Thuốc Vilanta được bào chế ở dạng viên nhai và đóng gói ở dạng vỉ, mỗi vỉ có 10 viên. Đây là một loại biệt dược dùng để điều trị một số vấn đề về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, ợ chua, nhiễm độc alcool v.v…
- Tên biệt dược: Vilanta
- Dạng bào chế: Viên nhai
- Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa.
I- Những thông tin bạn cần biết về thuốc Vilanta
Thành phần, chỉ định, cách dùng, liều dùng…là những thông tin mà bạn cần phải nắm bắt trước khi quyết định sử dụng một loại thuốc nào đó.
1- Thành phần của thuốc
Thuốc đường tiêu hóa Vilanta được điều chế từ thành phần chính là aluminum hydroxide và magnesium hydroxide cùng các tác dược vừa đủ.
Trong đó gel nhôm hydroxyd khô là một loại bột vô định hình, không tan trong nước. Loại bột này có chứa từ 50-57% nhôm oxyd dưới dạng hydrat oxyd, đồng thời có thể chứa các lượng khác nhau như nhôm carbonat và nhôm bicarbonat. Tác dụng của nhôm hydroxid là là tăng pH dịch dạ dày chậm hơn các chất kháng acid nhóm calci và magnesi.
2- Chỉ định
Thuốc Vilanta thường được dùng để điều trị dài hạn và ngắn hạn các bệnh lý sau đây:
- Loét đường tiêu hóa
- Tăng hoạt động dạ dày do sự tăng tiết acid
- Chứng ruột kích thích (tăng co thắt)
- Đầy hơi, khó tiêu
- Viêm dạ dày
- Ợ chua, ợ nóng
- Viêm tá tràng
- Viêm thực quản
- Thoát vị khe
- Rối loạn tiêu hóa
- Nhiễm độc alcool
- Đau sau khi thực hiện các phẫu thuật liên quan đến đường tiêu hóa.
Mỗi loại dược phẩm thì đều được sản xuất với những mục đích điều trị bệnh cụ thể. Vì vậy, mặc dù thuốc Vilanta có thể có một số tác dụng khác chưa được liệt kê ở trên nhưng bạn cần phải có sự phê duyệt của bác sĩ thì mới sử dụng được.
3- Chống chỉ định
Vilanta chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Người bị Glaucina góc đóng.
- Người bị tắc liệt ruột, hẹp môn vị.
- Người có các triệu chứng liên quan đến magnesi và đặc biệt là bị suy thận nặng.
4- Cách dùng và liều dùng thuốc Vilanta
Thực tế thì nhiều loại thuốc sẽ có thể được sản xuất theo những dạng khác nhau và có cách dùng tùy thuộc vào dạng bào chế. Trong đó, các đường uống thông thường sẽ là: Thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài và thuốc đặt.
Vilanta là thuốc dạng viên nén, sử dụng qua đường uống trực tiếp. Bệnh nhân nên nhai nát thuốc, nuốt hết thuốc vào và uống 1 cốc nước nhỏ để lấy đi lượng thuốc còn đọng lại trong răng đưa vào dạ dày. Sẽ tốt hơn nếu bạn nhai kỹ viên thuốc.
Về liều dùng, thuốc Vilanta chủ yếu chỉ định cho các bệnh lý về dạ dày ở người lớn (trên 16 tuổi), cụ thể như sau:
- Đối với người bị loét đường tiêu hóa và viêm dạ dày: Uống 1-2 viên sau mỗi 4h.
- Đối với người bị tăng tiết acid dạ dày: Uống 1-2 viên sau khi ăn, hoặc khi cảm thấy những triệu chứng bất thường do tăng tiết acid dạ dày.
- Mỗi ngày, người bệnh chỉ được dùng tối đa 4 liều thuốc Vilanta.
- Không dùng quá 12 viên thuốc trong 1 ngày.
Thuốc Vilanta chưa được nghiên cứu trong việc áp dụng cho trẻ em.
5- Hướng dẫn bảo quản
Để Vilanta có thể giữ được nguyên vẹn thành phần, bạn cần bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng và nếu được thì đặt trong hộp kín. Nồng độ, hàm lượng, hoạt chất của thuốc sẽ bị ảnh hưởng nếu chúng ta bảo quản thuốc không đúng cách.
Thông thường, tất cả các loại tân dược sẽ cần phải được bảo quản trong tủ thuốc ở phòng khách, phòng ngủ thay vì ở trong phòng tắm hoặc nhà bếp.
Trường hợp bạn chưa kịp sử dụng thì thuốc Vilanta đã hết hạn (được in trên bao bì) thì bạn tuyệt đối không được uống, cũng không được vứt thuốc vào toilet hay cống thoát nước. Hãy liên hệ với dược sĩ để có thể xử lí đúng cách.
Thuốc cần để tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi để tránh trường hợp chúng nuốt phải, gây nguy hiểm khó kiểm soát.
Tìm hiểu thêm: Viêm dạ dày là gì? Triệu chứng, chế độ ăn và bài thuốc chữa tốt nhất
II- Những điều bạn cần lưu ý về thuốc Vilanta
Bên cạnh những thông tin về thuốc, bạn cũng cần quan tâm đến các lưu ý đi kèm thì mới có thể tránh được các kết quả không mong muốn.
1- Thận trọng trước khi dùng
Vì là một thuốc điều trị các chứng viêm loét ở dạ dày thông qua hoạt động của nhôm hydroxyd nên người bệnh cần lưu ý đến những điều sau đây trước khi sử dụng Vilanta:
- Nếu bạn đã từng hoặc đang bị nghi ngờ có cơ địa mẫn cảm với các thành phần của thuốc, đặc biệt là nhôm hydroxyd.
- Bệnh nhân bị suy mạch vành, suy tim.
- Người bị phì đại tuyến tiền liệt.
- Thuốc có chứa sorbitol và sucrose, vì vậy mà sẽ chống chỉ định với những trường hợp không dung nạp fructose, hội chứng kém hấp thu glucose (hoặc galacose), suy giảm sucrase-isomaltase.
- Nhôm hydroxyd có khả năng gây thiếu hụt phospho, vì vậy nếu bệnh nhân có chế độ ăn phospho thấp thì sẽ khá nguy hiểm.
- Người bị suy thận nặng, có nồng độ huyết thanh của nhôm và magnesi tăng thì việc dùng lâu dài với nồng độ cao Vilanta có thể sẽ dẫn đến các vấn đề về não bộ, sa sút trí tuệ, thiếu máu hồng cầu nhỏ hay nghiêm trọng hơn là tình trạng loãng xương (do lọc máu).
- Nhôm hydroxyd có thể sẽ không an toàn trên những bệnh nhân đang được thực hiện lọc máu.
- Người bị đái tháo đường cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc vì trong mỗi viên thuốc đều có chứa một ít đường.
Trường hợp các triệu chứng bệnh lý kéo dài hơn 10 ngày hoặc có những diễn biến xấu hơn, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để tầm soát lại nguyên nhân và đánh giá việc điều trị.
2- Tác dụng phụ của thuốc Vilanta
Sử dụng thuốc dạ dày Vilanta trong thời gian dài với liều lượng cao có thể sẽ dẫn đến các phản ứng phụ. Mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng tùy thuộc rất nhiều vào cơ địa và bệnh tình của người đang được điều trị. Tác dụng phụ của Vilanta có thể làm khởi phát những bệnh lý sau:
- Rối loạn nhu động ruột.
- Tiêu chảy và táo bón một cách lẫn lộn.
- Chứng thiếu phospho sau khi dùng vì thuốc có chứa lượng nhôm khá cao.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng phụ khác chưa được liệt kê ở trên. Lưu ý là không phải tất cả các trường hợp sử dụng Vilanta liều cao và duy trì thì cũng đều phải gặp các phản ứng phụ không mong muốn. Ngược lại, tỷ lệ này tương đối thấp.
3- Tương tác thuốc
Sự tương tác giữa các thuốc sẽ dẫn đến những thay đổi trong hoạt động cũng như tác dụng phụ của tất cả loại thuốc được uống cùng lúc. Để tránh tình trạng này xảy ra, bạn cần thông báo với bác sĩ những tên thuốc (kê đơn hoặc không), thảo dược, thực phẩm chức năng mà mình đang dùng.
Đối với Vilanta – một loại thuốc kháng acid thì sự tương tác sẽ xuất hiện khi phối hợp với 1 trong những thuốc sau đây:
- Thuốc chống lao (ethambutol, isoniazide)
- Thuốc kháng histamine H2
- Glucocorticoide (cụ thể là prednisolone và dexamethasone)
- Thuốc an thần kinh nhóm phénothiazine, pénicillamine, phosphore
- Dẫn xuất salicylate (làm giảm sự hấp thu qua đường tiêu hóa)
- Kayexalate (làm nhiễm kiềm chuyển hóa ở người bị suy thận).
Bên cạnh đó, các loại thuốc ít tương tác hơn như cycline, fluoroquinolone, lincosanide, aténolol, métoprolol, propranolol, chloroquine, diflunisal, digoxine, diphosphonate, fluorure sodium…cũng cần lưu ý không dùng song song với Vilanta.
Xem video: Vì Sức Khỏe Người Việt VTV2 – Chữa bệnh DẠ DÀY bằng ĐÔNG Y tại THUỐC DÂN TỘC
4- Hướng dẫn xử lí khi thiếu hoặc quá liều
Trường hợp bạn quên mất 1 liều khi đang trong quá trình dùng thuốc, cách tốt nhất là hãy uống ngay khi bạn nhớ ra chuyện đó. Thông thường, bạn có thể uống thuốc cách từ 1-2h so với thời gian quy định của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu thời điểm uống liều tiếp theo đã đến thì bạn có thể bỏ qua liều đã bỏ lỡ. Tuyệt đối không tự ý gấp đôi liều Vilanta lên để bù lại liều bị bỏ, điều này sẽ khiến bạn bị các tác dụng phụ.
Trường hợp bạn không cẩn thận dùng thuốc quá số liều được quy định và có những biểu hiện bất thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.
Trên đây là những thông tin mang tính tham khảo về thuốc chữa viêm dạ dày Vilanta. Mọi thắc mắc phát sinh, bạn vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để có thể sử dụng thuốc một cách hiệu quả và an toàn nhất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!