Một câu hoàn chỉnh phải có đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ và có thể có thêm các thành phần phụ khác. Vì vậy việc viết và sử dụng hợp lý các thành phần chính của câu là điều kiện đầu tiên các bạn cần nắm vững khi viết văn.
Phân biệt các thành phần chính và thành phần phụ trong câu
Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp trong câu có 3 thành phần chính gồm chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong đó:
- Thành phần chính: là chủ ngữ và vị ngữ là bắt buộc phải có mặt trong câu.
- Thành phần phụ: Trạng ngữ không bắt buộc có mặt trong câu.
Ví dụ: Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
Trong đó:
- Chẳng bao lâu: là trạng ngữ.
- Tôi: là chủ ngữ
- Đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng: là vị ngữ.
Nếu bỏ thành phần trạng ngữ thì câu trong ví dụ trên “ Tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng” vẫn có nghĩa.
Nếu lược bỏ thành phần chủ ngữ thì câu “ Chẳng bao lâu, đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng” không có nghĩa gì vì không tồn tại chủ ngữ.
Hoặc nếu lược bỏ thành phần vị ngữ “ Chẳng bao lâu, tôi” cũng không mang bất kỳ ý nghĩa nào.
Thành phần vị ngữ trong câu
Đặc điểm của vị ngữ
a. Vị ngữ kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian đứng trước nó như các từ: đã, sẽ, đang, từng, mới, sắp …
Ví dụ:
Tôi sẽ học thật giỏi để cha mẹ tự hào.
Trâm Anh từng là một học sinh giỏi trong lớp.
Mẹ đang nấu ăn.
Bố sắp đi công tác xa nhà.
Bích Phương mới mua một chiếc điện thoại mới.
Tùy ý nghĩa, đối tượng, trường hợp giao tiếp mà chúng ta thêm các phó từ trước vị ngữ một cách thích hợp.
b. Vị ngữ trả lời các câu hỏi như “ là gì?, làm gì?, như thế nào?”
Ví dụ:
Trả lời câu hỏi là gì?
Trâm Anh là gì?
Câu trả lời: Trâm Anh là một học sinh giỏi trong lớp.
Trả lời câu hỏi làm gì?
Mai đang làm gì?
Câu trả lời: Mai đang học bài.
Cấu tạo của vị ngữ
Thường là danh từ, cụm danh từ, động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ trong câu.
Trong một câu có thể có 1 hoặc nhiều vị ngữ
Ví dụ 1:
Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
Trong câu các vị ngữ gồm:
Nằm sát bên bờ sông: vị ngữ có cấu tạo là một cụm động từ.
Ồn ào, đông vui, tấp nập: 3 vị ngữ này có cấu tạo là tính từ.
Ví dụ 2:
Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam.
Vị ngữ: là người bạn thân của nông dân Việt Nam có cấu tạo là một cụm danh từ.
Thành phần chủ ngữ trong câu
Vai trò của chủ ngữ trong câu
a. Chủ ngữ nêu lên tên của sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái được miêu tả ở vị ngữ.
Ví dụ 1: Một buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, nhìn hoàng hôn xuống.
Chủ ngữ: “Tôi” có hành động nêu ở vị ngữ.
Ví dụ 2: Nắng vàng rực rỡ trên sườn đồi.
Chủ ngữ “ nắng vàng” là hiện tượng có đặc điểm nêu ở vị ngữ.
b. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi “ ai?, cái gì?, con gì?”
Ví dụ 1: Con chim đang hót trên cành cây.
Chủ ngữ “ con chim” trả lời cho câu hỏi con gì đang hót trên cành cây.
Ví dụ 2: Gia Bảo là học sinh hát hay nhất lớp.
Chủ ngữ “ Gia Bảo” trả lời cho câu hỏi ai hát hay nhất lớp.
Cấu tạo của chủ ngữ trong câu
Chủ ngữ có thể cấu tạo từ các thành phần gồm:
1. Chủ ngữ là đại từ trong câu, các đại từ phổ biến như “ tôi, Anh, Chị, chúng tôi, chúng mình, Ông, Bà, Cha, Mẹ…”
Ví dụ:
- Anh ấy hát rất hay.
- Hôm nay, chúng mình sẽ đi xem phim.
- Bà có mái tóc bạc phê.
- Mẹ là người quan tâm mình nhiều nhất.
2. Chủ ngữ là danh từ trong câu.
Xem thêm danh từ là gì
Ví dụ:
- Pari là thủ đô nước Pháp.( chủ ngữ là danh từ riêng)
- Điện thoại là phương tiện để con người liên lạc với nhau ( Điện thoại là danh từ chỉ đồ vật)
- Sợi dây này được làm từ cao su ( Sợi dây là danh từ chỉ đơn vị).
3. Chủ ngữ là động từ trong câu.
Ví dụ: Học tập là nhiệm vụ của học sinh.
Chủ ngữ là tính từ trong câu
Ví dụ: Trung thực là một đức tính tốt.
Trong một câu có thể có 1 hoặc nhiều chủ ngữ.
Bài tập ví dụ
Bài tập 1: Thêm chủ ngữ cho các câu sau:
- Hôm nay…. đi lao động.
- … là một học sinh giỏi của lớp tôi.
- …. trong xanh, không một gợn mây.
4….. hót líu lo
Đáp án
Câu 1: Có thể điền chủ ngữ là danh từ bất kỳ nào như chúng tôi, chúng mình, lớp 6B…
Hôm nay chúng tôi đi lao động.
Câu 2: Có thể thêm chủ ngữ là danh từ hoặc đại từ đều được.
Bích Trâm là một học sinh giỏi của lớp tôi.
Câu 3: Chủ ngữ cần thêm vào là “ bầu trời”
Bầu trời trong xanh, không một gợn mây.
Câu 4: Chim hót líu lo.
Bài tập 2: Thêm vị ngữ cho các câu sau:
- Trong thời gian nghỉ hè, chúng em …..
- Khi còn đi học, Trâm Anh…
Đáp án:
Câu 1: Trong thời gian nghỉ hè, chúng em ít có dịp gặp nhau.
Câu 2: Khi còn đi học, Trâm Anh là học sinh giỏi.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!