Đức Phật Xác Định Ý Thức Của Con Người Có Tầm Quan Trọng Nhất

images-11-09-brain mind 821487361

(Trưởng Lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP.6, TG.2013, tr. 243-260)

Nguồn: Đường Về Xứ Phật – Tập 6

LỜI XÁC ĐỊNH THỨ NHẤT

LỜI PHẬT DẠY:

CHÚ GIẢI:

Ðức Phật nói đến tâm, tức là nói đến cái biết của con người, nhưng cái biết của con người có ba cái:

1/ Cái biết của ý thức (cái biết do sự phân biệt của sáu thức hằng ngày).

2/ Cái biết của tưởng thức (cái biết trong giấc mộng).

3/ Cái biết của tâm thức (cái biết của thức uẩn, cái biết siêu không gian và thời gian, cái biết để thực hiện Tam Minh vô lậu của bậc A La Hán).

Vậy trong kinh Pháp Cú, ở đây,chữ tâm làcái biết nào đúng với nghĩa của nó? Xin thưa quý bạn, chữ tâm ở đoạnkinh này đã làm cho nhiều người đọc dễ hiểu sai ý Phật.

Theo kinh nghiệm tu hành của chúng tôi thì chữ tâm mà nhà học giả dịch dùng ở đây, chúng ta phải hiểu nó là “ý thức phân biệt hằng ngày trong cuộc sống của chúng ta”. Nó chính là tri kiến của mỗi người đang sử dụng hằng ngày.Con đường tu tập của đạo Phật lấy ý thức phân biệt làm vũ khí tiến quân tấn công giặc tham, sân, si; giặc sinh tử luân hồi. Ðó là ý của bài kinh này vậy.

Câu kinh thứ nhất trong kinh Pháp Cú đức Phật đã xác định cho chúng ta biết “Ý thức” của con người rất quan trọng trong vấn đề tu tập theo đường hướng của đạo Phật. Vì ý thức chủ động tạo tác mọi vấn đề trong cuộc sống, tốt hoặc xấu đều do nó. Ngoài ý thức ra thì con người không có một vật gì để chủ động điều khiển thiện hay ác pháp được.

Do thấu suốt được lý này, nên bốn chân lý của đạo Phật mới ra đời để giải quyết mọi sự khổ đau của kiếp con người. Cho nên, Chánh kiến và Chánh tư duytrong Ðạo Ðế là gì các bạn có biết không? Ðó là ý thức các bạn ạ. Ý thức dẫn đầu trong giáo pháp của đức Phật một cách rõ ràng và cụ thể.

“Tâm dẫn đầu các pháp

Tâm chủ, tâm tạo tác”.

Hai câu này là một pháp hành rất cụ thể. Ðó là pháp hướng tâm “Như lý tác ý”. Tức là “pháp dẫn tâm vào đạo”, nghĩa là khi biết tâm là ý thức dẫn đầu mọi pháp thì có đường đi để đạt được mục đích bất động tâm không còn khó khăn.

Hai câu kệ này đã xác định cho chúng ta biết chỉ có loài người mới có một phương tiện tối ưu như vậy. Nếu chúng ta biết sử dụng nó, thì nó sẽ giúp chúng ta thoát khổ của kiếp làmngười, còn nếu chúng ta không biết sử dụng, để tự nó dẫn dắt chúng ta đi, thì chắc chắn cuộc đời sẽ đen tối và sự đau khổ triền miên bất tận.

Nếu biết được “tâm dẫn đầu các pháp” thì giờ này chúng ta đâu có đau khổ. Phải không hỡi các bạn?

Vì nó dẫn đầu, tức là nó làm chủ mọi pháp. Làm chủ mọi pháp, trong mọi pháp đó, phải có pháp sanh, già, bệnh, chết. Nhưng cớ sao con người lại không làm chủ những điềunày?Con người không làm chủ được những điều này, là vì con người không biết cách điều khiển “ý”, để nó làm chủ mọi pháp. Cho nên, hiện giờ “các pháp dẫn đầu tâm”, chứ không phải “tâm dẫn đầu mọi pháp”. Phải không hỡi các bạn?

Các pháp dẫn đầu tâm, vì thế tâm thường phải chịu đau khổ.

Hôm nay đức Phật xác định: “Tâm dẫn đầu các pháp” chúng ta đã sáng mắt ra và đã hiễu rõ lời dạy này như ánh đuốc soi vào đêmtối. Lời dạy này, như chúng tôi đã nói ở trên, là một pháp hành cụ thể “dẫn tâm vào đạo, chứ đừng dẫn đạo vào tâm”. Nhờ hiểu biết câu này, nên hằng ngày chúng ta dẫn tâm vào đạo: “tâm như đất, lìa tham, sân, si cho sạch; tham, sân, si là pháp khổ đau phải xa lìa, viễn ly”. Ðó là câu trạch pháp đầu tiên để thực hiện dẫn tâm vào thiện pháp và dẫn tâm diệt trừ ác pháp “Tâm dẫn đầu các pháp”.

Lời chú giải này là một trong những kinh nghiệm tu hành của chúng tôi đã mang đến kết quả giải thoát một cách cụ thể rõ ràng. Chúng tôi chú giải câu kệ này, để các bạn hiểu những lời dạy của đức Phật không còn là thứ ngôn ngữ suông, mà từ lâu các bạn chỉ biết nó là một lời nói đúng và rất hay, chứ không ngờ nó là một phương pháp tu hành căn bản nhất của đạo Phật. Nếu lời chú giải này có lợi ích thật sự cho các bạn thì các bạn hãy thực hành, còn nếu không lợi ích thì xin các bạn ném bỏ nó,như ném bỏ một chiếc giày rách.

“Tâm dẫn đầu các pháp”, khi biết nó là pháp ác thì các bạn có nên để tâm của các bạn dẫn pháp ác đó vào thân tâm bạn không? Nếu bạn là một người mất trí thì mới dùng tâm mình dẫn pháp ác vào tâm để mình chịu khổ đau. Phải không các bạn? Muốn làm sáng tỏ pháp dẫn tâm, nên đức Phật đã răn nhắc chúng ta bằng những câu kệ kế tiếp sau:

“Nếu với tâm ô nhiễm

Nói lên hay hành động”

Câu kệ đầu có nghĩa là “Nếu với tâm ô nhiễm” tức là dẫn tâm, còn câu kế “Nói lên hay hành động” tức là ác pháp. Hai câu kệ này có nghĩa là “dẫn tâm vào ác pháp”. Dẫn tâm vào ác pháp thì sẽ như thế nào các bạn? Ðức Phật xác định:

“khổ não sẽ theo ta Như xe theo vật kéo”

Bốn câu kệ này có nghĩa là: Nếu người nào dẫn tâm vào ác pháp thì sự đau khổ sẽ không bao giờ mất, nó luôn luôn như chiếc xe theo vậtkéo, phước còn thì chưa thấy tai họa, đến khiphước hết thì họa khổ sẽ đến liền.Tâm tư ô nhiễm, tức là tâm ác, tâm làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

“Tâm dẫn đầu các pháp” là một pháp môn rất cụ thể, giúp cho mọi người thoát khổ ngay liền. Nó là pháp môn vừa ngăn ác pháp mà cũng vừa diệt ác pháp rất tuyệt vời. Nếu ai biết áp dụng thực hành thì tâm hồn sẽ thanh thản, an lạc và vô sự, bất động trước các pháp ác và cảm thọ.

Chúng tôi xin nhắc lại toàn bộ bài kệ:

“Tâm dẫn đầu các pháp

Tâm chủ, tâm tạo tác

Nếu với tâm ô nhiễm

Nói lên hay hành động

Khổ não sẽ theo ta

Như xe theo vật kéo”.

Bài kệ này rút ra được bài pháp thực hành cụ thể như:

1- Pháp dẫn tâm “Như lý tác ý”. 2- Không nên dẫn tâm vào ác pháp. 3- Phải tĩnh thức trên mọi hành động của thân, tâm để tránh và dẫn tâm xa lìa các ác pháp.

Chỉ một bài kệ này đã giúp cho người theo đạo Phật thấy được tâm giải thoát bằng nhữnghành động cụ thể dẫn tâm vào đạo.

Trong bài kệ này có một tích chuyện mà chúng tôi không chấp nhận, đó là câu chuyện của Trưỡng Lão Cakkhapãla, vì không thấyđường nên đi kinh hành làm chết côn trùng rất nhiều trong một đêm mưa gió loài côn trùngxuất hiện.

Thưa các bạn! Câu chuyện này thật là vô lý. Trưởng Lão Cakkhapãla là người đã chứng quả A La Hán, thế mà không sáng suốt nhận định được côn trùng xuất hiện được sau cơnmưa. Ðó là cái sai thứ nhất.

Người chứng đạo vô lậu, lòng từ, ban rải khắp cùng, có đâu lại nỡ tâm đi kinh hành để vô tình giết hại chúng sanh. Ðó là cái sai thứ hai.

“Tâm dẫn đầu các pháp”. Là một vị tu sĩ như Cakkhapãla không biết sao? Không dẫntâm được sao? Nếu dẫn tâm thì làm sao có vô tâm giết hại chúng sanh. Ðó là cái sai thứ ba.

Nếu bảo rằng bài kinh ví dụ này là để đức Phật xác định câu kinh Pháp Cú này, khi vô tâm không tội. Theo chúng tôi nghĩ đạo Phật làđạo trí tuệ, đạo sáng suốt, đạo tĩnh thức, định tĩnh thì làm sao có vô tâm được. Phải không các bạn? Ðó chỉ là Ðại Thừa kiến giải theo kiểu học giả, chứ Phật nào có dạy như vậy đâu? Vì dạy như vậy trái với đạo tĩnh thức. Ðạo Phật là đạo trí tuệ, mỗi hành động đều phải có sự tĩnh thức để luôn sống ở trong chánh kiến của đạo Phật thì làm sao có vô tâm? Người vô tâm, vô phân biệt là người của ngoại đạo. Trong đạo Phật Chánh kiến chưađủ, mà còn phải Chánh tư duy.Nếu Trưởng Lão Cakkhapãla sống trong Chánh kiến, Chánh tư duy thì làm gì lại đikinh hành để vô tâm sát hại chúng sanh nhưvậy.

Cho nên, bảo rằng: Ðức Phật đem ví dụ để xác định bài kệ vô tâm giết hại chúng sanh là không tội. Ðiều đó sai với chân lý của đạo Phật, như chúng tôi đã nói ở trên. Vì đạo Phật có Bát Chánh Ðạo. Bát Chánh Ðạo không cho phép chúng ta làm việc gì vô tâm cả. Vì vô tâm cũng phải đoạ địa ngục, cũng phải chịu nhiều khổ đau. Vì vô tâm sát hại thì người lái xe đã gây ra tai nạn giao thông cũng là vô tâm, để rồi phải thọ lãnh sự khổ đau tù tội không phải riêng mình mà còn gây ra cả bao nhiêu người khác đau khổ nữa. Cho nên, bài kinh ví dụ này là sai.

Câu kinh Pháp Cú đã xác định nghĩa của đạo Phật rõ ràng: “Tâm dẫn đầu các pháp”. Tâm dẫn đầu các pháp mà tâm không sáng suốt, tâm không tĩnh thức, tâm không định tĩnh thì tâm sẽ dẫn chúng ta vào đau khổ.

Nếu hành động vô tâm, tức là không chỉ huy các pháp thì các pháp sẽ dẫn đầu tâm, nhưvậy không thể gọi là “Tâm dẫn đầu các pháp”.

Xét ra tích chuyện Pháp Cú là do người sau bịa đặt, làm sai ý nghĩa câu kinh. Xin quý bạn lưu ý đừng để kiến giải của học giả lừa đảo quí bạn, làm mất ý nghĩa pháp hành quí báu của đức Phật.

Mới vào đầu câu kệ của kinh Pháp Cú mà các Tổ đã lồng truyện tích làm sai ý pháp Phật, thật là đau lòng. Chúng ta là đệ tử của Phật phải sáng suốt để bài trừ tà kiến trong Phật giáo.

Tóm lại, bài kệ này trong kinh Pháp Cú có một giá trị rất lớn về pháp hành trong chân lý Ðạo Ðế của đạo Phật, tức là nó thuộc về sáu nẻo trong Bát Chánh Ðạo: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn.

Ðứng về thiền định thì nó thuộc về pháp hành của Tứ Chánh Cần “Ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng”. Còn đứng về giới luật thì nó là “hạnh ly dục ly ác pháp”. Vì thế, biết áp dụng sáu câu kệ này vào cuộc sống hằng ngày thì con đường giải thoát của đạo Phật ở ngay trước mắt các bạn và quả A La Hán cũng ngay tại đó.

LỜI XÁC ĐỊNH THỨ HAI LỜI PHẬT DẠY

CHÚ GIẢI:

Xin nhắc lại bài kệ trên, tâm dẫn đầu các pháp ác thì tâm khổ não, sự khổ não đó theo ta cũng giống như xe theo con vật kéo.

Nếu tâm không dẫn đầu ác pháp thì tâm không khổ. Do tâm dẫn đầu ác pháp nên tâm phải chịu khổ, sự khổ đau đó không thể nào tránh khỏi, vì thế nên đức Phật ví nó như xe theo convật kéo.

Cho nên, người sống trong ác pháp mà bảo rằng có hạnh phúc, an vui thì không thể nào tin được vì quả khổ sẽ theo ta như xe theocon vật kéo. Ðó lời xác định của đức Phật nhưvậy. Cho nên, một người còn ăn thịt chúng sanh, mà bảo rằng họ sống có hạnh phúc thì chúng ta làm sao tin được.

Qua bài kệ thứ nhất, chúng ta xét lại bài kinh Song Tầm, thì bài kệ thứ nhất, tức là tầm ác. Tầm ác là gì? Là sự suy tư về một ác pháp để biến ra lờinói hay hành động làm đau khổ mình, đau khổ người và chúng sanh.

Ví dụ: Hôm nay là ngày Tết mọi nhà đều giết loài vật để ăn Tết. Trước khi giết loài vật để ăn Tết thì chúng ta suy tư, phải giết con lợn, con gà, con vịt hay cá tôm, v.v… Sự suy tư như vậy là tâm dẫn đầu ác pháp. Khi sai bảo người nhà: “Con hãy ra bắt con gà giết thịt làm cỗ cúng ông bà”. Lời nói này là lời nói ác pháp. Khi ấy, đứa con trai ra chuồng bắt con gà cột hai chân lại đem ra cắt cổ gà.

Hành động bắt gà, cột hai chân và hànhđộng cắt cổ là hành động ác pháp. Cho nên, lờinói hay hành động ác pháp đều do tâm dẫn đầu trong ác pháp.

Sự suy nghĩ làm đau khổ và giết con gà chết là nhân ác. Nhân ác thì làm sao tránh khỏi quả khổ đau, Vì thế đức Phật dạy

“Khổ não sẽ theo ta Như xe theo vật kéo”.

Ngược lại, bài kệ thứ hai cũng như vậy,nhưng bài kệ thứ hai lại tâm dẫn đầu vào thiện pháp, tức là sự tư duy thiện. Sự tư duy thiện sẽ biến ra lời nói và hành động thiện tức là tầm thiện như trong bài kinh Song Tầm mà Ðức Phật đã dạy phương pháp thiền định “ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiệnpháp”.

Người mà tâm dẫn đầu mọi pháp thiện thì lời nói hay hành động đều thiện, tức lời nói vàhành động không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh và như vậy đức Phật đã xác định:

“Hạnh phúc sẽ theo ta. Như bóng không rời hình”.

Ðọc bài kệ số một và bài kệ số hai chúng ta thấy rất rõ, một tâm của chúng mà có hai mặt: thiện và ác: mặt ác khổ đau sẽ đến với chúng ta mãi mãi; mặt thiện hạnh phúc và an vui cũng sẽ theo chúng ta mãi mãi.

Xét qua hai bài kệ này chúng ta thấy đượcphương pháp tu hành của Ðạo Phật rất cụ thể. Nếu một người muốn tìm đường thoát khổ của kiếp làm người thì bất cứ ở đâu, không cần phải vào chùa, lên non, núi, rừng… đều tu giảithoát được cả.

Biết tâm là phương pháp dẫn đầu mọi pháp, nên chúng ta sử dụng tâm dẫn vào sự ngăn chặn và diệt ác pháp, không cho dẫn tâm vào ác pháp. Nói một cách khác, là chúng tađiều khiển tâm xa lìa ác pháp và luôn luôn dẫn tâm vào thiện pháp.

Hằng ngày thường dẫn tâm xa lìa ác pháp và dẫn tâm vào thiện pháp như vậy, thì đó làcách thức tu tập của đạo Phật.

Hai bài kệ trên đây là một phương phápthực hành sống ngăn ác diệt ác pháp và sanh thiện tăng trưởng thiện pháp bằng cách dẫn tâm theo ý muốn của chúng ta. Chắc chắn kết quả: “Hạnh phúc sẽ theo ta như bóng không rời hình”.

Trong kinh Pháp Cú có hai bài kệ này là pháp môn tu hành tuyệt vời, nếu ai có duyên gặp được pháp bảo này mà không tu tập để chịu một đời khổ đau thì người ấy là người ngu.

Ðừng dẫn tâm vào ác pháp thì đâu phải khổ đau. Biết ác pháp mà dẫn tâm vào ác pháp thì chỉ có người vô minh ngu si mới làm điều này. Biết ác pháp là khổ đau mà cứ dẫn tâm vào ác pháp thì người ấy chỉ là một con vật ngu si.

Ví dụ: Biết tâm tham, tâm sân là ác pháp là khổ đau mà cứ dẫn tâm vào chỗ đó là ngườingu si như con thú vật.

Con người không thể là con vật. Biết giết hại ăn thịt chúng sanh là khổ não sẽ theo tanhư xe theo vật kéo, thế mà cứ sống và giết hạivà ăn thịt chúng sanh thì làm sao tránh khỏi khổ não. Trên đời “khổ não” ai mà chẳng sợ, thế sao lại dẫn tâm vào ác pháp, để chịu lấy khổ não. Người ơi! Sao lại ngu quá vậy?

Thịt cá chúng sanh là những chất bất tịnh tanh hôi uế trược, có gì thanh tịnh trong sạchđâu? Mà lại thích ăn, cái ngon nơi miệng của quí vị là cái ảo giác. Ăn vào miệng có ngonhoài đâu? Nuốt qua khỏi cổ cái ngon còn đâu?Như vậy không phải là ảo giác sao?Người có trí, có ý thức, có sự hiểu biết một chút về điều này thì chắc chắn sẽ dẫn tâm vào thiện pháp chứ không điên gì mà dẫn tâm vàoác pháp và như vậy người ấy đã thoát khổ.

Hai bài kệ trên đây chính đức Phật dạy chúng ta sống bắt đầu cho nền đạo đức nhân bản – nhân quả, không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

Ðể kết luận bài nàychúng ta đọc lại cả hai bài kệ trên:

“Tâm dẫn đầu các pháp

Tâm chủ, tâm tạo tác

Nếu với tâm ô nhiễm

Nói lên hay hành động

Khổ não sẽ theo ta

Như xe theo vật kéo”.

-o0o- “Tâm dẫn đầu các pháp

Tâm chủ, tâm tạo tác

Nếu với tâm thanh tịnh

Nói lên hay hành động

Hạnh phúc sẽ theo ta

Như bóng không rời hình”.

Ðọc xong bài kệ này chúng ta hãy lắngnghe dư âm vang cùng khắp trong không gian và thấu tận đáy tâm hồn của chúng ta với một trạng thái thanh thản, an lạc, hạnh phúc tuyệt vời trong môi trường sống của muôn loài. Cũng từ đó lòng yêu thương sự sống của chúng ta phủ trùm trên hành tinh này như không khí.

***