Văn hóa mỗi quốc gia đều có những nét đặc trưng riêng. Những nét độc đáo của quốc gia này cũng được thể hiện rõ nét nhất thông qua trang phục truyền thống của nước họ. Cùng tìm hiểu về những trang phục truyền thống của các nước trên thế giới nhé.
- Tìm hiểu về văn hóa Đông Nam Á
- Khám phá nét độc đáo của văn hóa ẩm thực Nhật Bản
- Mọi điều bạn cần biết về văn hóa Thụy Sỹ trước khi lên đường du học
1. Sari (Ấn Độ)
Ấn Độ là quốc gia có trang phục truyền thống Sari được đánh giá là đẹp nhất. Những bộ Sari trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn không hề thay đổi hình dáng, kiểu dáng thiết kế. Nhìn chung sari, đặc biệt là sari cho phụ nữ đã kết hôn thường có thiết kế hai mảnh, áo lửng, quần dài ôm bên trong hoặc váy dài và một tấm vải lớn bao quanh cơ thể. Sari có nhiều hoa văn và màu sắc khác nhau, tạo nên vẻ quyến rũ và sang trọng cho phụ nữ khi mặc.
Giống như quốc phục Áo dài của Việt Nam, sari chỉ thật sự bắt buộc phải mặt trong các nghi lễ. Tuy nhiên đối với một số người, họ vẫn mặc sari trong các công việc hằng ngày như đi làm, đi chợ, đi dạo phố,…Với sự ảnh hưởng của nền văn hoá châu Âu, tại các thành phố lớn của Ấn Độ, sự xuất hiện của sari ngày càng giảm mà thay vào đó là các trang phục mang tính hiện đại và tiện lợi cho việc di chuyển hơn.
Xem thêm: Cùng tìm hiều về nền văn hóa Ấn Độ
2. Kimono (Nhật Bản)
Nhắc đến Nhật Bản, ta chắc chắn không thể không biết đến Kimono. Là trang phục truyền thống tại Nhật Bản từ xa xưa đến nay. Vào những dịp quan trọng, phụ nữ Nhật Bản cũng mặc Kimono để thể hiện tính trang nghiêm, lịch sự. Là một trong những trang phục có mức giá khá đắt đỏ cũng như cách ăn mặc cầu kì, không phải ai cũng có thể sở hữu được một bộ Kimono ở thời hiện đại.
Thế nhưng, bạn cần phải phân biệt Kimono và Yukata. Yukata cũng là bộ trang phục truyền thống của Nhật nhưng nó ít được biết đến hơn. Bộ trang phục này thường được mặc vào các lễ hội mùa hè và có phần ít lớp vải hơn Kimono. Tuy nhiên, khi nhắc tới Nhật Bản thì người ta vẫn xem Kimono như là quốc phục của quốc gia này.
Xem thêm: 3 nét đặc trưng của văn hóa Nhật Bản
3. Hanbok (Hàn Quốc)
Hanbok được người Hàn Quốc mặc trong những dịp lễ đầu năm, đám cưới hoặc khi mới về nhà chồng. Trang phục Hanbok thường có thiết kế dáng áo lửng, phần váy rộng, dài với những màu sắc tươi sáng. Hầu hết từ trẻ em cho đến phụ nữ tại Hàn Quốc đều sở hữu một bộ Hanbok. Trước kia phái nam cũng có Hanbok nhưng nay đã không còn phổ biến như Hanbok nữ.
Vào thời xưa, Hanbok cũng là một phần để thể hiện thân thế và gia cảnh của chủ nhân mặc nó. Ngoài ra, để có thể có một bộ trang phục Hàn Quốc “đúng chuẩn” thì bạn còn phải kèm theo các phụ kiện, bao gồm:
- Norigae: là phụ kiện truyền thống của phụ nữ, và không có sự khác biệt nào được xác định bởi tình trạng xã hội
- Binyeo: là một kẹp tóc trang trí truyền thống, và nó có một đầu hình khác nhau một lần nữa tùy thuộc vào tình trạng xã hội. Phụ nữ trong gia đình hoàng gia đã có rồng hay Binyeo phượng hình trong khi phụ nữ thường có cây hoặc hoa.
- Danghye: là đôi giày cho phụ nữ đã lập gia đình trong triều đại Joseon. Danghye được trang trí với cây mang nho, lựu , hoa cúc , hoặc mẫu đơn : đây là biểu tượng của tuổi thọ.
4. Kebaya (Indonesia)
Kebaya là trang phục truyền thống của phụ nữ Indonesia từ thời xa xưa. Với thiết kế phần áo cổ chữ V, ôm sát khá giống áp bà ba Việt Nam, cùng phần chân váy dài chạm trên mắt cá có những hoa văn rực rỡ, tạo nên sự sang trọng cho người mặc. Kebaya vẫn còn được mặc đến ngày nay, nhưng thường chỉ được xuất hiện ở phụ nữ trung niên.
Kebaya vốn có nguồn gốc từ ngôn ngữ Ả Rập – Kaba có nghĩa là “trang phục” và được du nhập vào đất nước Indonesia bằng ngôn ngữ Bồ Đào Nha, kể từ đó Kebaya bắt đầu xuất hiện để chỉ kiểu trang phục áo – váy. Hơn thế nữa, vào thế kỉ thứ 15 và 16 thì đây chỉ là bộ trang phục dành cho hoàng gia.
5. Pollera (Tây Ban Nha)
Pollera là trang phục truyền thống của nữ giới Tây Ban Nha với thiết kế khá cầu kì, chân váy xòe rộng cùng những họa tiết trang trí trên đầu. Chiếc váy thường được may bằng len hoặc bông và rất đầy màu sắc trên nền vải trắng, có may hoa văn nổi bật. Phần trên váy giống với áo Poncho trễ vai, chân váy dài xòe rộng cùng các họa tiết thêu hoa cầu kì. Ở trước và sau cổ áo là những quả pompom, cùng các trang sức Tembleque trên đầu.
Nguồn nguyên liệu khan hiếm cùng với việc mất nhiều công sức để có thể làm ra sản phẩm nên đây được xem là trang phục dành cho người giàu vào thời xưa.
6. Sabai (Thái Lan)
Là quốc phục của Thái Lan, Sabai được hầu hết người Thái Lan diện trong những khi dịp lễ, cưới hỏi… Với thiết kế là những mảnh vải lựa, bông hẹp được nối, gấp, may không quá sát người với phần vải vạt chéo vắt qua vai. Sabai tôn lên sự sang trọng, tinh tế và dịu dàng của người phụ nữ.
7. Dirndl (Đức)
Dirndl được xem là trang phục truyền thống của miền Nam nước Đức. Xưa kia bộ trang phục được phụ nữ Đức diện ở mọi nơi khi ở lễ hội, đi chợ hay cả khi ở nhà. Nhưng ngày nay những trang phục này chỉ được diện ở những lễ hội nông thôn. Dirndl có thiết kế phần váy dài qua đầu gối, xếp li nhỏ với đai lưng thắt nơ. Phần thân trên màu trắng, cổ vuông khoét sâu, chẽn ngực và tay bồng, cùng một chiếc tạp dề cách điệu đằng trước.
Tuỳ theo mùa mà bộ trang phục này sẽ có một chút khác biệt. Các dirndl phong cách mùa đông có váy nặng, ấm. Tạp dề làm bằng bông dày, vải lanh, nhung hoặc len, và tay áo dài. Màu sắc thường rất phong phú và tối. Phong cách mùa hè nhẹ nhàng và tiết lộ hơn. Nó có tay áo ngắn, và thường được làm từ bông nhẹ.
Xem thêm: Tìm hiểu về những nét đặc sắc của văn hóa nước Đức
8. Kilt (Scotland)
Trang phục truyền thống của Scotland là váy caro, đặc biệt là cho cả phái nam. Loại váy này có tên gọi là Kilt. Với thiết kế xếp li được mặc với áo sơ mi và ghi lê đen. Ngoài ra còn có tất trắng cao được chạm đến đầu gối. Váy được mặc cùng một lớp vải caro quấn bên hông, từ đằng trước vòng ra đằng sau. Váy thường được mặc ở các lễ hội đặc biệt của người Scotland.
9. Gho (Bhutan)
Gho là quốc phục bắt buộc tại Bhutan. Khi nam/nữ giới cần phải mặc ở trong những dịp lễ tôn nghiên và khi đi làm. Là một bộ trang phục với chiếc áo khoác rộng tay, dài đến đầu gối và buộc ngang hông, bên trong là quần short cùng tất đen. Trong khi nữ giới có phần chân váy suông dài chạm gót.
Chính phủ Bhutan yêu cầu tất cả nam giới mặc gho. Nếu họ làm việc trong một văn phòng chính phủ hay trường học. Đàn ông cũng phải mặc gho vào những dịp chính thức. Luật bắt đầu từ năm 1989. Nhưng hầu hết mọi người đều mặc bộ trang phục này theo phong cách hiện đại hơn.
9 trang phục truyền thống của một số quốc gia đã được giới thiệu đến với bạn. Tham khảo thêm tên gọi của những trang phục của quốc gia khác. Để có được những hiểu biết văn hóa quý báu của các quốc gia trên thế giới nhé.
Theo duhoc.online tổng hợp
Từ khóa tìm kiếm từ Google:
- trang phục truyền thống của các nước
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!