Cách ăn thịt trâu gác bếp, chế biến trâu khô đúng kiểu – Trâu gác bếp

Các tộc người bản địa dùng thịt trâu khô trong bữa ăn hàng ngày hoặc các chuyến đi rừng dài ngày. Vào mùa mưa lũ, món ăn này phát huy tác dụng bởi đảm bảo chất dinh dưỡng cho bà con dân tộc trong lúc làng bản bị cách ly với bên ngoài.

Nhìn phát thấy cái cục trâu gác bếp nó đen xì xì, to lù lù chắc hẳn nhiều bác thắc mắc không biết ăn kiểu gì? làm nó như thế nào để ăn đúng cách nhất? Tạm hướng dẫn các bác như sau nhé:

Thị trâu khô gác bếp

Trâu gác bếp là đặc sản vùng núi cao Tây Bắc nước ta, các vùng khác cũng có nhưng hương vị không thể giống với Tây Bắc bởi các gia vị chỉ nơi đây mới có. Món trâu gác bếp ra đời từ rất lâu rồi, xuất phát có lẽ là từ người dân tộc Thái ĐenSơn La.

Món ăn đặc biệt này ra đời và phổ biến trong cộng đồng người dân tộc thiểu số Tây Bắc. Xuất phát điểm là do xưa chưa có tủ lạnh, họ ngả trâu rồi bảo quản tự nhiên bằng cách treo lên gác bếp, cho thịt ai khói để không bị phân hủy. Dần dần, để mùi vị thơm ngon họ pha chế thêm các gia vị trước khi sấy khô trâu.

Thịt trâu gác bếp thì có nhiều loại, khác nhau cả về cách chế biến và cách tẩm ướp. Phổ biến và ngon nhất hiện nay là Trâu gác bếp Sơn La, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách ăn thịt trâu gác bếp loại này, đặc sản nên cách ăn nó cũng đặc biệt 🙂

Xem thêm: Cách bảo quản trâu gác bếp

Cách ăn thịt trâu gác bếp

Sử dụng Trâu gác bếp cần phải biết cách chế biến. Chế biến không đúng sẽ làm giảm hương vị của thịt trâu khô, hoặc có thể làm mất mùi vị của nó. Cơ bản là có 03 cách ăn trâu gác bếp như sau:

1. Hấp cách thủy

Cho miếng thịt trâu khô vào nồi hấp cách thủy, thời gian đun sôi khoảng 8 phút với 500g (nửa cân), nhiều miếng trâu gác bếp hơn thì căn thêm thời gian. Hấp xong mang ra để nguội, rồi dùng vật nặng (như chày) đập bẹt, xé sợi và thưởng thức (như ăn mực khô).

Trước khi hấp miếng trâu khô, có thể nhúng toàn bộ qua nước đun sôi để nguội (nước lạnh) rồi cho vào hấp. Khi hấp nên trở miếng cho đều hai mặt. Để thịt nguội rồi mới đập bẹt nhé, đập khi đang nóng sẽ làm nát thớ thịt trâu.

Các bước hấp cách thủy như sau

  • Nhúng trâu khô qua nước đun sôi để nguội
  • Cho vào nồi hấp cách thủy (khoảng 8 phút/0,5kg)
  • Cho ra để nguội, sờ các miếng trâu không còn nóng
  • Dùng chày đập bẹt theo thớ thịt, không đập nát bét
  • Xé sợi theo thớ thịt, chấm với Chẳm chéo ngon nhất.

Hấp cách thủy là cách ăn trâu gác bếp ngon nhất. Chế biến đơn giản và hiệu quả nhất.

2. Nướng than hoa

Nướng trâu gác bếp trên nhiệt của than hoa bếp củi là cách ăn xưa trong cộng đồng người dân tộc thiểu số. Hiện vẫn còn nhiều nơi ở Tây Bắc dùng cách ăn nà: Thịt trâu khô rất thơm mùi mắc khén nhưng hơi dai, nướng cực hợp cho dân nhậu uống với bia.

Các bước nướng than hoa như sau

  • Nhúng qua nước lạnh hoặc vẩy nước lên miếng trâu khô
  • Nướng với than hoa, để xa chút cho nhiệt vừa phải
  • Nướng đến khi sờ miếng trâu nóng đều các phía là được
  • Dùng chày đập bẹt theo thớ thịt, không đập nát bét
  • Xé sợi theo thớ thịt, miếng thật thanh và mảnh hơn mực

3. Quay lò vi sóng

Cho trâu gác bếp vào lò vi sóng quay nóng là cách ăn nhanh và tiện nhất, nhưng thực sự không ngọt thịt lắm. Hợp với bác nào đang vội hoặc nhà không tìm được than hoa. Cách ăn này thì dễ thôi, vèo cái là ăn được:

Các bước quay nóng bằng Lò vi sóng như sau

  • Nhúng qua nước lạnh hoặc vẩy đều nước lên miếng trâu khô
  • Để lò vi sóng chế độ dã đông: Quay 4 phút cho 500g thịt trâu khô
  • Để lò vi sóng chế độ Medium: Quay 2 phút cho 500g thịt trâu khô
  • Dùng chày đập bẹt theo thớ thịt, không đập nát bét
  • Xé sợi theo thớ thịt, miếng vừa phải như mực khô.

Lưu ý thời gian quay trên lò vi sóng: Tùy loại lò vi sóng, thường khi quay bạn đứng cạnh mà ngửi thấy mùi mắc khén thoang thoảng là được, tránh quay khô quá mất hết vị thịt trâu gác bếp.

Ngoài 3 cách trên, có thể dùng bếp Gas để nướng: Cách xa mặt bếp chút để lượng nhiệt vừa phải tiếp xúc tới miếng trâu khô. Nếu để gần quá sẽ dễ bị cháy và mất mùi, để xa quá lâu nóng. Cách nướng bếp Gas này ít người dùng vì rất lâu và khó thực hiện.

Lưu ý sử dụng

Trâu gác bếp chuẩn bao giờ cũng có màu nâu đen của khói, ngửi mùi hơi khô và đặm. Mùi khói quyện với hạt mắc khén khá rõ. Khi chế biến xong, xé thớ thịt phải màu đỏ tươi. Thịt trâu khô là thịt chín, có thể ăn trực tiếp không cần sơ chế.

Những hương vị đặc sắc của thịt trâu gác bếp chỉ nguyên vẹn khi thực hiện đúng cách ăn như trên. Đặc điểm chung sau khi chế biến là: Mùi mắc khén dậy lên, quanh quẩn mũi bạn. Vẫn còn mùi khói lảng vảng quanh người và vị cay của ớt nhè nhẹ thanh thanh.

Vị nồng nồng của mắc khén chỉ nổi lên khi hấp cách thủy hoặc nướng than hoa. Chế biến vậy là ăn đúng cách và thưởng thức miếng trâu khô ngon nhất.

Ăn chưa quen, mới đầu bạn sẽ phải nhăn mặt với vị tê cay của gia vị và vị mặn nên có thể nhấm từng chút một. Tuyệt nhất là nhấm khô trâu với rượu ngô. Cảm giác mặn, cay sẽ không còn nữa mà chỉ còn hương vị hài hòa của ẩm thực đặc trưng miền Sơn La.

Câu hỏi thường gặp

Chúc các bác ngon miệng./.