Một trong những nền văn học quan trọng góp mặt nhiều nhất trong chương trình giảng dạy tại trường lớp là văn học trung đại. Nền văn học này có hàng loạt các tác phẩm quen thuộc mà bất kỳ học sinh nào cũng dễ dàng ghi nhớ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ văn học trung đại là gì, trải qua quá trình hình thành như thế nào và giá trị mang lại ra sao?
Khái niệm nền Văn học trung đại Việt Nam
Văn học trung đại là cách gọi bao quát cho các tác phẩm được hình thành và phát triển trong lòng xã hội phong kiến Việt Nam. Chính sự ra đời của nền văn học này, kết hợp cùng tính phong phú sẵn có của văn học dân gian, đã góp phần hoàn chỉnh diện mạo văn học dân tộc.
Song, văn học trung đại khá đa dạng về thể loại cũng như các đặc tính nổi bật. Cùng CoLearn tìm hiểu chi tiết về lịch sử phát triển và đặc trưng của nền văn học này thú vị ra sao trong bài viết dưới đây nhé!
Văn học trung đại đa dạng về thể loại và các đặc tính nổi bật
Các giai đoạn lịch sử của nền văn học trung đại Việt Nam
Giai đoạn 1: Từ đầu thế kỷ X đến hết thể kỷ XIV
Thế kỷ X ghi nhận một dấu mốc lịch sử đặc biệt của dân tộc Việt Nam khi ta giành được quyền độc lập tự chủ. Văn học tại thời điểm này chủ yếu là các tác phẩm được sáng tác bằng chữ Hán với nội dung chính xoay quanh tinh thần dân tộc, tình yêu nước, thương dân. Một số tác phẩm nổi bật có thể kế tới như: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu),…v.v.
Mãi đến cuối thể kỷ XIII, nền văn học đánh dấu một bước ngoặt lớn với sự xuất hiện của Văn học chữ Nôm. Các tác phẩm được viết bằng chữ Nôm chủ yếu là thơ thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, bao gồm: ngâm khúc, truyện thơ, phú, văn tế,… phản ánh chân thực đời sống con người Việt Nam thời bấy giờ.
Nắm vững khái niệm văn học trung đại là gì cùng khái niệm trạng ngữ là gì giúp học sinh học tốt môn Văn hơn. Học sinh muốn nâng cao năng lực bản thân nhanh hơn có thể đăng ký khóa học trực tuyến của Colearn để giáo viên Colearn định hướng phương pháp học hiệu quả nhất.
Văn học trung đại trong giai đoạn từ đầu thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV
Giai đoạn 2: Từ đầu thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII
Trong giai đoạn từ đầu thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII, văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm cùng phát triển song song với nội dung đan xen giữa ngợi ca tinh thần yêu nước và phê phán hiện thực xã hội phong kiến đầy.
Văn chính luận và văn xuôi tự sự là 2 thể loại có bước phát triển vượt bậc của văn học chữ Hán tại thời điểm này. Trong đó, phải kể đến những đóng góp to lớn của Nguyễn Trải với Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Dữ với Truyền kì mạn lục và Lê Thánh Tông với Thánh Tông di thảo tương truyền. Tình huống truyện cũng là kiến thức quan trọng để học sinh hiểu được diễn biến của các câu chuyện.
Văn học chữ Nôm trong giai đoạn này đạt được thành tựu có phần nhỉnh hơn khi kết hợp hài hòa giữa các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc và thể loại đặc trưng của văn học dân tộc như:
- Thơ theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn: Hồng Đức quốc âm thi tập, Bạch vân quốc ngữ thi, Quốc âm thi tập.
- Khúc ngâm thể song thất lục bát: Tứ thời khúc vịnh.
- Diễn ca lịch sử thể lục bát và song thất lục bát: Thiên Nam ngữ lục (lục bát), Thiên Nam minh giám (song thất lục bát).
Giai đoạn 3: Từ đầu thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX
Giai đoạn từ đầu thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, chế độ phong kiến dần suy thoái bởi các phong trào nông dân khởi nghĩa, người dân Việt nổi dậy đấu tranh giải phóng con người. Văn học trong hoàn cảnh đương thời cũng vì vậy mà trở nên rực rỡ, đáng ghi nhớ. Trong quá trình học tập các em có thể tham khảo thư viện bài giảng điện tử của Colearn để nắm vững kiến thức lý thuyết chính xác nhất.
Theo dòng sự kiện, trào lưu nhân đạo chủ nghĩa ra đời, đặc biệt là khi người phụ thời bấy giờ bắt đầu cất tiếng nói đòi quyền sống, quyền bình đẳng, hạnh phúc. Hàng loạt các tác phẩm văn học đều đề cập đến nữ giới, như: Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), kiệt tác Truyền Kiều của Nguyễn Du,… Đồng thời, sự xuất hiện của các nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,… cũng góp phần tạo thêm điểm nhấn cho nền văn học trung đại giai đoạn này.
Xem thêm: Văn học dân gian là gì? Đặc trưng cơ bản và thể loại của Văn học dân gian
Bên cạnh đó, các tác phẩm xoay quanh thế giới nội tâm riêng tư, ý thức cá nhân của con người cũng ngày càng phát triển thoải mái, mạnh mẽ hơn dưới cả 2 hình thức văn xuôi và văn vần, được thể hiện bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Vì vậy, nắm vững khái niệm văn học trung đại là gì giúp các em học sinh học tập môn Văn hiệu quả nhất.
Văn học từ đầu thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX đề cập nhiều đến người phụ nữ
Giai đoạn 4: Nửa cuối thế kỷ XIX
Nửa cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam, mở ra thời kỳ thực dân nửa phong kiến. Chủ nghĩa yêu nước trong văn học cũng vì vậy mà càng được đẩy mạnh hơn cùng âm hưởng bi tráng, hào hùng, nổi bật trong đó phải kể đến nhà văn lớn Nguyễn Đình Chiểu với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Bên cạnh đó còn có sự góp mặt của nhiều nhà thơ quen thuộc như: Phan Văn Trị, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Thông,… với các tác phẩm thơ ca yêu nước mà bạn đã, đang và sẽ được học trong chương trình Ngữ Văn. Ngoài ra giai đoạn này còn ghi nhận thành tựu của thơ ca trữ tình – trào phúng với 2 nhân vật tiêu biểu là Tú Xương và Nguyễn Khuyến.
Đặc biệt, sự xuất hiện của văn học chữ Quốc ngữ xuyên suốt thế kỷ XIX đã mang đến làn gió mới cho nền văn học Việt Nam, trở thành văn tự duy nhất được duy trì để sáng tác cho đến ngày nay. Tới đây, các em đã nắm vững được các giai đoạn phát triển của nền văn học trung đại Việt Nam. Nếu bạn có khó khăn gì trong quá trình học tập văn học có thể tham gia hỏi đáp bài tập để Colearn giúp bạn nắm vững kiến thức sâu hơn.
3 Đặc trưng nổi bật của văn học trung đại Việt Nam
Xuyên suốt các quá trình lịch sử, nền văn học ghi nhận 3 đặc điểm văn học trung đại nổi bật dưới đây:
Đặc trưng 1: Tính song ngữ là yếu tố không thể thiếu trong văn học trung đại
Có thể thấy, đặc trưng thường thấy nhất trong văn học trung đại Việt Nam là tính song ngữ đan xen giữa văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
Tiêu biểu là khoảng thời gian từ đầu thế kỷ X đến hết thể kỷ XIV, do ảnh hưởng sâu rộng từ văn hóa Hán mà chữ Hán gần như trở thành ngôn ngữ sáng tác chủ đạo của các nhà văn Việt Nam. Song, về mặt nội dung, vẫn đảm bảo đề cao được chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc Việt. Học sinh có thể xem thêm giải bài tập sách giáo khoa để hiểu sâu kiến thức nhanh nhất.
Đặc trưng 2: Văn học trung đại kế thừa những tinh hoa của văn học dân gian
Với tính chân thực, đa dạng nhiều màu sắc, văn học dân gian trở thành nguồn cảm hứng bất tận của nhiều nền văn học dân tộc, trong đó có cả văn học trung đại Việt Nam.
Cụ thể, văn học viết trung đại tiếp thu từ văn học dân gian nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm: đề tài, quan niệm thẩm mỹ, thể loại, ngôn từ. Nhờ những tư liệu liệu học hỏi từ văn học dân gian, các tác phẩm thơ ca trung đại, tập văn xuôi chữ Hán, truyện Nôm thêm phần chân thực và chuẩn xác hơn. Không những thế, hai nền văn học còn có mối tác động, bổ sung lẫn nhau trong suốt chặng đường phát triển, góp phần hoàn thiện nền văn học dân tộc. Vì vậy, các em học sinh cần nắm vững văn học trung đại là gì, các đặc trưng của nó cùng cách làm bài văn tự sự để học tốt môn Văn.
Văn học dân gian là nguồn cảm hứng phát triển văn học trung đại Việt Nam
Đặc trưng 3: Văn học trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng tôn giáo
Tư tưởng tôn giáo luôn là nền tảng hình thành các tác phẩm văn học trung đại. Nói cách khác, sự phát triển của văn học trung đại đều phải theo khuôn khổ các học thuyết Phật, Nho, Đạo vì chính những quan điểm này đã tạo nên nét đặc thù trong tư tưởng người dân về bản chất vũ trụ, thiên nhiên, và con người. Muốn học tốt văn học trung đại các em có thể tham khảo chuyên đề tác phẩm văn học trung đại Ngữ Văn 9 do giáo viên Colearn biên soạn thường xuyên.
Hơn nữa, tư tưởng tôn giáo còn đem lại những hệ quả đặc trưng như: hạn chế ý thức và biểu hiện tâm tư, tình cảm cá nhân; là thi liệu cho các bài học đạo đức, mang tính uốn nắn, giáo dục con người; phân biệt rõ ràng giữa văn học linh thiêng và văn phàm tục. Nắm vững 3 đặc điểm trên cùng cách học thuộc Văn hiệu quả giúp học sinh đạt kết quả học tập tốt nhất.
Bài viết trên đây đã khai thác cụ thể từng giai đoạn phát triển cũng như đặc điểm nổi bật của văn học trung đại Việt Nam. Nền văn học này vốn đa dạng và trải qua quá trình lịch sử khá dài nên CoLearn hy vọng những thông tin kể trên sẽ phần nào giúp các bạn có cái nhìn toàn diện hơn, phục vụ cho việc nghiên cứu và ôn tập đạt hiệu quả cao.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!