Mâm cỗ chay cúng Tất niên nên để thêm bát nước chấm và bày cỗ theo 6,8,9 miếng không nên bày 4 hay 13 miếng.
Một mâm cỗ chay cúng Tất niên gồm món xào, món mặn, món cơm, …. như bình thường, mức độ đa dạng thì tuỳ gia chủ. Nhiều hay ít thì tuỳ tâm, màu sắc hay không cũng do mình lựa chọn nguyên liệu mà thành. Dễ ăn, ngon miệng, đẹp mắt là những tiêu chí cơ bản.
Tiếp theo là việc đặt đồ giả mặn nên dùng rau củ quả hay các loại nấm, hạt cho tự nhiên nhiều dinh dưỡng hơn là chế biến sẵn. Sau đây một mâm cỗ cúng tất niên chay mẫu, theo đó mình tuỳ chỉnh theo cá nhân và gia đình:
Các món trong mâm cỗ chay cúng Tất niên:
1. Cơm – Có thể làm cơm cuộn, cơm chiên, cơm hạt sen.
2. Món cuốn rau ( có thể là nem cuốn, phở cuốn) hoặc một món nộm
3. Xào thập cẩm ( Xào thì vô cùng, củ sen, ớt chuông, cà rốt, ngò tây, hành tây, súp lơ xanh, rau tiến vua, mộc nhĩ nấm hương,… có gì dùng lấy miễn đa dạng màu. Hoặc làm đậu xốt các loại.
4. Miến xào. Phở xào. Mì xào tuỳ loại. Gia đình cũng có thể đặt bánh bột lọc cũng đẹp mắt và dễ ăn
5. Món kho ( Đậu hũ kho. Củ sen kho. Giò chay kho hoặc nấm kho ngũ vị…)
6. Giò hấp/ Giò xào
7. Canh ngũ sắc ( thường dùng khoai tây, cà rốt, củ sen, nấm đông cô và su su ). Có thêm cả hạt đậu trắng, hoặc cho đậu đỏ to vô nấu cũng rất ngon.
8. Chả rán ( chả nấm, chả ngô, chả củ sen, chả khoai, khoai lang kén, chả đậu – riêng cái này biến tấu dễ vô cùng)
9. Nem rán/ Rong biến cuốn đậu hũ chiên sốt chua ngọt/ ….
10. Món ngọt ( chè đậu xanh, chè hạt sen, xôi chè, bánh trôi bánh chay,…)
11. Dưa muối ( Dưa góp, củ cải muối, hành muối,….)
12. Bánh Chưng. Xôi gấc hay xôi tuỳ loại gia đình định đồ – Có cơm thì có thể bỏ qua những món này
Một điều nữa là món ăn có thể biến tấu vô cùng, chủ yếu là tấm lòng và gia đình mình ăn nên không cần quá xa hoa, phù hợp với gia đình là được. Làm 5,6 hay 9,10 món tuỳ thuộc hết ở bạn.
Mùa nào thức ấy, không cố định phải tìm nguyên liệu mùa không có sẽ rất đắt đỏ. Kể cả canh khổ qua hay nộm su hào cà rốt cũng rất hợp lý cho mâm cơm của mình.
Dưới đây là một mâm cỗ chay Tất niên mẫu (mỗi gia đình có thể biến hoá khác đi)
1. Bánh chưng hạt điều đậu đỏ
2. Giò xào nấm các loại
3. Phù chúc cuộn chiên giòn
4. Canh măng mọc
5. Măng kho bột mì
6. Hành muối chua ngọt
7. Súp lơ, su hào luộc
8. Miến xào thập cẩm
9. Khoai lang kén tẩm vừng
Cách chế biến một số món chay cơ bản:
1. Xôi gấc Cho gạo vào chậu vo sạch ngâm từ 8 đến 10 tiếng đồng hồ Vớt gạo ra giá sả lại bằng nước sạch, sóc gạo cho ráo nước, cho 3 thìa cà phê muối hạt trộn đều.
Gấc bổ làm đôi lấy hết nhân gấc ra bát tô cho khoảng 2 thìa con rượu trắng dùng găng ni lon đeo vào tay trộn bóp đều cho cho nhuyễn thịt gấc Cho gấc vào trộn đều với gạo, loại bỏ hạt gấc Cho nước vào nồi (cho vừa nước để sôi lượt dưới đáy không bị ướt bết); đặt đế hấp vào lót lượt khăn bằng vải mỏng sạch có xoa chút dầu, sau đó cho gạo đã trộn thịt gấc vào đồ trong 25 đếm 30 phút mở vung cho khoảng 3 đến 4 thìa nhỏ dầu ăn dùng đũa đảo cho đều rồi đậy vung đồ tiếp 20 đến 25 phút nữa là chín đều.
(Nếu gia đình bạn muốn có vị ngọt béo, thơm ngậy thì cho thêm đường và ít nước cốt dừa tuỳ vị ngọt, ngậy của mỗi gia đình) Khi xôi đã chín bạn tắt bếp để cho nguội bớt rồi lấy xôi vào khuôn đóng ra thành phẩm.
2. Xào thập cẩm
Chọn ớt chuông 3 màu, xanh, đỏ vàng cùng với mộc nhĩ, nấm hương và súp lơ, hành tây để xào. Xào hành tây trước rồi cho lần lượt nấm hương, mộc nhĩ vào xào cho chín. Cho tiếp ớt 3 màu và rau thơm vào. Nêm nếm với dầu hào hoặc nước tương chay. Xào to lửa để không mất màu rau củ. Bày đĩa lót xà lách bên dưới để tạo sự bắt mắt
3. Giò hấp (dùng dao dọc để tạo hình cho giò sau khi hấp, sắp đĩa tạo hoa cà rốt để trang trí)
4. Chả củ sen (Củ sen bào nhỏ, cà rốt bào nhỏ, trộn cùng ít bột mì và chút gia vị, nặn viên, chiên vàng) 5. Rong biển cuộn đậu (rong biển lá to dùng để cuốn với nhân đậu phụ nghiền nhuyễn cùng xả băm, hành khô băm và gia vị). Cuộn miếng vừa ăn, chiên giòn, cắt chéo bày cùng rau ngổ
6. Nem rán ( chuẩn bị nhân cà rốt, miến, mộc nhĩ, nấm hương, nấm kim châm, đậu xanh đồ chín. Các loại rau củ thái sợi, trộn đều cùng đậu xanh, them ít muối và tiêu cùng rau mùi) Gói bánh đa nem và chiên nhỏ lửa 2 lần cho nem vàng và giòn đều.
7. Canh ngũ sắc ( củ sen, nấm đông cô, khoai tây, bí đỏ, cà rốt, súp lơ cắt quân cờ). Ninh củ sen cho mềm rồi cho rau củ vào. Trước khi kết thúc cho súp lơ đã trần để xanh và đẹp cho bát canh.
8. Chè đậu xanh hạt sen Ngâm đậu xanh trong nước ấm khoảng 1 tiếng cho đậu mềm và nở. Hạt sen tươi rửa sạch với nước. Sau khi hạt sen và đậu ngâm xong, cho vào nồi áp suất để ninh. Canh khoảng 45 phút, lấy một hạt sen và đậu ra kiểm tra xem đã nhừ chưa. Chừng nào hạt sen và đậu nhừ mềm thì cho bột sắn đã hòa tan vào, khấy đều rồi cho đường vào, dùng muỗng khuấy đều cho đường tan rồi tắt lửa là được.
Nếu muốn thơm hơn thì bạn cho thêm một ít vani hoặc dầu dừa. Chè hạt sen đậu xanh ngon nằm ở cách phối các nguyên liệu, vị đường ngọt tan đều mà không bị gắt, hạt sen mềm nhưng không bị nhão bấy, khi ăn thấy được hương vị béo bùi. Ngoài ra, đỗ xanh bạn nên hầm cho thực sự mềm, tan ra thì khi ăn mới cảm nhận được trọn vị hấp dẫn mà món chè này mang lại.
Mâm cỗ nên để thêm bát nước chấm và bày cỗ theo 6,8,9 miếng không nên bày 4 hay 13 miếng. Làm đầy đặn, bắt mắt, ngon miệng hẳn sẽ làm niềm vui cho cả bạn và gia đình.
*Món ăn và hình ảnh do FB Phạm Ngọc Hoa thực hiện
Nguồn: https://danviet.vn/goi-y-mam-co-chay-cung-tat-nien-cau-nam-moi-binh-an-may-man-20210208162957492…Nguồn: https://danviet.vn/goi-y-mam-co-chay-cung-tat-nien-cau-nam-moi-binh-an-may-man-20210208162957492.htm
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!