17 tuổi mua điện thoại trả góp được không

Bạn đang cần mua một chiếc điện thoại để đáp ứng nhu cầu học tập hay trong công việc và cuộc sống, những cũng rất nhiều người muốn mua điện thoai nhưng không đủ tài chính để trả hết 100%. Vậy trường hợp như thế nào thì được mua trả góp và 18 tuổi mua điện thoại trả góp được không? Tuổi mua trả góp? Hãy theo dõi ngay dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp chi tiết về vấn đề này nhé.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. 18 tuổi mua điện thoại trả góp được không?

Để có thể trả lời câu hỏi 18 tuổi có mua điện thoại trả góp được không thì bạn đọc cần xác định được vấn đề trả góp và điều kiện trả góp trước. Hiện nay việc trả góp là hình thức mua hàng rất phổ biến trên khắp mọi miền tổ quốc. Trả góp là hình thức mua hàng mà ở đó người mua không cần phải trả toàn bộ số tiền trong một lần trả, mà có thể thanh toán nó theo kỳ hạn (6 tháng, 9 tháng, 12 tháng…) với nhiều mức lãi suất khác nhau (một số công ty còn hỗ trợ trả góp không tính lãi suất).

Số tiền trả nợ của mỗi kỳ được tính theo căn cứ thỏa thuận (hợp đồng) các bên và số lãi được tính dựa trên số dư nợ gốc và thời hạn thực tế của kỳ hạn trả nợ.

Có thể thấy các hình thức trả góp hiện nay của các ngân hàng, công ty tài chính ngày càng đơn giản. Thông thường hồ sơ trả góp chỉ bao gồm chứng minh nhân dân, hộ khẩu, biên lai điện,… và đa dạng đối tượng khách hàng khác nhau có thể mua trả góp. Việc mua trả góp không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn tạo điều kiện để cá nhân, tổ chức giải quyết vấn đề tài chính với mức lãi suất ưu đãi, tiện lợi, phù hợp nhất.

Từ những phân tích ở trên thì câu trả lời cho câu hỏi 18 tuổi có mua điện thoại trả góp được không là được phép. Cá nhân 18 tuổi trở lên và cửa hàng bán điện thoại có thể thỏa thuận về việc trả góp tiền mua điện thoại trong một thời hạn nhất định sau khi nhận điện thoại. Việc mua bán điện thoại trả góp sẽ phụ thuộc vào chính sách hay yêu cầu khác nhau của từng cửa hàng.

2. Tuổi mua trả góp:

Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật dân sự 2015 thì:

1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.

2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.

Như vậy, người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự như xác lập hợp động mua bán tài sản, trừ một số trường hợp như mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Ngoài ra, theo thắc mắc của bạn, bạn muốn mua điện thoại trả góp. Khoản 1 Điều 453 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc mua trả chậm, trả dần như sau:

Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Do đó, bạn và bên cửa hàng có thể thỏa thuận về việc bạn sẽ trả góp tiền mua điện thoại trong một thời hạn nhất định sau khi nhận điện thoại.

Tóm lại, bạn có thể mua điện thoại trả góp. Tuy nhiên, các điều kiện để mua điện thoại trả góp pháp luật hiện nay không quy định cụ thể mà sẽ phụ thuộc vào chính sách khác nhau của từng cửa hàng. Tuy nhiên, thông thường để có thể mua điện thoại trả góp, bạn phải có giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, các loại giấy tờ chứng minh về tài chính,…

Một trong số những hình thức mua trả góp thường thấy được nhiều người sử dụng có thể kể đến như: Trả góp ACS, trả góp PPF, trả góp Home Credit, Fe Credit… Song song với hình thức trả góp trực tiếp truyền thống, hiện nay còn hình thức trả góp online, trả góp qua thẻ tín dụng…, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Trả góp được chia ra 2 hình thức chính là:

+ Trả góp qua công ty tài chính: Home Credit, FE Credit, HD Sai Son, ACS, …

+ Trả góp qua ngân hàng hay thẻ tín dụng theo hình thức trả góp online.

3. Quy trình mua điện thoại trả góp:

3.1. Hồ sơ, thủ tục vay mua điện thoại trả góp:

+ CMND hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực ( 15 năm kể từ ngày cấp).

+ Sổ hộ khẩu thường trú có tên người vay. Trường hợp khoản vay dưới 10 triệu thì có thể thay thế bằng bằng lái xe.

+ Một số giấy tờ khác theo yêu cầu của từng đơn vị cho vay.

+ Mọi giấy tờ phải là bản gốc, Công ty tài chính sẽ kiểm tra và trả lại người vay sau khi xác thực thông tin.

3.2. Quy trình mua điện thoại trả góp:

Không chỉ quan tâm đến việc mua điện thoại trả góp cần những gì, người mua cũng cần nắm rõ các bước thực hiện để quy trình diễn ra nhanh chóng. Nhìn chung, quy trình mua điện thoại trả góp khá đơn giản, không rườm rà như vay ngân hàng. Người mua chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ

Người mua chuẩn bị hồ sơ đầy đủ bao gồm: CMND/CCCD, sổ hộ khẩu hoặc bằng lái xe. Trong một số trường hợp, người mua có thể phải cung cấp thêm một số giấy tờ như: hóa đơn điện nước, xác nhận mức thu nhập hàng tháng.

Bạn nên chuẩn bị sẵn một số thông tin như: Thu nhập hàng tháng, thông tin người thân…Công ty tài chính sẽ liên hệ xác minh bất cứ lúc nào.

Bước 2: Tham chiếc điện thoại bạn yêu thích

Hãy lựa chọn chiếc điện thoại mà mình yêu thích bằng cách tham khảo trước trên website về tính năng, giá bán…Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu trước về điều kiện, chính sách cũng như những mặt hàng đang được ưu đãi lãi suất 0%.

Bước 3: Đăng ký mua điện thoại trả góp

Bạn có thể mua điện thoại trả góp trực tiếp tại điện thoại hoặc qua website. Tuy nhiên, bạn nên tới trực tiếp cửa hàng để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Ngay sau khi nộp hồ sơ, Công ty tài chính sẽ kiểm tra thông tin, xác thực và duyệt vay. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, Công ty sẽ liên hệ trực tiếp hoặc gửi qua email.

Bước 4: Hoàn tất quá trình duyệt hồ sơ

Tùy vào từng Công ty tài chính mà thời gian duyệt vay sẽ khác nhau. Ngay sau khi được duyệt, khách hàng có thể nhận được điện thoại luôn. Khách hàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền lãi, gốc theo cam kết trong hợp đồng đến khi kết thúc khoản vay.

Hình thức mua trả góp mang tới nhiều ưu điểm cho người sử dụng nhưng đồng thời cũng nó cũng có những nhược điểm mà khách hàng cần lưu ý. Cùng tìm hiểu chi tiết về các ưu và nhược điểm khi mua trả góp ngay sau đây.

4. Ưu và nhược điểm khi mua điện thoại trả góp:

4.1. Ưu điểm:

+ Giúp khách hàng có ngay món đồ mong muốn mặc dù khả năng tài chính chưa cho phép.

+ Không cần thế chấp tài sản, không chứng minh thu nhập (nếu mua dưới 10 triệu đồng), không công chứng giấy tờ.

+ Thủ tục mua trả góp rất đơn giản, dễ dàng: Bạn chỉ cần mang theo chứng minh thư, hộ khẩu, bằng lái xe hay hóa đơn điện/nước… là sẽ được cho vay tiền mua trả góp trong vòng không quá 1 ngày và nhanh nhất trong 30 phút. Còn có hình thức cho mua trả góp online – khách hàng đăng ký qua mạng, nhân viên sẽ đến tận nhà lấy hồ sơ. Khi được duyệt, khách hàng có thể nhận đồ tại siêu thị hoặc nhận ngay tại nhà.

+ Chỉ cần bỏ ra một số tiền nhỏ lại sở hữu được ngay một món đồ giá trị lớn mà không mất thời gian chờ đợi và tiết kiệm đủ tiền hoặc phải phiền toái đi vay mượn bạn bè.

+ Việc mua sắm trả góp giúp người tiêu dùng giảm gánh nặng về tài chính khi phải chi trả nhiều chi phí sinh hoạt khác nhau. Việc chia khoản tiền lớn thành nhiều mảnh nhỏ và trả từng phần một sẽ khiến người tiêu dùng không có cảm giác mất mát cùng một lúc. Đây là phương án rất phù hợp đối với người có thu nhập thấp.

Chính những ưu điểm này đã biến mua trả góp trở thành một hình thức mua sắm tiện lợi được ưu tiên của người tiêu dùng hiện nay như vay mua xe, vay mua nhà…

4.2. Nhược điểm:

Bên cạnh những lợi ích thiết thực nêu trên thì hình thức mua trả góp cũng có những hệ lụy rắc rối không lường trước được:

+ Mua sản phẩm ở mức giá cao: Ví dụ mua iPhone7s 16GB theo giá thị trường là 15 triệu đồng (trả trước 40%, trả dần trong 15 tháng) thì phải trả tới 20,7 triệu đồng, tức phải trả thêm 5,7 triệu đồng. Tùy vào số tiền vay của người tiêu dùng mà áp dụng các mức lãi suất khác nhau, từ 20 – 70%/năm.

+ Nếu chậm thanh toán, khách hàng sẽ bị phạt: Khách hàng trả chậm chịu mức phạt từ 250.000 – 600.000 VND/tháng: Nhiều khách hàng vì công việc bận rộn, quên không đóng tiền sẽ được nhân viên của công ty gọi liên tục bất kể giờ giấc, đến khi nào trả xong mới thôi. Số tiền phạt không lớn nhưng gây khó chịu cho người đi vay. Nếu bạn quỵt nợ thì sẽ bị đưa vào danh sách đen, sau này khó có thể đi vay các ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác.

Vì vậy, trước khi ký hợp đồng mua trả góp bất kì món đồ nào bạn nên xem xét kỹ phần giá điện thoại và phần lãi suất mà mình phải trả có hợp lý không. Đặc biệt thời gian vay càng dài thì bạn càng bị thiệt thòi.