Chắc hẳn rằng bạn đã từng thắc mắc rằng vì sao xã hội tự cổ chí kim lúc nào cũng tồn tại quy luật tính thời gian: 1 ngày có 24 giờ, 1 giờ có 60 phút và 1 phút có 60 giây. Để giải đáp câu hỏi nhưng câu hỏi hóc búa đó, mời bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra nguồn gốc của quy luật này nhé!
Như ngày nay, hệ thống số mà chúng ta đang sử dụng phổ biến là hệ số thập phân (cơ số 10), có thể hiểu nguồn gốc này bắt đầu từ việc đếm số bằng các đầu ngón tay của con người.
Tuy nhiên, trước đó các nền văn minh cổ đại đầu tiên lại sử dụng hệ thống các số của hệ nhị phân (cơ số 12) và hệ thập lục phân (cơ số 60) để quy ước chia ngày thành các phần nhỏ hơn.
1 ngày có 24 giờ
Nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng, chiếc đồng hồ mặt trời đầu tiên của người Ai Cập chỉ là một chiếc cọc được gắn trên mặt đất, với cách tính thời gian được xác định bằng chiều dài và hướng bóng của chiếc cọc dưới ánh nắng mặt trời.
Ngoài ra, ngay từ những năm 1500 trước Công nguyên, người Ai Cập đã phát triển ra một loại đồng hồ mặt trời tiên tiến hơn, bao gồm một thanh hình chữ T đặt trên mặt đất. Công cụ này được điều chỉnh để chia khoảng thời gian giữa ban ngày và ban đêm thành 12 phần.
Con số 12 được cho là tương đương với số chu kỳ mặt trăng trong một năm hoặc số đốt ngón tay trên một bàn tay (không tính ngón cái). Chính vì điều này đã minh chứng rằng hệ nhị phân đã sớm được người Ai Cập sử dụng lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, cách xác định thời gian theo chiếc đồng hồ mặt trời này có thể sẽ không chính xác trong một giai đoạn nào đó khi số giờ trong ngày bằng nhau nhưng độ dài của mỗi giờ sẽ có thể bị thay đổi theo mùa trong năm (mỗi giờ vào mùa hè dài hơn nhiều giờ vào mùa đông).
Hơn nữa, vì không có ánh sáng nhân tạo nên con người trong thời kỳ này quy ước ánh sáng và bóng tối là hai trạng thái đối lập chứ không phải là một khoảng thời gian của cùng một ngày như ngày nay. Có thể nói nếu không có sự trợ giúp của đồng hồ mặt trời, việc phân chia khoảng thời gian từ ban ngày đến ban đêm sẽ trở nên rất phức tạp.
Cũng trong thời đại này, các nhà thiên văn học Ai Cập đã lần đầu tiên quan sát thấy một tập hợp 36 ngôi sao chia bầu trời thành các phần bằng nhau. Được biết, khoảng thời gian bóng tối bao phủ hoàn toàn được đánh dấu bởi 12 ngôi sao trong số tập hợp này, vì thế mà thời gian ban đêm được chia thành 12 phần (dấu hiệu của việc sử dụng hệ nhị phân).
Trong thời kỳ Tân Vương quốc Ai Cập (1550 đến 1070 trước Công nguyên), hệ thống đo lường này đã được đơn giản hóa khi chỉ sử dụng một tập hợp 24 ngôi sao, trong số đó 12 ngôi sao được đánh dấu để nhận biết thời gian vào ban đêm.
Tiếp đó, một mẫu đồng hồ nước (clepsydra) được tìm thấy tại đền thờ Ammon ở Karnak, có niên đại từ năm 1400 trước Công nguyên, được sử dụng để ghi lại thời gian ban đêm và được đánh giá là thiết bị đếm giờ chính xác nhất của thế giới cổ đại. Đây tiếp tục đánh dấu sự phân chia màn đêm thành 12 phần trong các tháng.
Từ những phát hiện trên, người ta đã chia ánh sáng và bóng tối thành 12 phần và từ đó dần xuất hiện khái niệm về một ngày có 24 giờ.
1 giờ có 60 phút, 1 phút có 60 giây
Theo đó, nhà thiên văn học Hipparchus đã đề xuất chia ngày thành 24 giờ bằng nhau. Ông và các nhà thiên văn học người Hy Lạp khác đã sử dụng các kỹ thuật thiên văn học của người Babylon để thực hiện các phép tính thiên văn trong hệ thập lục phân (cơ số 60).
Mặc dù không biết tại sao lại chọn 60, nhưng có thể hiểu rằng việc biểu thị phân số của hệ số này rất tiện lợi, vì 60 là số nhỏ nhất có thể chia hết cho 10, 12, 15, 20 và 30.
Đồng thời, nhà thiên văn học người Hy Lạp Eratosthenes đã sử dụng số thập lục phân để tạo ra một hệ thống địa lý vĩ độ với việc chia một vòng tròn thành 60 phần và một hệ thống các đường kinh độ bao phủ 360 độ và chạy từ bắc xuống nam, nối từ cực này sang cực kia.
Tiếp đó, nhà bác học Claudius Ptolemy đã mở rộng công trình của Hipparchus bằng cách chia hệ thống 360 độ vĩ độ và kinh độ thành các phần nhỏ hơn. Mỗi độ được chia thành 60 phần (ngày nay chúng ta gọi là phút), mỗi phần được chia thành 60 phần nhỏ hơn (ngày nay gọi là giây).
Tuy nhiên, quy luật này lại không được mọi người áp dụng vào cuộc sống vào lúc bấy giờ, cho đến khi những chiếc đồng hồ cơ học đầu tiên hiển thị phút xuất hiện vào gần cuối thế kỷ 16.
Quy luật ngày nay
Có thể nói, nhờ các nền văn minh cổ đại xác định và bảo tồn quy luật phân chia thời gian mà xã hội hiện đại ngày nay có được quy luật 1 ngày có 24 giờ, 1 giờ có 60 phút và 1 phút có 60 giây. Tuy nhiên, những tiến bộ trong khoa học sau này đã thay đổi cách xác định các đơn vị này.
Vào năm 1967, đơn vị “giây” được quy ước lại bằng cách xác định số lần chu kỳ chuyển đổi năng lượng của nguyên tử Ce (9.192.631.770 lần). Chính việc tái định nghĩa này đã mở ra kỷ nguyên của giờ hiện hành nguyên tử và Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC) ngày nay.
Vì vậy để giữ cho thời gian nguyên tử phù hợp với thời gian thiên văn, đôi khi không phải tất cả các phút đều có 60 giây. Một vài phút hiếm hoi (khoảng 8 phút một thập kỷ) có thể có 61 giây.
Bạn nghĩ gì về những quy ước để xác định thời gian trên?
Nguồn: Tipsmake
Xem thêm: Có thể bạn chưa biết: Máy bay bự vậy thì người ta cân bằng cách nào nhỉ? Đây là câu trả lời
Biên tập bởi Nguyễn Khắc Ngọc Hãy để lại thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết (Không bắt buộc): Gửi góp ýCam kết bảo mật thông tin cá nhân
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!