Những chiếc bánh dẻo, bánh nướng Trung thu homemade bao giờ cũng ngon và ý nghĩa hơn rất nhiều những chiếc bánh Trung thu mua ngoài hàng phải không nào? Tuy nhiên khi làm bánh không khó bắt gặp những tình huống bánh bị nứt, vỡ, không sắc nét, hay bánh bị khô. Đó là những lỗi thường gặp khi làm bánh trung thu. Beemart sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục giúp bạn tự tin hơn khi làm bánh Trung Thu nhé!
>> Xem thêm:
- Cách khắc phục lỗi sên nhân bánh trung thu thường gặp
- Cách khắc phục lỗi thường gặp khi nấu nước đường
1. 3 lỗi thường gặp khi làm Bánh dẻo
Vỏ bánh dẻo có ngon, có đủ độ dẻo hay không phụ thuộc chủ yếu vào cách chia tỉ lệ bột, nước đường và cách cảm nhận bột của bạn.
Đôi khi bạn làm đúng theo một công thức, nhưng vẫn không thành công có thể do loại bột bánh dẻo của bạn khác với công thức nên độ hút nước của bột sẽ khác nhau (thông thường bột mới sẽ hút ẩm ít hơn bột đã để lâu, bột có lượng protein cao sẽ hút ẩm nhiều hơn bột có có lượng protein thấp) hoặc cũng có thể nước đường bạn nấu chưa đúng.
1.1. Vỏ bánh dẻo bị khô
Trong các lỗi thường gặp khi làm bánh Trung thu, lỗi thường gặp nhất ở bánh dẻo là vỏ bánh bị khô.
Nguyên nhân chính gây ra điều này là do bột bạn trộn chưa đạt yêu cầu. Với bánh dẻo khi mới đầu trộn vỏ bánh sẽ rất nhão, sau đó càng trộn vỏ càng mềm và dẻo hơn, khi sờ vào cảm giác có dầu ăn dính ở tay, càng để lâu dầu ăn ngấm vào làm vỏ bánh càng mềm và trong hơn. Trong trường hợp tỉ lệ nước, bột, dầu ăn sai thì càng để lâu vỏ bánh sẽ càng bị khô lại và mất nét.
Cách khắc phục: Áp dụng công thức làm bánh dẻo nhưng không nên áp dụng một cách máy móc, phải hiểu về bột mà mình đang sử dụng để từ đó có sự thay đổi cho phù hợp.
- Khi thấy bột nhào hơi bị khô thì có thể thêm một chút nước đường vào.
- Còn nếu bị nhão quá thì có thể thêm một chút bột nhé.
1.2. Bánh dẻo không sắc nét, khó tạo hình
Lỗi thường gặp ở bánh dẻo là bánh không sắc nét. Có 3 nguyên nhân chính là:
- Thứ nhất, trộn bột sai
- Thứ hai là nhồi bột quá kĩ khiến bột bị chai
- Thứ ba do chất lượng khuôn của bạn.
Cách khắc phục:
- Chỉ nhào bột cho đến khi bột bánh dẻo, nước đường, dầu ăn quyện vào với nhau thành khối mịn dẻo sau đó đem đi đóng bánh ngay. Không nhào bột hoặc để bột nghỉ quá lâu.
- Nếu làm nhiều bánh một lúc nhưng tốc độ làm chưa được nhanh, thì bạn nên chia thành nhiều lần trộn bột, không nên trộn một lúc rồi để bột đã trộn ngoài nhiệt độ quá lâu vì càng để lâu bột càng dễ bị khô và rất khó đóng bánh.
- Để bánh được sắc nét nhất thì bạn nên chọn những chiếc khuôn có hoa văn sâu, trong đó khuôn trung thu Sing là tốt nhất ở thời điểm hiện tại.
–
1.3. Bánh dẻo nhanh bị thiu
Bánh dẻo sau khi làm xong có thể bảo quản được 5 ngày. Tuy nhiên mới sau 1-2 ngày bánh đã có mùi hôi, thiu.
Nguyên nhân chính là do:
- Quá trinh sên nhân, nhân có nhiều nước, thiếu đường và dầu ăn hoặc nhân nhạt thì bánh sẽ thiu nhanh hơn nhân ngọt.
- Lượng đường sử dụng trong bánh quá ít.
- Bánh bị ướt, khi bảo quản trong túi nilon không thoát khí cũng làm bánh nhanh thiu
Cách khắc phục:
- Chọn nguyên liệu tươi, sạch, đảm bảo chất lượng cho bánh.
- Sử dụng đúng lượng đường trong công thức, có thể giảm ngọt nhưng không giảm quá nhiều. Và khi đó cần phải bảo quản bánh trong tủ mát thay vì để bên ngoài như thông thường. Vì bánh càng ngọt càng để được lâu hơn đấy.
2. 7 lỗi thường gặp khi làm Bánh nướng
Để làm được bánh nướng bạn phải trải qua rất nhiều giai đoạn và nó phức tạp hơn rất nhiều khi làm bánh dẻo. Thế nên trong quá trình làm cũng xuất hiện nhiều lỗi hơn.
–
2.1. Bánh nướng bị tươm dầu
Lỗi thứ nhất là bánh bị tươm dầu sau 1-2 ngày. Đây là lỗi thường xuyên gặp trong tất cả các lỗi thường gặp khi làm bánh Trung thu.
Thông thường bánh trung thu sau khi nướng xong vỏ bánh sẽ cứng, vàng như bánh quy, nhưng càng để lâu dầu ở trong nhân bánh ngấm ra, cũng như dầu ở trong bản thân thân vỏ bánh làm vỏ mềm hơn. Nếu lượng dầu tiết ra nhiều quá thì sẽ dễ gây ra hiện tượng tươm đầu (trên bề mặt bánh xuất hiện một lớp dầu bóng và khi sờ vào có cảm giác ướt tay).
Cách khắc phục: Khi sên nhân không để nhân bị tươm dầu, nếu lỡ bị thì phải tìm cách khắc phục ngay. Thông thường khi phát hiện nhân mới bị tươm dầu thì hạ nhiệt bếp và dùng giấy thấm bớt lượng dầu và tiếp tục sên.
2.2. Bánh nướng bị tách vỏ và nhân
Có hai nguyên nhân gây ra hiện tượng này đó là:
- Bọc bánh chưa tốt (vỏ và nhân chưa dính sát vào với nhau)
- Sên nhân chưa đạt (sên nhân bị tươm dầu hoặc nhân quá khô)
Cách khắc phục: Chú ý khi bao lớp vỏ ngoài nhân bánh không để xuất hiện những lỗ khí. Nặn bánh cần làm đều tay và lúc đóng bánh cần ấn khuôn thật chặt để định hình bánh.
2.3. Mặt bánh nướng bị nứt sau khi nướng
Nguyên nhân:
- Do quá trình trộn bột bị thiếu chất lỏng dẫn đến bột quá khô.
- Do lớp trứng quét lên quá dày và quét khi bánh còn nóng và còn ướt.
Cách khắc phục:
- Trong quá trình trộn bột tùy vào tình trạng bột để tăng hoặc giảm chất lỏng cho phù hợp để bột bánh không quá khô.
- Chỉ quét một lớp trứng mỏng lên mặt bánh đủ để bánh lên màu vàng đẹp, không quét quá dầy. Để bánh nguội hẳn và mặt bánh cứng lại thì mới bắt đầu quét trứng nhé.
2.4. Bánh nướng bị phồng
Nguyên nhân:
- Nhân bánh chưa sên kỹ nên còn bị ướt
- Nhiệt nướng quá cao cũng khiến bánh nướng có tình trạng bị phồng lên.
Cách khắc phục:
- Quá trình sên nhân bánh cần yêu cầu đủ thời gian, và đạt yêu cầu. Nhân bánh sau khi sên xong phải dẻo, mềm mịn và ráo dầu.
- Khi nướng bánh bạn có thể sử dụng giấy bạc để che mặt bánh, nhiệt độ nướng bánh không nên để quá cao.
2.5. Bánh bị mất nét sau khi nướng
Đã bao giờ bạn gặp tình trạng bánh sau khi đóng khuôn rất đẹp và nét nhưng nướng xong thì lại bị mất nét chưa?
Nguyên nhân chủ yếu của lỗi này là do bạn trộn bột quá lâu, làm vỏ bánh có độ đàn hồi, khi đóng bánh sẽ rất khó để vào nét, hoặc ban đầu thì nét những để được một lúc lại mất nét.
Cách khắc phục:
- Không nhào bột quá lâu, chỉ nhào cho đến khi tất cả các nguyên liệu quyện vào với nhau tạo thành khối mịn rồi đem đi đóng bánh.
- Khi phết mặt bánh chỉ cần phết 1 lớp lòng đỏ trứng thật mỏng là được nhé.
2.6. Bánh sau khi nướng bị khô
Nguyên nhân:
- Bánh nướng quá lâu ở nhiệt độ cao
- Nước đường quá đặc hoặc do sên nhân bị khô
Cách khắc phục:
- Điều chỉnh nhiệt độ và thời gian nướng bánh. Tùy vào kích cỡ bánh khác nhau mà sẽ có thời gian và nhiệt độ nướng khác nhau.
- Nước đường làm bánh và nhân cũng cần kiểm tra xem đã đạt chuẩn chưa nhé
2.7. Màu sắc bánh nướng không đẹp
Nguyên nhân: Thời gian nướng bánh chưa đủ và sử dụng nước đường chưa đạt. Màu nước đường chưa đạt chuẩn cũng sẽ ảnh hưởng đến màu của bánh nướng.
Cách khắc phục:
- Đảm bảo thời gian nướng và quét mặt bánh đúng cách
- Sử dụng nước đường đã nấu ít nhất 2 tuần hoặc lâu hơn
- Dùng giấy nến che mặt bánh để đảm bảo màu sắc cho vỏ bánh có pha màu.
Trên đây là các lỗi thường gặp khi làm bánh Trung thu mà Bee đã tổng hợp được, hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn làm ra những chiếc bánh Trung thu hoàn hảo cho gia đình mình! Chúc các bạn thành công!
>> Xem thêm:
- Tổng hợp 20+ cách làm bánh Trung Thu HOT nhất hiện nay
- 5 khác biệt của bánh trung thu truyền thống và bánh trung thu hiện đại
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!