Review 12 loại thuốc phòng chống đột quỵ thường được bác sĩ chỉ định

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là biến chứng nguy hiểm, bởi khi xảy ra nếu không cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể gặp phải di chứng nặng nề hoặc thậm chí là tử vong. Vậy, có loại thuốc phòng chống đột quỵ nào không? Lựa chọn thuốc nào an toàn? Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để rõ hơn về công dụng cũng như lưu ý khi sử dụng.

1. Thuốc phòng chống đột quỵ là gì?

Thuốc phòng chống đột quỵ tập trung vào điều trị các bệnh lý là nguyên nhân gây đột quỵ não. Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc phòng chống đột quỵ não như sau:

  • Có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu, từ đó phòng tránh xơ vữa động mạch. Đồng thời, hạn chế mảng bám tích tụ trong thành động mạch khiến cho động mạch co hẹp, mất tính đàn hồi. Máu lúc này dễ lưu thông, hạn chế tắc nghẽn mạch máu ở não.
  • Chống đông máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông gây ra biến chứng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
  • Tập trung vào ổn định huyết áp cho các đối tượng huyết áp cao hoặc huyết áp thấp. Cao huyết áp làm tăng xông máu, áp lực lên thành mạch quá lớn gây vỡ thành động mạch dẫn đến đột quỵ.
  • Ức chế men chuyển Angiotensin làm giãn mạch máu, giảm huyết áp, ngăn ngừa các tổn thương ảnh hưởng đến tuyến thượng thận.

Tai biến mạch máu não: Tìm hiểu ngay cách sơ cứu nhanh nhất tại đây

2. Top 12 loại thuốc phòng chống đột quỵ tốt nhất hiện nay

Thuốc chống đột quỵ chỉ được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ. Tùy từng đối tượng với tình trạng bệnh lý và thể trạng cụ thể, bác sĩ sẽ lựa chọn một hoặc một vài loại thuốc khác nhau. Dưới đây là 12 loại thuốc phòng chống đột quỵ được kê đơn phổ biến.

thuốc phòng chống đột quỵ

2.1. Thuốc chống đông máu phòng ngừa đột quỵ Heparin

Thuốc chống đông máu Heparin có tác dụng làm gián đoạn quá trình đông máu tự nhiên của cơ thể, giảm đột nhớt của máu. Loại thuốc này dùng để điều trị thuyên tắc do cục máu đông, hội chứng mạch vành cấp, loạn nhịp tim kéo dài. Nó cũng có tác dụng dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu, dự phòng hình thành cục máu đông trong chạy thận nhân tạo. Từ đó phòng chống đột quỵ do các bệnh này gây nên. Heparin được sử dụng bằng đường tiêm.

*Lưu ý: Phải chờ ít nhất 5 giờ sau khi dùng heparin mới được sử dụng thuốc coumarin hoặc warfarin. Thận trọng khi dùng kèm với corticoid vì làm tăng nguy cơ chảy máu.

2.2. Thuốc Enoxaparin phòng chống đột quỵ

Enoxaparin là thuốc chống đông máu heparin trọng lượng phân tử thấp. Nó có trọng lượng phân tử trung bình là 5.000 trong khi heparin thường có trọng lượng từ 12.000 – 15.000. Nó có tác dụng bằng hoặc hơn heparin nhưng thời gian bán thải dài hơn gấp 2 – 3 lần. Do đó chỉ cần dùng 1 lần/ngày. Tác dụng ổn định nên có thể dùng liều cố định theo cân nặng.

2.3. Thuốc kháng vitamin K chống đông máu gây đột quỵ

Loại thuốc này cản trở khử vitamin K-epoxid thành viatmin K trong tế bào gan – quá trình cần thiết để đông máu. Thuốc kháng vitamin K được dùng để dự phòng cục máu đông gây đột quỵ ở người mắc bệnh van tim, đã thay van tim cơ học. Các loại thuốc trong nhóm này có thể kể tới là: Warfarin, Acenocoumarol…

*Lưu ý: Khi sử dụng loại thuốc này người bệnh cần thường xuyên xét nghiệm xác định INR hoặc thời gian prothrombin. Người bệnh cũng cần tránh các loại thức ăn giàu vitamin K là rau lá xanh, bơ, gan động vật, dầu thực vật.

2.4. Thuốc ASA chống tập kết tiểu cầu phòng ngừa đột quỵ

Thuốc Acetylsalicylic (ASA) hay còn gọi Aspirin là loại thuốc chống tập kết tiểu cầu được chỉ định phổ biến trong phòng ngừa đột quỵ. Loại thuốc này có tính kháng viêm, loại bỏ được sự hình thành cục máu đông. Từ đó, ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả.

*Lưu ý: Nhóm thuốc này làm tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt là người có vết thương hở. Vì vậy, người bệnh không sử dụng tùy tiện.

2.5. Thuốc làm tan cục máu đông

Cục máu đông là kết quả của các mảng xơ vữa tích tụ trong lòng động mạch cùng với tiểu cầu lắng đọng. Nếu cục máu đông xuất hiện ở não, chúng sẽ là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não. Số ít máu đông có thể tự tan, tuy nhiên phần lớn là do dùng thuốc tan máu đông. Trường hợp xuất hiện cục máu đông bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc làm tan cục máu đông (hay còn gọi là thuốc tan huyết khối).

Thuốc này có tác dụng nhanh, tuy nhiên có thể khiến cho người bệnh có nguy cơ chảy máu. Do đó, chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

2.6. Thuốc phòng chống đột quỵ Statin hạ Cholesterol

Cholesterol tăng cao cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ. Vì vậy, với những người mắc bệnh rối loạn mỡ máu, có hàm lượng Cholesterol trong máu cao, bác sĩ thường chỉ định thuốc hạ mỡ máu. Trong đó, điển hình nhất là Statin.

Theo Đại học Lllinois, Statin có tác dụng ngăn chặn enzyme ức chế HMG-CoA reductase giúp giảm Cholesterol trong máu, bao gồm LDL-Cholesterol (mỡ xấu). Góp phần ngăn ngừa nguy cơ đau tim và đột quỵ.

*Lưu ý: Statin có tác dụng giảm Cholesterol nhanh, tuy nhiên loại thuốc này có thể làm tăng men gan, gây huyết áp cao nếu sử dụng thường xuyên, không đúng chỉ định của bác sĩ.

Thuốc Statin hạ mỡ máu, phòng chống đột quỵ

2.7. Thuốc ức chế hấp thu Cholesterol Ezetimibe

Ezetimibe được sử dụng trong điều trị Cholesterol tăng cao trong máu và rối loạn lipid khác. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra loại thuốc này có tác dụng giảm nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

2.8. Thuốc lợi tiểu hạ huyết áp

Với những trường hợp huyết áp tăng cao, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc hạ huyết áp như thuốc lợi tiểu. Cao huyết áp cũng là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não. Vì vậy, cần điều hòa, ổn định huyết áp.

Cơ chế tác động của thuốc: Thuốc lợi tiểu làm cho thận phải sản xuất nhiều nước hơn. Càng đi tiểu nhiều thì nước và muối thoát ra càng nhiều. Qua đó, huyết áp có thể về mức ổn định. Một số loại thuốc lợi tiểu thường được bác sĩ chỉ định như: Chlorthalidone, Axit ethacrynic, Furosemide…

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc lợi tiểu nhiều có thể gây ra tình trạng mất nước, khô miệng, chuột rút… Vì vậy, người bệnh cần chú ý tác dụng phụ.

2.9. Thuốc chẹn Canxi hạ huyết áp

Thuốc chẹn canxi (thuốc đối kháng kênh canxi) được bác sĩ chỉ định của các trường hợp cao huyết áp. Loại thuốc này ngoài tác dụng hạ huyết áp còn giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Các loại thuốc chẹn canxi được chỉ định phổ biến như sau: Amlodipine, Diltiazem, Felodipine, Verapamil…

Người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: Mệt mỏi, chóng mặt, ợ nóng… Vì vậy, cần lưu ý chỉ định của bác sĩ.

2.10. Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II

Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II (viết tắt ARB) có tác dụng hạ huyết áp, giảm nguy cơ tai biến mạch máu não. Một số loại thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II được sử dụng như: Eprosartan, Irbesartan, Olmesartan, Valsartan…

Việc sử dụng thuốc có thể để lại tác dụng phụ như: Phát ban, sốt, mệt mỏi, đi tiểu ít hơn… Nếu có biểu hiện bất thường trong quá trình sử dụng, người bệnh nên ngưng uống và đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.

2.11. Thuốc ngăn ngừa đột quỵ ACE

ACE (thuốc giãn nở mạch máu) là nhóm thuốc dùng trong điều trị các bệnh lý tim mạch, huyết áp đồng thời ngăn ngừa đột quỵ. Cơ chế tác dụng của nó là ức chế enzyme, men chuyển Angiotensin II giúp điều hòa lượng muối dung nạp vào cơ thể. Từ đó, hỗ trợ ổn định huyết áp, giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Thuốc phòng ngừa đột quỵ ACE được sử dụng phổ biến như: Benazepril, Captopril, Cilazapril, Fosinopril…

2.12. Các nhóm thuốc khác

Để ngăn ngừa đột quỵ tái phát hoặc xảy ra, ngoài các loại thuốc kể trên, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc khác như:

  • Thuốc chống trầm cảm: Ức chế tái hấp thu Serotonin
  • Thuốc chống động kinh: Giảm nguy cơ mắc bệnh động kinh gây đột quỵ
  • Thuốc trị tiểu đường: Điều trị bệnh tiểu đường, đồng thời giảm nguy cơ tai biến mạch máu não.
  • Thuốc giảm co thắt cơ bắp: Kiểm soát tình trạng co rút cơ bắp, giảm co thắt, chuột rút.

Các loại thuốc kể trên có tác dụng điều trị bệnh lý gây đột quỵ, đồng thời phòng ngừa biến chứng nguy hiểm này. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tăng, giảm liều lượng để tránh tác dụng phụ đáng tiếc xảy ra.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc phòng chống đột quỵ

Để việc sử dụng thuốc mang lại hiệu quả, người bệnh cần chú ý:

  • Sử dụng thuốc đúng giờ, tốt nhất nên lựa chọn thời điểm nhất định trong ngày.
  • Để thuốc ở những nơi dễ dàng nhìn thấy để tránh quên liều.
  • Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Khi sử dụng thuốc thấy có biểu hiện bất thường hãy thông báo với bác sĩ ngay.
  • Để riêng biệt từng loại thuốc, tránh nhầm lẫn trong quá trình sử dụng.

4. Cách phòng ngừa đột quỵ từ chuyên gia

Người cao tuổi, người có tiền sử rối loạn mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường, thừa cân béo phì, lạm dụng rượu bia… đều có nguy cơ bị tai biến mạch máu não. Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng thuốc, để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả, Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng khuyến cáo, cần phải thực hiện nghiêm túc các lưu ý sau:

  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
  • Thường xuyên kiểm tra chỉ số huyết áp, mỡ máu để tầm soát nguy cơ đột quỵ.
  • Kiểm soát chỉ số đường huyết với những người mắc bệnh tiểu đường.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
  • Có chế độ vận động hợp lý, luyện tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút/ngày.
  • Tránh tắm khuya, nhất là sau 10 giờ tối.
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, stress kéo dài.

Thuốc phòng chống đột quỵ loại nào tốt? Dùng như thế nào? Luôn là vấn đề người mắc bệnh huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn mỡ máu quan tâm. Ngoài việc sử dụng thuốc tân dược, người bệnh có thể tham khảo các sản phẩm thảo dược. Với ưu điểm lành tính, an toàn, người bệnh sẽ không phải lo lắng về tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.

Xem thêm:

  • Sơ cứu tai biến mạch máu não– Vài phút nằm lòng bàn tay cứu sống người thân
  • 15 bài thuốc hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não– Tham khảo và thực hiện ngay để phòng bệnh
  • [Hỏi – Đáp] “Mỡ máu cao gây đột quỵ có đúng không?”– Xem ngay để biết nguyên nhân do đâu?