Cam là một loại trái cây quen thuộc, có hương vị ngọt dịu pha một chút chua và cung cấp rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, các bạn có biết có một số loại thực phẩm nếu kết hợp với cam thì sẽ có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe. Vậy trái cam kỵ với những loại thực phẩm nào? Ăn cam với chuối có sao không? Tất cả những băn khoăn này sẽ được giải đáp cụ thể ở bài viết dưới đây !
NHỮNG THỰC PHẨM KHÔNG NÊN ĂN CÙNG VỚI CAM
Trên thực tế, có những loại thức ăn và thức uống không thể kết hợp được với nhau trong cùng một bữa ăn. Bởi vì có thể tạo ra những các phản ứng hóa học gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Hoặc có một số loại thực phẩm khi ăn cùng nhau thì sẽ làm mất đi các thành phần dinh dưỡng, các vitamin có lợi cho sức khỏe,…
Dưới đây là một số loại thực phẩm đại kỵ, không nên ăn cùng với cam mà các bạn cần lưu ý:
- Sữa và cam
Thành phần protein trong sữa khi kết hợp với axit tartaric và vitamin C có trong cam sẽ có thể gây rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như: chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy… Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, các bạn chỉ nên uống sữa trước và sau khi ăn cam khoảng 1 tiếng đồng hồ.
- Không ăn chung cam và cà rốt
Hiện nay, nhiều người thường có sở thích mix nhiều loại trái cây với nhau để tạo nên những ly nước ép hoặc sinh tố thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên, sự kết hợp của cam và cà rốt sẽ có thể gây ra những vấn đề cho sức khỏe. Cụ thể là trái cam rất giàu vitamin C khi kết hợp với một số enzyme có trong cà rốt thì sẽ có thể gây ra hiện tượng ợ chua, khó chịu, thậm chí là dẫn đến một số vấn đề tại thận. Chính vì vậy, các bạn nên tránh uống các loại sinh tố, nước ép trái cây giàu vitamin C cùng với cà rốt.
- Hải sản và cam là những loại thực phẩm kỵ nhau
Các bạn không nên ăn hải sản và cam cùng với nhau. Bởi vì hai loại thực phẩm này đều có tính hàn. Nếu ăn chung thì sẽ có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,…Ngoài ra, việc ăn cam ngay sau khi ăn hải sản còn có thể gây cản trở quá trình hấp thu các khoáng chất như: kẽm, canxi, protein,…có tring hải sản.
- Củ cải trắng
Các bạn tuyệt đối không được ăn củ cải trắng cùng với cam bởi vì hợp chất flavonoid có trong cam khi kết hợp với thiosulfate trong củ cải sẽ tạo ra phản ứng hóa học, sản sinh ra một lượng lớn thiocyanate. Hợp chất này nếu tích tụ nhiều trong cơ thể thì sẽ có thể làm suy giảm chức năng tuyến giáp và làm tăng nguy cơ mắc bệnh bướu cổ.
ĂN CAM VỚI CHUỐI CÓ SAO KHÔNG?
Ăn cam với chuối có sao không? Như chia sẻ ở trên, trong những loại thực phẩm không nên ăn với cam thì không có chuối. Do đó, các bạn hoàn toàn có thể ăn kết hợp hai loại trái cây này với nhau. Việc tiêu thụ chuối và cam sẽ cung cấp rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: vitamin A, B,C, canxi, kali, chất xơ,….Ngoài ra, hợp chất fructooligosaccharides có trong chuối còn có khả năng giúp cơ thể hấp thụ tối đa lượng canxi có trong cam. Từ đó, giúp duy trì hệ xương khớp chắc khỏe, ngăn ngừa các bệnh lý tại xương khớp.
Bên cạnh đó, cam và chuối là hai loại trái cây có hàm lượng chất xơ rất cao, nên nếu các bạn kết hợp tiêu thụ hai loại quả này thì sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
ĂN CAM VÀO THỜI ĐIỂM NÀO LÀ TỐT NHẤT?
Tuy trái cam mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, nhưng không phải bất cứ lúc nào ăn cam cũng tốt. Thời điểm lý tưởng nhất để ăn cam là khoảng từ 1 – 2 giờ đồng hồ sau bữa ăn, khi cơ thể ở trạng thái không quá đói cũng không quá no. Lúc này, dạ dày đã tiêu hóa một phần thức ăn nên nếu các bạn ăn cam ở thời điểm này thì sẽ làm giảm tải cho dạ dày. Đồng thời, việc ăn cam trong vòng 1 – 2 tiếng sau khi ăn cũng giúp hỗ trợ thanh lọc cơ thể, cải thiện vẻ đẹp của làn da và chống lão hóa.
NHỮNG SAI LẦM KHI ĂN HOẶC UỐNG NƯỚC CAM
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: Trái cam rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu người dùng không sử dụng đúng cách thì sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe.
Một số sai lầm mà nhiều người thường mắc phải khi sử dụng cam như:
- Ăn cam khi bụng đang đói: Khi bụng đang đói, lượng axit trong cam sẽ kết hợp với lượng axit trong dạ dày và gây ra những cơn đau dạ dày. Tình trạng này kéo dài có thể gây bệnh viêm loét dạ dày.
- Ăn cam ngay sau khi ăn no: Đây là sai lầm mà rất nhiều người từng mắc phải. Việc ăn cam ngay sau bữa ăn có thể gây ra tình trạng khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng do trong cam có chứa rất nhiều đường nên sẽ có thể gây cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn đã dung nạp trước đó.
- Uống nước cam vào ban đêm trước khi đi ngủ: Nước cam có khả năng lợi tiểu, nên nếu uống loại đồ uống này vào ban đêm thì sẽ dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm, dễ gây mất ngủ.
- Ăn quá nhiều cam: Các bạn chỉ nên ăn 1 quả cam mỗi ngày, tương ứng khoảng 200ml nước cam. Bởi theo một số nghiên cứu khoa học cho thấy: Một cốc nước cam 200ml sẽ có chứa khoảng 60mg vitamin C, tương đương lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày của một người trưởng thành. Chính vì vậy, các bạn không nên uống quá nhiều nước cam bởi điều này có thể gây dư thừa vitamin C, không cần thiết cho cơ thể.
- Uống nước cam trước khi đánh răng: Lượng axit trong cam có thể bám lên bề mặt của men răng và dưới tác động cọ sát của bàn chải sẽ có thể gây tổn thương men răng. Do đó, các bạn nên súc miệng ngay sau khi uống nước cam để loại bỏ sự bám dính của axit trên răng, ngăn ngừa sự ăn mòn của axit đối với men răng của bạn.
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO KHÔNG NÊN ĂN CAM?
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, những người đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy thì không nên ăn hoặc uống nước cam. Bởi vì trong nước cam có chứa axit, các chất hữu cơ có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày, khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó, những người đang mắc các bệnh lý tại thận cũng nên hạn chế sử dụng nước cam bởi trong cam có chứa rất nhiều vitamin C. Do đó, việc ăn quá nhiều cam có thể sẽ khiến bạn dung nạp quá nhiều vitamin C vào cơ thể. Từ đó, làm tăng axit oxalic chuyển hóa trong cơ thể, từ đó dẫn đến các bệnh sỏi tiết niệu và sỏi thận.
Ngoài ra, những người đang sử dụng thuốc kháng sinh cũng được khuyến cáo không nên ăn cam. Bởi vì hàm lượng vitamin C trong trái cam có thể phá hủy cấu trúc hóa học của thuốc kháng sinh, làm suy giảm tác dụng của thuốc, khiến bệnh lâu khỏi hơn.
Trong cam còn có chứa hợp chất tương tự narigin, có thể gây cản trở quá trình hoạt hóa của các loại men vận chuyển thuốc. Từ đó, cơ thể khó có thể hấp thu thuốc đầy đủ, khiến bệnh tình lâu khỏi.
NÊN XEM THÊM:
- + Ăn cam với sữa chua có sao không?
- + Ăn cơm xong uống nước cam có tốt không?
- + Nước cam mật ong bao nhiêu calo và uống có giảm cân không?
Trên đây là những thông tin giải đáp về vấn đề ăn cam với chuối có sao không. Review AZ hy vọng bài viết này có thể giúp các bạn có được thêm các kiến thức hữu ích. Mọi băn khoăn cần được giải đáp, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn mục COMMENT
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!