Khi mua các sản phẩm đồ gia dụng, đồ điện tử,… trên các sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada,… thì các bạn sẽ thường nhìn thấy dòng chữ “hàng OEM”. Vậy hàng OEM nghĩa là gì? Hàng OEM có tốt không, có nên mua không? Bài viết dưới đây JobsGO sẽ giúp bạn nắm được những thông tin cơ bản về OEM , bạn hãy tham khảo nhé!
OEM là gì?
OEM nghĩa là gì? – Đây là từ viết tắt của Original Equipment Manufacturer, nghĩa là nhà sản xuất thiết bị gốc. OEM thường được sử dụng để chỉ những công xưởng, đơn vị thực hiện sản xuất sản phẩm theo thông số và thiết kế theo đơn đặt hàng của đơn vị đối tác.
Hàng OEM nghĩa là gì?
Hàng OEM chính là sản phẩm được sản xuất bởi 1 đơn vị, công ty nào đó nhưng lại được ra mắt thị trường dưới tên, thương hiệu của công ty đã đặt làm ra sản phẩm đó.
Khi công ty OEM và bên đặt hàng hợp tác cần phải đảm bảo được 2 yêu cầu quan trọng dưới đây:
- Bên đối tác nhập hàng OEM cần đưa ra những yêu cầu cụ thể đối với sản phẩm như số lượng, thông số kỹ thuật,… Sau đó báo cho đơn vị sản xuất thông qua đơn đặt hàng hoặc hợp đồng OEM. (Hợp đồng OEM là gì? – Là hợp đồng sản xuất ủy thác mà nhà sản xuất xác nhận sẽ nhận yêu cầu, thiết kế từ người đặt hàng).
- Bên nhập hàng OEM không được tự ý bán lẻ hàng OEM ra bên ngoài thị trường theo dạng bán riêng, tách rời các bộ phận, linh kiện. Thay vào đó, họ chỉ có thể lắp ráp, phân phối và tiêu thụ sản phẩm của bên sản xuất khi sản phẩm đã được hoàn thiện về tổng thể.
👉 Xem thêm: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam – Những điều cần biết
Lợi ích của mô hình sản xuất hàng OEM?
Hiện nay có không ít đơn vị đã phát triển hình thức sản xuất hàng hóa OEM để thay thế cho hình thức sản xuất hàng hóa truyền thống. Bởi việc sử dụng mô hình OEM sẽ đem lại hàng loạt lợi ích như:
- Làm mới cho sản phẩm: Công ty có thể thỏa sức triển khai ý tưởng sản phẩm, ý tưởng thiết kế hay ý tưởng kinh doanh.
- Kết hợp nhiều ý tưởng: Đáp ứng yêu cầu của bên đối tác bằng cách mix nhiều ý tưởng, kết quả đã thực hiện với nhau tạo nên sản phẩm độc đáo.
- Đơn giản hóa quy trình: Khi nhờ một đơn vị khác để sản xuất sẽ giảm bớt được rất nhiều quy trình, công đoạn phức tạp. Và khi quy trình càng đơn giản hóa thì chi phí sản phẩm sẽ càng thấp, phù hợp với những startup có mức vốn hạn hẹp.
Thương hiệu OEM trên Tiki là gì? Có nên mua hàng OEM?
Hàng OEM trên Tiki là gì?
Sản phẩm, hàng hóa thương hiệu OEM trên Tiki nghĩa là những sản phẩm này được bán trên sàn thương mại điện tử này mà không cần cung cấp bất kỳ giấy tờ gì cho Tiki. Vì thế, người bán có thể cạnh tranh với nhau mà không cần phải đăng ký sở hữu trí tuệ cho 1 sản phẩm nhất định.
Có nhiều người thường nghĩ rằng hàng OEM trên Tiki đều kém chất lượng. Nhưng thực chất thì không phải, do có quá nhiều người bán nên khó chọn được sản phẩm tốt, nên nhiều người đã có cái nhìn không thiện cảm với hàng OEM.
👉 Xem thêm: Việc làm nhân viên OEM mới nhất
Có nên mua hàng OEM không?
Như đã nói ở trên, hàng OEM được sản xuất từ các đơn vị sản xuất khác nhưng không có thương hiệu mà chỉ gắn mác OEM. Vì thế, giá thành của sản phẩm OEM cũng sẽ thấp hơn so với hàng thương hiệu.
Như vậy, khi mua hàng OEM các bạn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. Tuy nhiên bạn cũng cần biết rằng, do giá thành thấp nên khi xảy ra vấn đề gì thì bạn sẽ không nhận được sự hỗ trợ nào từ đơn vị sản xuất. Cho nên bạn hãy cân nhắc thật kỹ khi mua hàng OEM nhé!
Một số thuật ngữ liên quan tới hàng OEM
Sau khi đã hiểu rõ về “Thuật ngữ OEM là gì?” thì chúng ta cũng nên hiểu thêm các thuật ngữ khác liên quan tới OEM như ODM, VAR, OBM.
ODM nghĩa là gì?
ODM là từ viết tắt của từ Original Design Manufacturing, là đơn vị sản xuất thiết kế ban đầu đảm nhiệm việc xây dựng, thiết kế các sản phẩm theo yêu cầu.
OEM và ODM giống nhau ở chỗ là đều sản xuất các sản phẩm cho khách hàng. Tuy nhiên OEM sẽ sản xuất “hộ” cho khách hàng, còn ODM sẽ sử dụng dữ liệu, thông số của khách hàng để thiết kế.
OBM
Ngoài ODM và OEM thì chúng ta còn 1 thuật ngữ liên quan tới vấn đề này là OBM. Đây là đơn vị sản xuất thương hiệu gốc, nghĩa là các công ty không tham gia vào quá trình thiết kế, sản xuất mà chỉ tập trung phát triển thương hiệu.
Các công ty OBM sẽ mua lại sản phẩm được chế tác từ công ty khác và đóng dấu thương hiệu của mình lên để tăng giá trị sản phẩm.
VAR
VAR nghĩa là các đại lý bán lẻ nằm trong chuỗi cung ứng sản phẩm và có mối liên hệ trực tiếp với OEM. VAR sẽ mua các sản phẩm từ 1 OEM, thêm phần cứng đặc biệt, dịch vụ, phần mềm đặc biệt sau đó bán các gói phần mềm tới khách hàng cuối cùng.
👉 Xem thêm: Mô tả công việc Nhân viên quản lý chuỗi cung ứng
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hàng OEM nghĩa là gì để có thể đưa ra quyết định mua, sử dụng hàng hóa OEM cho phù hợp. Và cũng đừng quên truy cập Jobsgo.vn thường xuyên để nắm bắt nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!