Cơm cháy có lợi hay có hại cho sức khỏe – Mactech Việt Nam

Cơm cháy có lợi hay có hại cho sức khỏe. Rất nhiều bạn vẫn hay nhầm cơm cháy thông thường – loại cháy cơm khi nấu bằng nồi gang với cơm cháy Ninh Bình, cơm cháy chà bông – cơm cháy đã qua chiên giòn. Thực tế cơm cháy rất có lợi cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách và cũng rất có hại nếu lạm dụng cơm cháy.

Cơm cháy có lợi hay có hại cho sức khỏe
Cơm cháy có lợi hay có hại cho sức khỏe

Cơm cháy có tác dụng chữa bệnh

Trong đông y, cơm cháy có vị ngọt, tính bình thường được dùng để bổ khí kiện tỳ, tiêu thực chỉ tả. Theo đó, kết hợp với một số vị thuốc khác, cơm cháy có thể được dùng để chưa một số bệnh liên quan đến dạ dày như chữa tiêu chảy kéo dài, đi lỏng kéo dài ở người già, dùng cho người ăn kém, chậm tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa, đại tiện lỏng, không muốn ăn do tỳ hư, dùng cho người bị các bệnh lý dạ dày, ruột mạn tính thể tỳ hư thấp trệ, trẻ em đi lỏng do rối loạn tiêu hóa, thức ăn đình trệ ở dạ dày và ruột, hoặc sữa không tiêu, …Để sử dụng cơm cháy chữa các bệnh trên, các bạn nên tham khảo kỹ các bài thuốc đông y để có được hiệu quả tốt nhất nhé.

Chú ý: cơm cháy đang nói ở trên đây là loại cháy cơm có được do nấu cơm bằng nồi đất hoặc nồi gang chứ không phải loại cơm cháy được bán trên thị trường như cơm cháy Ninh Bình hay cơm cháy chà bông đâu nhé.

Cơm cháy có lợi hay có hại cho sức khỏe
Cơm cháy có lợi hay có hại cho sức khỏe

Cơm cháy có lợi hay có hại cho sức khỏe

Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, cơm cháy tuy có tác dụng chữa bệnh nhưng nên cẩn thận khi sử dụng cơm cháy. Chỉ nên sử dụng cơm cháy có màu vàng nhạt không bị cháy, không nên dùng cơm cháy bị cháy đen, có mùi khét.

Theo các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, cơm sau khi chín dưới nhiệt độ cao (ở đáy nồi) sẽ bị rút hết nước rất nhanh khiến cho cấu trúc của gạo bị thay đổi. Từ đó, khiến cho lượng glucose trong gạo chuyển hóa nhanh hơn bình thường. Chính lượng glucose (đường) này dưới nhiệt độ cao chuyển sang màu vàng chính là màu vàng của cơm cháy. Hơn nữa, dưới nhiệt độ cao, cơm bị chuyển hóa trở nên giòn xốp nên khi ăn cơm cháy sẽ tiêu hóa tốt hơn so với cơm thường. Dù vậy, nếu cơm cháy bị cháy chuyển sang màu vàng sẫm hoặc cháy đen có mùi khét thì không nên ăn vì khi đó cơm đã bị biến chất, chứa nhiều chất không tốt cho sức khỏe thậm chí ăn nhiều có thể dẫn đến bị ung thư.

Xem thêm: Hướng dẫn làm cơm cháy bằng máy sấy Mactech

Cơm cháy có lợi hay có hại cho sức khỏe
Cơm cháy có lợi hay có hại cho sức khỏe

Ăn cơm cháy Ninh Bình, cơm cháy chà bông có tốt không

Cơm cháy Ninh Bình hay cơm cháy chà bông là loại cơm cháy đã được xử lý và bán như một loại bánh đặc sản. Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ yêu thích món ăn này nhưng thực tế món ăn này ngoài tốt cho sức khỏe cũng có những tác dụng không tốt cho sức khỏe. Có một số điều các bạn cần chú ý khi ăn cơm cháy sau đây:

  1. Các loại cơm cháy được chiên giòn có màu vàng sậm, có mùi lạ, khét hay ăn có vị lạ tuyệt đối không nên ăn vì có thể loại cơm cháy này đã hết hạn hoặc do bảo quản không tốt nên dẫn đến biến chất.
  2. Chỉ nên mua cơm cháy từ các cơ sở uy tín, tránh mua cơm cháy không rõ nguồn gốc xuất xứ vì hiện nay có khá nhiều vụ việc cơm cháy sản xuất với quy trình không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dẫn đến nhiều vụ ngộ độc nghiêm trọng.
  3. Dầu mỡ được dùng để chiên cơm cháy có thể được các cơ sở sử dụng nhiều lần dẫn đến nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.
  4. Đối với những bạn đang giảm cân, không nên ăn nhiều cơm cháy vì cơm cháy được chiên trong dầu mỡ không tốt cho ai muốn giảm cân.

Qua những điều trên, ăn cơm cháy thực tế tốt cho sức khỏe nhưng các bạn nên chú ý ăn các loại cơm cháy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và ăn cơm cháy nhiều có nguy cơ tăng cân đấy nhé.

Với những điểm vừa nêu trên, các bạn chắc đã biết cơm cháy có lợi hay có hại cho sức khỏe rồi phải không. Nếu các bạn muốn ăn cơm cháy mà lo ngại các sản phẩm trên thị trường thì có thể tự làm cơm cháy tại nhà nhé. Hãy sử dụng cơm cháy đúng cách để có một sức khỏe tốt cho bạn và cho cả người thân nhé.

Tags: Cơm cháy có lợi hay có hại cho sức khỏe, Com chay co loi hay co hai cho suc khoe