Đổi bằng lái xe bị hỏng – chi phí, thủ tục nhanh gọn – ai cũng có thể làm

Đổi bằng lái xe bị hỏng

Nếu bằng lái xe của bạn bị hỏng như: nhàu nát, mờ ảnh, mờ chữ, nhòa, ố, mờ số GPLX….bạn không biết liệu rằng bằng lái xe bị hỏng có đổi lại được không, có phải thi lại hay không? Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đổi bằng lái xe bị hỏng phải làm như thế nào nhé.

Theo khoản 2 Điều 37 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/04/2017 về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ: “Người có giấy phép lái xe có thời hạn thực hiện việc đổi giấy phép lái xe trước khi hết thời hạn sử dụng; người có giấy phép lái xe bị hỏng còn thời hạn sử dụng được đổi giấy phép lái xe”.

Như vậy, nếu bạn phát hiện giấy phép lái xe (cả xe máy và ô tô) của mình mà bị hỏng còn thời hạn thì bạn có thể làm thủ tục để đổi lại. Còn nếu giấy phép lái xe của bạn bị hỏng lại kèm theo hết hạn thì bạn sẽ xem cuối bài viết này nhé.

Đổi bằng lái xe bị hỏng

Những trường hợp nào được đổi giấy phép lái xe:

  • Giấy phép lái xe bằng giấy bìa đang lưu hành còn thời hạn sử dụng được đổi sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET.
  • Giấy phép lái xe có thời gian thực hiện việc đổi giấy phép lái xe trước khi hết thời hạn sử dụng; Giấy phép lái xe bị hỏng.
  • Người có Giấy phép lái xe hạng E đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ được đổi Giấy phép lái xe từ hạng D trở xuống.
  • Năm sinh, họ, tên, tên đệm ghi trên Giấy phép lái xe có sai lệch so với năm sinh, họ, tên, tên đệm trên giấy chứng minh nhân dân.

Hồ sơ để đổi lại giấy phép lái xe bị hỏng:

Bạn cần lập một bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc bằng hình thức kê khai trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải và hồ sơ bao gồm:

  • 1. Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định (Tải mẫu )
  • 2. Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng sau:

a) Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3;

b) Người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn.

  • 3. (01 bản- không cần công chứng) Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.

Lệ phí để đổi lại giấy phép lái xe là bao nhiêu?

Theo quy định lệ phí xin cấp lại giấy phép lái xe cũng bằng tiền làm bằng lái xe là 135.000 đồng/ 1 lần.

Thời gian giải quyết khi làm thủ tục đổi là bao lâu?

Khi bạn tới làm thủ tục trực tiếp hoặc trực tuyến thì thời gian giải quyết sẽ là không quá 5 ngày làm việc (trừ thứ 7 và CN) kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Yêu cầu, điều kiện để có thể đổi giấy phép lái xe?

Không phải tất cả các trường hợp đều được đổi giấy phép lái xe. Muốn đổi được thì Giấy phép lái xe của bạn phải nằm trong các trường hợp sau:

  • Giấy phép lái xe của bạn phải có trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe —> Bạn có thể tra cứu giấy phép lái xe của mình tại đây!
  • Có trong Bảng kê danh sách cấp giấp phép lái xe (sổ quản lý).

Trường hợp GPLX bị hỏng và hết hạn thì phải làm thế nào? (chỉ áp dụng cho ô tô)

Bạn lưu ý, chỉ có GPLX ô tô là có thời hạn, còn GPLX máy thì không có thời hạn. Nếu giấy phép lái xe của bạn hết hạn trong khoảng thời gian sau:

  • Hết hạn dưới 3 tháng thì bạn sẽ được đổi GPLX mà không phải thi lại trong 5 ngày làm việc.
  • Hết hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm. Thì bạn phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.
  • Hết hạn từ 01 năm trở lên. Thì bạn phải phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.
  • Xem hồ sơ để cấp lại giấy phép lái xe trong trường hợp này!

Đối tượng nào được đổi bằng lái xe?

Theo khoản 5 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, có 09 đối tượng được đổi giấy phép lái xe, gồm:

– Người Việt Nam, người nước ngoài được đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam;

– Người có giấy phép lái xe của ngành giao thông vận tải cấp bị hỏng;

– Người Việt Nam, người nước ngoài định cư lâu dài ở Việt Nam đã có giấy phép lái xe Việt Nam đổi từ giấy phép lái xe nước ngoài, khi hết hạn nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

– Người có giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng khi thôi phục vụ trong quân đội (phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp quốc phòng…), nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

– Cán bộ, chiến sĩ công an có giấy phép lái xe do ngành Công an cấp sau ngày 31/7/1995 còn thời hạn sử dụng, khi ra khỏi ngành hoặc nghỉ hưu, nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

– Người có giấy phép lái xe mô tô của ngành Công an cấp trước ngày 01/8/1995 bị hỏng có nhu cầu đổi, có tên trong sổ lưu được xét đổi giấy phép lái xe mới;

– Người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam, có giấy chứng minh thư ngoại giao, giấy chứng minh thư công vụ, thẻ tạm trú, thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ thường trú với thời gian từ 03 tháng trở lên, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;

– Khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;

– Người Việt Nam (mang quốc tịch Việt Nam) trong thời gian cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài được nước ngoài cấp giấy phép lái xe quốc gia, còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam.

Địa điểm để làm thủ tục đổi giấy phép lái xe ở đâu :

Bạn có thể nộp tại một trong những địa điểm sau:

– Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp GPLX;

– Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở GTVT tại bất kỳ tỉnh, thành phố thuộc Trung ương;

– Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, Tp thuộc Trung ương (nếu có).

– Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.

Tên : Địa Chỉ : Sở GTVT AN Giang Số 1 lý thường kiệt, Phường Mỹ ĐÌnh, Tp Long Xuyên, An Giang Sở GTVT Bình Dương Tầng 1, Tháp B, tòa nhà trung tâm hành chính Bình Dương Sở GTVT Bình Phước 682 – Quốc lộ 14 – Tân phú – Đồng Xoài – Bình Phước Sở GTVT Bình Thuận 239 Trần Hưng Đạo, Phan Thiết, BT Sở GTVT Bình Định 08 Lê Thánh Tông- tp. Quy Nhơn- BĐ Sở GTVT Bạc Liêu Số 9 Nguyễn Tất Thành – phường 1- Tp Bạc Liêu Sở GTVT Bắc Giang Tầng 1, Khu A, Khu liên cơ quan tỉnh BG Sở GTVT Bắc Kạn Số 5 đường Trường Chinh, thị xã Bắc cạn Sở GTVT Bắc Ninh 11 Phi Ỷ Lan-Suối Hoa-Tp.BN Sở GTVT Cao Bằng Số 83 Xuân Trường- Hợp Giang Sở GTVT Cà Mau Số 269 Trần Hưng Đạo, phương 5 – Tp. Cà Mau Sở GTVT Cần Thơ Số 1B Trần Hữu Hành, An Hội, Ninh Kiều Sở GTVT Gia Lai Số 10 Trần Hưng Đạo, Pleiku Sở GTVT Hà Giang Số 380 đường Nguyễn Trãi – tp. HG Sở GTVT Hà Nam Đinh Tiên Hoàng, Thanh Châu, tp. Phủ Lý Sở GTVT Hà Tĩnh 143 đường Hà Huy Tập- Tp. HT Sở GTVT Hòa Bình Tổ 1, phường Đồng Tiến, tp. HB Sở GTVT Hưng Yên Đường Quảng Trường- P. Hiền Nam-tp. HY Sở GTVT Hải Dương Số 79, đường Bạch Đằng – Tp HD Sở GTVT Hải Phòng Số 1, Cù Chính Lan, Minh Khai, Hồng Bàng Sở GTVT Lào Cai Tầng 1 khối 7 đại lộ Trần Hưng Đạo – Phường Nam Cường – Tp. LC Sở GTVT Lạng Sơn Số 8A,Hùng Vương, Chi Lăng Sở GTVT Đà Nẵng 24 Trần Phú, Hải Châu, TP. ĐN GTVT TPHCM 63 Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh Tổng cục đường bộ VN Ô D20 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, HN

Còn một số Sở giao thông vận tải nữa…mình sẽ cập nhật thêm cho các bạn. nếu không thấy sở GTVT tại khu vực mình bạn có thể comment bên dưới để mình đưa lên.

Từ khóa:

  • bằng lái xe bị hỏng
  • đổi bằng lái xe máy bị hỏng
  • Đổi bằng lái xe bị hỏng