Khái quát về thừa kế theo di chúc theo Bộ luật dân sự 2015

Khi một cá nhân chết thì sẽ phát sinh vấn đề thừa kế. Pháp luật hiện hành quy định định về thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Thừa kế theo di chúc, và di chúc đã được thừa nhận từ lâu đời và không còn xa lạ trên thực tiễn. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ khái quát những thông tin cơ bản về thừa kế theo di chúc theo Bộ luật dân sự năm 2015.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Khái quát về di chúc

1.1 Khái niệm di chúc

Di chúc được hình thành khi một người có ý định sẽ để lại tài sản của mình cho người khác nếu họ chết đi, đó là sự thể hiện ý chí của người lập đối với khối tài sản mà mình xác lập được.

Theo Điều 646 Bộ luật dân sự 2005 quy định di chúc:

“ Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.

Và quy định về khái niệm di chúc này được kế thừa tại Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015. Di chúc chính là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải là của bất cứ chủ thể nào khác. Ý chí này là ý chí đơn phương của mỗi cá nhân, theo đó, người lập di chúc quyết định chuyển giao một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho người đã được họ xác định trong di chúc.

Di chúc chính là phương tiện để phản ánh ý chí của người có tài sản trong việc định đoạt tài sản của họ cho người khác hưởng sau khi người lập di chúc chết. Di chúc được lập ra với mục đích là chuyển tài sản là di sản của mình cho người khác. Một người khi còn sống nếu đã xác lập được khối tài sản của riêng mình thì họ cũng mong muốn rằng khi mình chết đi số tài sản đó được định đoạt cho ai. Tài án này phải tồn tại và những nội dung về tài sản của người để lại di chúc được ghi nhận trong di chúc thì việc chuyển dịch sau này mới có thể diễn ra trên thực tế.

Một người có thể có nhiều bản di chúc định đoạt một loại tài sản mà những bản di chúc này đều thể hiện ý chí tự nguyện của họ, phù hợp với những quy định của pháp luật nhưng không phải tất cả các di chúc trên đều phát sinh hiệu lực mà di chúc có hiệu lực pháp luật là di chúc thể hiện ý chí sau cùng của người lập di chúc.

Điều 627 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hình thức di chúc. Theo đó có 04 loại di chúc bằng văn bản: Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có công chứng và di chúc bằng văn bản có chứng thực; Và bên cạnh đó có di chúc miệng.

Xem thêm: Tài sản là gì? Các loại tài sản theo Bộ luật dân sự năm 2015?

1.2. Đặc điểm của di chúc

Di chúc có những đặc điểm riêng biệt so với các giao dịch dân sự khác ở những đặc điểm sau:

Thứ nhất, Di chúc chính là sự thể hiện ý chí đơn phương của người lập di chúc:

Ý chí đơn phương này thể hiện qua việc người lập di chúc toàn quyền định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc không có nghĩa vụ phải trao đổi với người thừa kế về nội dung di chúc. Người lập di chúc phải tự nguyện , không bị đe dọa, cưỡng ép trong việc lập di chúc. Di chúc thể hiện ý chí của người lập di chúc, không bị sự chi phối nào của người khác. Bằng việc lập di chúc, người để lại di sản đã xác lập một giao dịch dân sự về thừa kế theo di chúc.

Ý chí đơn phương của người lập di chúc còn được thể hiện người lập di chúc toàn quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình cho bất kỳ ai và có quyền cho ai bao nhiêu phần trăm tài sản thuộc sở hữu của mình mà không phụ thuộc vào việc người được hưởng thừa kế theo di chúc có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hay thân thích với người lập di chúc.

Đối với những di chúc do vợ chồng lập chung, trong đó mặc dù thể hiện ý chung của hai người, nhưng thực chất vẫn thể hiện ý chí đơn phương của từng người trong việc định đoạt tài sản chung ( ý chí đơn phương của chồng và vợ trùng nhau trong việc định đoạt tài sản chung vợ chồng). Mặt khác, di chúc chung của vợ chồng vẫn chỉ thể hiện ý chí của một bên – bên chuyển giao tài sản.

Khác với các giao dịch dân sự khác như hợp đồng, thì đó chính là sự thỏa thuận ý chí giữa các bên, thì trong di chúc, chỉ có ý chí của một bên. Đặc điểm ý chí đơn phương này là đặc điểm khác biệt của di chúc với các loại giao dịch dân sự khác.

Thứ hai, di chúc nhằm chuyển dịch tài sản cho người khác sau khi người lập di chúc chết.

Di chúc được lập lại nhằm chuyển dịch tài sản của người chết sang cho người còn sống. Người thừa kế theo di chúc phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Đây là một nội dung quan trọng không thể thiếu được của một di chúc, nếu muốn được coi là một căn cứ để dịch chuyển tài sản của người chết cho những người khác.

Xem thêm: Quyền sở hữu là gì? Quy định của Bộ luật dân sự về quyền sở hữu?

Thứ ba, di chúc chỉ có hiệu lực khi người lập di chúc chết.

Khoản 1 Điều 6643 Bộ luật dân sự 2015 quy định:” Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.” Khi người lập di chúc còn sống di chúc có phù hợp với các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung , thì di chúc cũng chưa phát sinh hiệu lực. Do di chúc chưa phát sinh hiệu lực ( khi người lập di chúc chưa chết) nên những người thừa kế theo di chúc chưa có bất kỳ một quyền nào đối với tài sản mà họ sẽ được hưởng. Quyền đối với tài sản vẫn thuộc về người lập di chúc cho đến khi người lập di chúc chết.

1. 3. Di chúc hợp pháp

Để di chúc có thể thực hiện được vai trò của mình là thể hiện ý chí cá nhân đối với tài sản của mình khi họ chết thì di chúc đó phải hợp pháp, tức đáp ứng được đầy đủ các quy định của pháp luật.

Bản chất của di chúc là một giao dịch dân sự nên trước tiên di chúc phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch theo điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 và di chúc cũng phải đáp ứng các điều kiện để trở thành một bản di chúc hợp pháp theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015. Vậy, một bản di chúc hợp pháp cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Người lập di chúc từ đủ 15 tuổi trở lên, minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc.

– Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện;

– Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;

– Hình thức của di chúc phải phù hợp với quy định của pháp luật;

Xem thêm: Chia di sản thừa kế theo quy định Bộ luật dân sự 2015

2. Thừa kế theo di chúc

Tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: ” Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Hiện nay, pháp luật thừa nhận hai hình thức thừa kế là thừa kế di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Di chúc chính là hành vi pháp lý đơn phương của một người nhằm chuyển dịch tài sản của mình cho người khác khi họ chết đi, Người muốn định đoạt tài sản của mình khi chết bằng di chúc phải tuân theo những quy định nhất định của pháp luật về thừa kế theo di chúc.

Như vậy, thừa kế theo di chúc là việc chuyển tài sản của người đã chết cho người khác còn sống theo ý chí đơn phương của người có tài sản được thể hiện thông qua bản di chúc.

3. Người lập di chúc và quyền của người lập di chúc

Người lập di chúc chính là người tự định đoạt tài sản của mình khi chết thông qua việc dể lại di chúc bằng hình thức văn bản hoặc di chúc miệng.

Đối với người thành viên thì họ phải có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015, nghĩa là họ minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép thi có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; quyền phân định tài sản cho người thừa kế; quyền dành một phần trong khối di sản để di tặng; quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để dùng vào việc thờ cúng; quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế; quyền sửa đổi, bổ sung và hủy bỏ di chúc; quyền chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

4. Người thừa kế theo di chúc

Người thừa kế là người được hưởng di sản mà người chết để lại. Người thừa kế theo di chúc là người được hưởng di sản mà người chết để lại theo di chúc.

Nếu người thừa kế theo di chúc là cá nhân thì họ phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế; hoặc phải sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành tai trước khi người để lại di sản chết.

Xem thêm: Trách nhiệm dân sự là gì? Trách nhiệm dân sự theo Bộ luật dân sự?

Người thừa kế theo di chúc là tổ chức thì cơ quan, tổ chức là người thừa kế phải đáp ứng điều kiện phải còn tồn tại ở thời điểm mở thừa kế. Với những trường hợp pháp nhân chấm dứt tồn tại trước thời điểm mở thừa kế thì sẽ không được trở thành chủ thể được hưởng thừa kế theo di chúc.

5. Hiệu lực của di chúc

Khoản 1 Điều 6643 Bộ luật dân sự 2015 quy định:” Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.” Thời điểm mở thừa kế được xác định là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế được xác định tại Khoản 2 Điều 71 của Bộ luật dân sự năm 2015.

Đối với trường hợp người để lại di chúc chết là một cái chết sinh học thời điểm mở thừa kế được xác định là thời điểm họ chết. Để xác định thời điểm này thì đó là xác định theo giấy chứng tử. Thời gian trong giấy chứng tử sẽ được xác định theo phút, giờ, ngày, tháng năm- đây chính là căn cứ quan trọng để xác định thời điểm di chúc có hiệu lực.

Bên cạnh đó, cần chú ý, di chúc sẽ không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần nếu người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng với thời điểm người lập di chúc. Và di chúc cũng sẽ không còn hiệu lực nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế, nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì di chúc về phần di sản còn lại vẫn còn hiệu lực.