Vì sao trẻ 3 tháng bú 60ml 1 lần, lượng sữa chuẩn bao nhiêu?

Trẻ sơ sinh trong mỗi cữ, mỗi tháng cần bao nhiêu ml sữa để cơ thể phát triển khỏe mạnh? Đây là nỗi trăn trở, lo lắng của những mẹ mới sinh em bé, đặc biệt là sinh con đầu lòng. Vì sao trẻ 3 tháng bú 60ml 1 lần? Để giải đáp thắc mắc và giảm bớt nỗi lo của mẹ, hãy cùng Dầu tràm Tiên Ông tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Vi sao tre 3 thang bu 60ml 1 lan

1. Lượng sữa tiêu chuẩn cho trẻ trong 12 tháng đầu tiên

Khi bé vừa chào đời, sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất vô cùng quan trọng. Bởi trong giai đoạn này, cơ thể mẹ sẽ tiết ra sữa non colostrum chứa nhiều kháng thể, chất dinh dưỡng cô đặc cùng tế bào miễn dịch, rất tốt cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, với những mẹ có lượng sữa ít, không cung cấp đủ cho bé thì cần dùng thêm sữa bột công thức dành cho trẻ mới sinh.

1.1. Lượng sữa cho bé những ngày mới chào đời

Những ngày mới chào đời, dạ dày của bé có kích thước rất nhỏ, chỉ uống được khoảng 30 – 35ml sữa/cữ và từ 8 – 12 cữ/ngày. Mỗi cữ sẽ cách nhau 2 tiếng nếu bú mẹ và 3 tiếng nếu uống sữa công thức. Mẹ có thể tùy theo nhu cầu bé mà tăng dần lượng sữa lên 60ml nếu bé vẫn quấy khóc và đòi ăn mỗi khi bú xong.

1.2. Lượng sữa cho bé 1 – 2 tháng tuổi

Ở giai đoạn từ 1 – 2 tháng tuổi, bé đã quen với môi trường bên ngoài và cân nặng đang dần tăng lên. Vì thế lượng sữa mỗi ngày của bé được khuyến cáo như sau:

  • Trẻ 1 tháng tuổi: 35 – 60ml/cữ, 6 – 8 cữ/ngày
  • Trẻ 2 tháng tuổi: 60 – 90ml/cữ, 5 – 7 cữ/ngày

Tuy nhiên, tùy theo sự phát triển của từng bé mà nhu cầu ăn sẽ khác nhau, mẹ đừng quá lo lắng sợ bé sẽ đói khi ngủ. Thực tế, trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, nếu đói sẽ quấy khóc báo hiệu, vì vậy mẹ không nhất thiết phải đánh thức bé để bú cữ đêm, việc này vô tình ảnh hưởng đến sự phát triển thể trạng và trí não của trẻ.

Vi sao tre 3 thang bu 60ml 1 lan

Tùy vào nhu cầu của cơ thể mà mỗi bé sẽ cần một lượng sữa khác nhau

1.3. Lượng sữa cho trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi

Trong giai đoạn từ 3 – 6 tháng, bé đã biết chơi đùa và hiếu động hơn, do đó lượng sữa và cữ bú mỗi ngày sẽ thay đổi để đáp ứng nhu cầu của bé, cụ thể:

  • Tháng thứ 3: 60 – 120ml/cữ, 5 – 6 cữ/ngày
  • Tháng thứ 4, thứ 5: 90 – 120ml/cữ, 5 – 6 cữ/ngày
  • Tháng thứ 6: 120 – 180ml/cữ, 5 cữ/ngày

Bước vào tháng thứ 6, hệ tiêu hóa của bé đã dần hoàn thiện, mẹ có thể cho bé tập ăn dặm bằng thức ăn mềm. Tuy nhiên, lượng sữa cung cấp cho bé mỗi ngày vẫn giữ nguyên không thay đổi.

1.4. Lượng sữa cho trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi

Đây là giai đoạn bé có sự phát triển vượt trội và bắt đầu ăn thêm những thức ăn ngoài. Lượng sữa trong những tháng này được khuyến cáo như sau:

  • Tháng thứ 7: 180 – 220ml/cữ, 3 – 4 cữ/ngày
  • Tháng thứ 8: 200 – 240ml/cữ, 4 cữ/ngày
  • Tháng thứ 9, 10, 11, 12: 240ml/cữ, 4 cữ/ngày

2. Lượng sữa cần thiết cho trẻ sinh thiếu tháng

Vi sao tre 3 thang bu 60ml 1 lan

Bố mẹ nên làm như thế nào khi bé bị sốt không rõ nguyên nhân?

2.1. Công thức tính lượng sữa cần thiết cho trẻ sinh thiếu tháng

Công thức dưới đây được áp dụng cho 2 trường hợp bé bú sữa mẹ hoặc sử dụng sữa công thức.

2.1.1. Trong tuần đầu sau khi sinh

Những ngày đầu bé cần khoảng 60 – 70ml/ngày/kg, sau đó tăng dần thêm 10ml/kg cân nặng của bé.

  • Nếu trẻ sinh được 1.5kg thì ta có: 70ml x 1.5kg = 120ml/ngày
  • Bé uống 1 ngày 12 cữ thì lượng sữa mỗi lần uống là: 120 : 12 = 10ml

2.1.2. Khi được hơn 1 tuần tuổi

Trẻ sinh non khi được 8 ngày tuổi, mẹ nên tăng lượng sữa lên 70ml, cộng với 70ml của những ngày đầu tiên là 140ml và tính theo công thức sau:

  • Cách 2 tiếng bé ăn 1 lần: (140ml x 1.5kg) : 12 cữ ăn = 17.5ml
  • Cách 1.5 tiếng bé ăn 1 lần: (140ml x 1.5kg) : 16 cữ ăn = 13ml

Những tuần sau mẹ cần lưu ý tăng thêm từ 180 – 200ml/kg/ngày, không quá 200ml. Ví dụ: Nếu bé bú 150ml sữa mẹ thì chỉ nên uống thêm 50ml sữa bột.

2.2. Những điều mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ thiếu tháng

Trong quá trình chăm sóc bé sinh non, mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không cho bé bú bình sớm, điều này sẽ tạo thói quen khiến bé từ chối bú mẹ, việc nuôi con bằng sữa mẹ gặp khó khăn
  • Khi tròn 6 tháng tuổi, mẹ có thể tập cho bé ăn dặm
  • Lượng sữa công thức cho trẻ chỉ nên bằng ⅓ nhu cầu sữa hằng ngày cho đến lúc mẹ đủ sữa hoàn toàn
  • Với những trẻ thiếu tháng có khả năng bú, nuốt và thở chưa hoàn thiện hẳn thì sau khi bú mẹ cần cho ăn thêm bằng ống tiêm nhỏ giọt hoặc muỗng/thìa
  • Sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sinh non
  • Mẹ tìm hiểu và áp dụng những cách massage đúng cũng giúp trẻ nhanh cứng cáp, hệ hô hấp phát triển tốt và nâng cao sức đề kháng của cơ thể

3. Bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hiểu và biết được lượng sữa cần thiết theo ngày tháng hoặc theo cân nặng sẽ giúp mẹ linh hoạt hơn trong việc chăm sóc và đưa ra khẩu phần phù hợp cho trẻ.

3.1. Bảng lượng sữa cho trẻ dựa trên cân nặng

Bảng lượng sữa cho trẻ dựa theo cân nặng sẽ giúp mẹ dễ dàng theo dõi và cho bé uống đủ lượng sữa cần thiết mỗi ngày.

Vi sao tre 3 thang bu 60ml 1 lan

3.2. Bảng lượng sữa cho trẻ tính theo tháng tuổi

Bảng lượng sữa theo tháng giúp mẹ kiểm soát được lượng sữa cung cấp cho bé theo từng tháng khác nhau.

Vi sao tre 3 thang bu 60ml 1 lan

4. Khi nào mẹ biết bé đã bú no hay chưa?

Vi sao tre 3 thang bu 60ml 1 lan

Một số dấu hiệu đặc trưng giúp mẹ dễ dàng nhận biết bé đã bú đủ sữa:

  • Bé ngưng bú và xoay đầu khỏi ngực mẹ hoặc bình sữa
  • Bé ngủ thiếp đi và nhả núm vú
  • Những bé lớn trên 4 tháng khi bú no sẽ dễ bị phân tâm bởi môi trường xung quanh
  • Số tã bẩn của bé mỗi ngày khoảng 5 – 6 tã và tăng cân đều mỗi tháng
  • Khi bé bú vừa no, ngực mẹ sẽ giảm cảm giác căng cứng và chảy sữa
  • Nước tiểu của bé có màu trong hoặc vàng nhạt, không quá đậm màu hoặc mùi khó chịu
  • Bé bú nhanh, thời gian mỗi cữ khoảng 10 – 15 phút

Nếu bé đã no mà vẫn tiếp tục bú thì dễ xảy ra tình trạng khó tiêu hoặc nôn trớ.

5. Một vài dấu hiệu nhận biết bé chưa bú đủ lượng sữa cần thiết

Vi sao tre 3 thang bu 60ml 1 lan

5.1. Thời gian bú của bé thay đổi thất thường

Đối với trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi, lượng sữa và thời gian bú có sự thay đổi theo từng giai đoạn phát triển, thời gian mỗi cữ khoảng 10 – 20 phút. Nếu bỗng nhiên mẹ thấy thời gian bú của con ít hơn hoặc dài hơn so với bình thường thì nên cân nhắc lại lượng sữa để đảm bảo sự phát triển của bé.

5.2. Bé nhẹ cân, chậm lớn

Đây là dấu hiệu rõ ràng và chính xác nhất cho thấy bé bú không đủ lượng sữa. Trong tuần đầu tiên chưa quen với môi trường bên ngoài, bé sẽ gặp các vấn đề sụt cân sinh lý. Tuy nhiên sang tuần thứ 2, nếu bé vẫn không tăng cân so với số cân ban đầu hoặc có phần giảm hơn thì mẹ nên bổ sung đúng lượng sữa mà cơ thể bé cần.

5.3. Số tã ướt và bẩn trong ngày ít

Thông thường, bé sẽ làm bẩn ít nhất khoảng 6 miếng tã mỗi ngày. Tuy nhiên trong thời gian đầu, bé chỉ làm ướt khoảng 1 – 2 miếng tã, vì cơ thể bé đang hấp thụ nguồn sữa non bổ dưỡng, sau khi hết đợt sữa non đó, bé sẽ đi tiểu nhiều hơn.

5.4. Lượng sữa của mẹ tiết ra mỗi ngày

Cơ thể mẹ rất tuyệt vời, tùy theo nhu cầu của bé mà sẽ tiết ra lượng sữa vừa đủ. Vậy nên nếu mẹ cảm thấy lượng sữa giảm dần đi thì có nghĩa là trước đó bé đã không bú đủ lượng sữa cần thiết.

Ngoài những dấu hiệu cơ bản kể trên, mẹ có thể dễ dàng nhận biết thông qua việc bé hay chóp chép miệng, mút tay, quấy khóc, rúc đầu vào ti mẹ, quay đầu từ bên này sang bên kia liên tục,…

6. Một vài điều mẹ cần lưu ý khi cho bé bú

Vi sao tre 3 thang bu 60ml 1 lan

Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc trẻ sơ sinh vừa chào đời

6.1. Trẻ bú bình sẽ có nhu cầu sữa cao hơn trẻ bú mẹ

Những bé bú sữa công thức, sự hấp thu dưỡng chất chắc chắn không bằng bé bú trực tiếp sữa mẹ. WHO khuyến cáo mẹ nên cho bé uống sữa theo đúng liều lượng được ghi trên vỏ hộp. Trong 12 tháng đầu, nên cho bé uống các loại sữa có vị nhạt, sữa sinh học, sữa organic để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa của bé. Những trẻ dưới 6 tháng không nên uống quá 150ml/lần, trên 6 tháng uống khoảng 180ml và đến 12 tháng sẽ uống 200ml/lần.

6.2. Không chọc ghẹo, đùa giỡn khi con đang bú

Khi bé đang bú, mẹ không nên trêu đùa khiến bé cười, điều này làm cho thanh môn của bé mở rộng, sữa và không khí dễ lọt vào khí quản, dễ làm bé bị sặc sữa, hoặc nặng hơn là viêm phổi.

6.3. Khi mẹ đang tức giận thì không cho con bú

Khi tức giận, cơ thể người sẽ sản sinh ra chất độc, vậy nên khi mẹ đang tức giận, không nên cho bé bú trực tiếp, tránh tình trạng chất độc thông qua sữa mẹ đi vào cơ thể bé.

6.4. Cần lưu ý khi pha sữa cho con

Trong sữa có đầy đủ các chất dinh dưỡng như đạm, chất béo, vitamin, muối khoáng,… vậy nên khi pha sữa, mẹ nên sử dụng nước ấm thay cho nước sôi, tránh tình trạng làm hao hụt các dưỡng chất có trong sữa.

6.5. Mẹ mới đi làm về, không nên cho bé bú ngay

Khi mẹ vừa tan làm, đồng phục chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, mầm bệnh,… vì thế, mẹ hãy đảm bảo mình luôn sạch sẽ khi cho bé bú để hạn chế các yếu tố có hại đến sức khỏe của con.

6.6. Dùng các loại sữa tắm, xà phòng thơm cho vùng ngực

Mẹ sử dụng các loại xà phòng thơm và thuốc bôi ngực có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vì thế, mẹ chỉ nên sử dụng nước ấm hoặc những sản phẩm an toàn, dịu nhẹ, không gây kích ứng với trẻ sơ sinh để vệ sinh vùng ngực.

Tùy theo tháng tuổi và nhu cầu cơ thể mà lượng sữa sẽ thay đổi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của trẻ. Trên đây là những thông tin mà Dautramtienong.com đã tổng hợp về lượng sữa cần thiết cho bé mỗi ngày. Hy vọng bài viết này sẽ giúp mẹ dễ dàng chăm sóc và an tâm hơn trong quá trình cùng con lớn lên.

Xem thêm:

Top 10+ cách điều trị viêm xoang trán tại nhà hiệu quả

Top 10+ cách điều trị viêm xoang hàm tại nhà đơn giản & hiệu quả