứt môi, hở hàm ếch,…

3. Mẹ bầu 3 tháng đầu cần biết gì khi ăn củ đậu?

Mẹ bầu nên ăn củ đậu với liều lượng vừa phải

Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai chỉ nên ăn khoảng 200g củ đậu một ngày. Mặc dù chứa thành phần dinh dưỡng dồi dào, tuy nhiên mẹ bầu không nên sử dụng củ đậu quá nhiều. Vì chứa nhiều nước, cho nên củ đậu gây ra cảm giác no giả, khiến mẹ bầu không thèm ăn, bỏ bữa dẫn đến nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng.

Thời điểm thích hợp để ăn củ đậu

  • Mẹ bầu có thể ăn củ đậu vào buổi sáng, buổi trưa hoặc làm các bữa xế trong ngày.
  • Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ bầu không nên ăn loại thực phẩm này vào buổi tối. Vì củ đậu có thể gây đầy bụng và khó tiêu.

Một số lưu ý khi ăn củ đậu

Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, mẹ bầu cần lưu ý một vài điều sau:

  • Mẹ bầu chỉ được ăn phần củ, tuyệt đối không ăn lá hoặc hạt của củ đậu. Vì chúng chứa chất tephrosin và rotenon có khả năng gây ngộ độc, đau bụng… Nếu ăn phải hạt củ đậu, tình trạng ngộ độc sẽ xuất hiện sau 5 – 40 phút. Lúc này, mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.
  • Củ đậu tuy giàu vitamin và khoáng chất nhưng lại không chứa chất béo, chất đạm. Do đó, mẹ bầu 3 tháng đầu ăn củ đậu được không thể xem củ đậu như một thực phẩm chính sử dụng hằng ngày. Nếu chỉ ăn củ đậu mà không bổ sung các thực phẩm khác, mẹ bầu sẽ bị thiếu dinh dưỡng, không đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động và dễ dẫn đến mệt mỏi.

Mẹo giúp mẹ bầu chọn củ đậu ngon

Củ đậu có vị ngọt mát và mang lại nhiều công dụng cho mẹ và bé. Để chọn được những củ đậu ngon và an toàn, mẹ bầu có thể tham khảo các mẹo sau:

  • Dựa trên màu sắc: Những củ đậu mới, tươi ngon sẽ có phần cuống xanh, lớp vỏ trắng ngà. Đối với những củ có màu thâm xỉn, vàng sậm hoặc xuất hiện dấu hiệu bị dập. Mẹ bầu không nên chọn vì có thể cũ đã bị sâu hoặc hỏng bên trong.
  • Nhìn hình dáng của củ đậu: Mẹ bầu nên chọn những củ cân đối, căng đều và có phần vỏ nhẵn, mỏng. Những củ này thường mới, có vị ngọt và nhiều nước. Ngược lại, củ đậu có lớp vỏ sần thường bị khô và kém ngọt. Ngoài ra, cuống càng nhỏ thì củ sẽ càng ít xơ và ăn ngon hơn.

4. Các món ngon được làm từ củ đậu

Mẹ bầu có thể sử dụng củ đậu trong suốt thời gian mang thai. Loại củ này có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Để tăng thêm sự phong phú cho thực đơn, mẹ bầu có thể tham khảo các gợi ý sau:

BÒ BÍA CỦ ĐẬU

Bầu 3 tháng đầu ăn củ đậu được không thể bỏ qua món bò bía. Đây là món ăn vặt được nhiều mẹ bầu yêu thích vào mỗi buổi xế chiều. Mẹ có thể dễ dàng thực hiện theo hướng dẫn sau.

  • Nguyên liệu: 1 củ đậu, 1/2 củ cà rốt, 2 cây lạp xưởng, 50g tép ăn liền, 1 củ hành tím, rau, tương đen, tương ớt, gia vị, bánh tráng.
  • Hướng dẫn thực hiện: Gọt vỏ, cắt sợi củ đậu và cà rốt. Hành tím thái lát và phi vàng, sau đó cho củ đậu và cà rốt vào xào chung đến khi chín. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Lạp xưởng luộc chín, chiên vàng, cắt mỏng và cho vào hỗn hợp củ đậu. Trải bánh tráng ra dĩa, cho rau và hỗn hợp củ đậu ở trên vào, cuốn lại và chấm cùng với tương đen.

BÒ XÀO CỦ ĐẬU

Ngoài việc sử dụng củ đậu để ăn vặt thì mẹ mang thai 3 tháng đầu ăn củ đậu được có thể kết hợp với các thực phẩm khác như thịt bò để làm món ăn chính.

  • Nguyên liệu: 200g củ đậu, 150g thịt thăn bò, hành tím, hành lá, dầu hào.
  • Hướng dẫn thực hiện: Củ đậu gọt vỏ, rửa sạch và thái miếng vừa ăn. Băm nhỏ hành tím. Thịt bò sau khi thái mỏng thì nên với 1/2 muỗng canh dầu hào, trộn đều. Xào sơ thịt bò với lửa lớn, múc ra chén. Tiếp tục cho hành tím vào phi vàng, thêm củ đậu vào xào, mẹ bầu nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Nếu chảo khô, mẹ bầu có thể thêm một ít nước vào. Khi củ đậu chín mềm, cho thịt bò đã xào chín và đảo sơ là được.

NƯỚC ÉP CỦ ĐẬU

Không chỉ chế biến thành món ăn, củ đậu còn được sử dụng như một loại nước ép thanh mát và bổ dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu.

  • Nguyên liệu: 100g củ đậu
  • Hướng dẫn thực hiện: Gọt vỏ củ đậu, rửa sạch và cắt nhỏ. Cho củ đậu vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Sau đó cho hỗn hợp ra rây lọc bỏ bã, giữ lại phần nước để uống. Nước ép củ đậu có màu trắng đục như sữa. Nếu khó uống, mẹ bầu có thể thêm một ít đường vào.

Hy vọng với những thông tin, mẹ bầu đã có được đáp án cho thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn củ đậu được không? – đó là CÓ. Tuy là loại củ lành tính, nhưng nếu sau khi ăn củ đậu, mẹ bầu phát hiện dấu hiệu bất thường, cần liên hệ với bác sĩ để được chăm sóc tốt nhất.

Nếu còn thắc mắc và tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 19003366 để được hỗ trợ chi tiết.

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.