Bầu ăn được sắn không là câu hỏi nhiều mẹ bầu đang thắc mắc. Thậm chí, nhiều phụ nữ mang thai chia sẻ rằng, bản thân rất muốn ăn sắn nhưng đang bầu nên sợ ảnh hưởng tới thai nhi. Vậy khi mang thai ăn củ sắn có tốt không? Nội dung dưới đây sẽ là đáp án đầy đủ cho câu hỏi này.
Trong sắn có những thành phần dinh dưỡng nào?
Sắn (còn có tên gọi khác là khoai mì) là loại củ có lớp vỏ tróc màu nâu vàng, bên trong nữa là lớp vỏ màu hồng tím, hoặc màu trắng. Củ sắn chứa nhiều tinh bột, ở bên trong giữa có một sợi trục (còn gọi là xơ) như bấc nến.
Tìm hiểu: Bầu Ăn Mít Được Không? Mít Đối Với Bà Bầu Lợi Hay Hại?
Sắn là cây lương thực được trồng ở nhiều nơi trên đất nước ta. Loại củ này cung cấp tinh bột và một số thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong củ sắn cũng có độc nên nếu ăn không đúng cách có nguy cơ tiềm tàng rủi ro. Đây cũng là lý do nhiều người hỏi bầu ăn được sắn không.
Sắn có hai bộ phận có thể ăn được, đó là củ sắn và lá sắn (rau sắn). Ở mỗi bộ phận có những thành phần khác nhau và đều rất ngon.
Thành phần trong củ sắn
Sắn có vị ngọt, thơm, bùi với nhiều tinh bột giúp no lâu. Rất nhiều người thích ăn sắn. Thậm chí, ngày xưa khi cuộc sống còn đói khổ, nông dân còn phải ăn sắn thay cơm. Tuy nhiên, ngày nay sắn là món ăn yêu thích của nhiều người. Do đó, có rất nhiều món ăn được chế biến từ củ sắn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong củ sắn có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, chẳng hạn như: Calo (112 Kcal); Photpho (5%); Canxi (2%). Đây đều là những chất cần thiết mang tới năng lượng cũng như giúp xương chắc khỏe, thai nhi hình thành và phát triển toàn diện.
Ngoài ra, trong sắn còn có thành phần vitamin B1, B2, kali, chất xơ. Đây đều là những thành phần dinh dưỡng thiết yếu, cần thiết cho cơ thể. Chúng góp phần tăng cường sức khỏe, tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón, chống lão hóa.
Tuy nhiên, trong sắn cũng có chứa hàm lượng độc tố nhất định, đặc biệt chúng sẽ tăng lên trong quá trình tích trữ. Chất độc này có ở vỏ sắn, đầu và đuôi của của sắn. Người mai thai ăn phải độc tố này sẽ có thể bị ngộ độc, chóng mặt, mệt mỏi, tiêu chảy.
Thành phần trong lá sắn
Rau sắn có thể ăn theo hai cách đó là ăn tươi hoặc muối chua. Trong rau sắn có nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin C (có trong sắn muối chua), chất chống oxy hóa, chất xơ, sắt. Đây đều là những thành phần có lợi cho sức khỏe mẹ bầu.
Tuy nhiên, trong lá sắn có cũng hàm lượng độc tố, không tốt cho cơ thể. Ngoài ra, rau sắn muối chua có nhiều muối và thành phần lên men nên không thực sự tốt cho mẹ bầu.
Đi tìm đáp án bầu ăn được sắn không?
Người mang thai cơ thể sẽ nhạy cảm hơn so với người bình thường. Sức đề kháng của mẹ bầu cũng kém hơn nên nhiều người lo ngại việc ăn sắn sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Bầu có nên ăn củ sắn không?
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, khi mang thai bạn vẫn hoàn toàn có thể ăn củ sắn. Trong sắn có độc nhưng thành phần này dễ bị bay hơi và tan trong nước. Do đó, việc loại bỏ chất độc này không khó. Có điều, bạn cần chế biến thật kỹ trước khi ăn, đặc biệt nên ăn với số lượng hạn chế.
Tham khảo: Bà Bầu Ăn Được Măng Không? Cần Lưu Ý Những Gì Khi Sử Dụng
Theo đó, khi luộc sắn, mẹ bầu nên bóc sạch vỏ, cắt bỏ hai phần đầu và đuôi do đây là những bộ phận chứa nhiều độc tố. Sau đó, hãy ngâm sắn trong nước muối loãng trong khoảng 1 tiếng rồi rửa lại nhiều lần với nước đến khi nước trong vắt thì thôi.
Khi luộc, bạn cũng nên mở nắp để phần độc tố trong sắn bay hơi đi. Nên luộc sắn kỹ đến có thể loại bỏ hết độc tố bên trong nhằm đảm bảo an toàn.
Bầu có nên ăn rau sắn không?
Từ thông tin trên có thể thấy, rau sắn hay rau sắn muối chua cũng có nhiều thành phần dinh dưỡng, chúng mang tới nhiều lợi ích cho mẹ bầu, chẳng hạn như:
- Giúp tăng cường khả năng miễn dịch do trong rau sắn có nhiều thành phần vitamin C và các chất chống oxy hóa. Chúng sẽ giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế tình trạng ốm vặt mang lại một giai đoạn thai kỳ khỏe mạnh.
- Ăn rau sắn giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu vì trong nó có hàm lượng sắt cao giúp tái tạo tế bào hồng cầu, ngăn chặn tình trạng thiếu máu. Từ đó, nó giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm trong thời gian mang thai.
- Rau sắn muối chua trải qua quá trình ủ lên men sinh ra các lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa. Cho nên, nếu mẹ bầu ăn rau sắn muối chua sẽ giúp kích thích tiêu hóa từ đó giảm tình trạng ốm nghén, khó tiêu, đầy hơi.
- Rau sắn nhiều chất xơ giúp kiểm soát cân nặng tốt ở mẹ bầu. Ngoài ra, nó cũng giúp mẹ bầu ăn no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn nhờ đó giảm nguy cơ béo phì và nguy cơ bị tiểu đường.
Xem thêm: Bầu Ăn Ổi Được Không? Lợi Ích Của Trái Ổi Đối Với Bà Bầu
Tuy nhiên, trong rau sắn cũng có một số thành phần độc tố cho nên nếu mẹ bầu ăn quá nhiều cũng sẽ gây ra một số tác hại như:
- Trong rau sắn có hàm lượng muối cao có thể khiến mẹ bầu bị tăng huyết áp.
- Ăn rau sắn cũng dẫn đến nguy cơ kích ứng dạ dày ở mẹ bầu dẫn đến đau dạ dày, trào ngược dạ dày, ợ chua,…
Tóm lại, rau ăn tươi, rau sắn muối chua hoặc củ sắn đều không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi nếu ăn với lượng vừa đủ. Thậm chí, chúng còn mang tới nhiều lợi ích cho mẹ bầu vì có nhiều thành phần dinh dưỡng. Tuy nhiên, trong sắn có cũng có hàm lượng độc tố nên mẹ bầu cần lưu ý trong khi ăn.
Mẹ bầu ăn củ sắn cần lưu ý những gì?
Có thể thấy, chúng ta đã tìm ra đáp án câu hỏi bầu ăn được sắn không. Nhưng ngoài việc chế biến sắn đúng cách thì để đảm bảo an toàn mẹ bầu cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
Xem ngay: Bà Bầu Được Ăn Mực Không Và Ăn Như Nào Để Đảm Bảo An Toàn?
- Khi luộc sắn hoặc nấu rau sắn bạn nên luộc thật kỹ sắn để loại bỏ hết độc tố bên trong. Đây là cách giúp mẹ bầu loại bỏ những rủi ro khi ăn sắn không gặp những vấn đề ngộ độc, tiêu chảy,…
- Sắn có hàm lượng tinh bột và calo cao, mẹ bầu chỉ nên ăn lượng vừa đủ, không ăn quá nhiều vì có thể gây ra tình trạng thừa cân, béo phì.
- Chế độ dinh dưỡng với mỗi người đều quan trọng, trong đó với mẹ bầu, chế độ dinh dưỡng lại càng quan trọng hơn. Để duy trì chế độ ăn uống cân bằng và lạnh mạnh, bạn nên kết hợp ăn sắn với các loại thực phẩm khác. Cần ăn đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bào thai giúp thai nhi phát triển toàn diện.
- Ngoài sắn luộc mẹ bầu có thể lựa chọn các món ăn chế biến từ sắn khác như: Bánh tằm khoai mì, chè chuối khoai mì, bánh nướng khoai mì… vừa mang lại cảm giác ngon miệng vừa đảm bảo an toàn. Đây đều là những món ăn đơn giản, dễ làm, bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Nếu thực sự không biết làm, không có thời gian làm thì bạn cũng có thể dễ dàng mua ở ngoài về ăn.
Trên đây là toàn bộ đáp án cho câu hỏi bầu ăn được sắn không. Có thể thấy, sắn là loại lương thực nhiều người yêu thích, trong đó có mẹ bầu. Sắn có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tuy nhiên trong nó cũng có hàm lượng độc tố nhất định. Cho nên, bầu có thể ăn sắn nhưng nên ăn với lượng vừa phải và chú ý chỉ ăn khi đã được chế biến kỹ càng.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!