“Tập Pháp Luân Công lúc nào là tốt nhất?” là câu hỏi băn khoăn với những người mới tập. Nhưng lại dễ dàng với người tập lâu vì họ biết rõ tập lúc nào là tốt nhất. Những chia sẻ kinh nghiệm cụ thể trong bài viết sẽ giúp các bạn lựa chọn thời gian tập phù hợp cho mình.
Tập Pháp Luân Công lúc nào là tốt nhất?
Không có bất kỳ một quy định nào về thời gian, phương hướng, yêu cầu về hô hấp, tập thở khi luyện 5 bài công pháp của Pháp Luân Công. Chỉ yêu cầu tập đúng động tác, thả lỏng, tâm hòa ái, tĩnh tại… Tất nhiên, ban đầu khi tập tâm trí thường khó tĩnh, nhiều tạp niệm. Dần dần, thuận theo việc buông bỏ nhiều lo nghĩ thì người tập tự khắc đạt được trạng thái tĩnh tại, kỳ diệu khi luyện công…
Do vậy, bạn chọn khung giờ nào trong ngày tập luyện đều phù hợp và đạt được hiệu quả như nhau; dù bạn tập trong nhà hay ngoài trời, sáng sớm hay tối muộn…
Các khung giờ tập tại các điểm luyện công trên cả nước
Hiện nay, việc tìm điểm luyện công tại các tỉnh thành là điều vô cùng dễ dàng. Ngoài việc tự tập luyện tại nhà, nhiều học viên hình thành từng nhóm, luyện công cùng nhau tại các điểm công cộng. Các khung giờ thường tập như sau:
Vào sáng sớm: từ 3h55 – 6h15 hoặc từ 4h55 – 7h10
Xem thêm: Các điểm luyện công trên cả nước
Tùy theo mỗi điểm tập mà chọn khung giờ sớm từ 3h55 hay giờ muộn hơn chút là 4h55. Khung giờ 3h55 là thời gian tập sớm nhất, dành cho những ai có thể dậy được sớm và đi làm sớm.
– Vào buổi trưa: từ 12h – 13h
Thời điểm này chủ yếu dành cho dân công sở. Họ tranh thủ thời gian nghỉ ngơi buổi trưa cùng nhau ra điểm luyện công. Tại Hà Nội, bạn có thể tìm gặp tại vườn hoa Lý Thái Tổ (Hồ Gươm).
– Vào buổi chiều: từ 16h – 18h; hoặc từ 16h55 – 19h
Những ai không thể dậy được sáng sớm, hoặc các cụ cao tuổi, trẻ em hay dân văn phòng tan sở làm, thường chọn khung giờ vào buổi chiều tập luyện. Tại khu vực bờ hồ, vườn cây, công viên… đều có nhóm luyện công vào buổi chiều.
– Vào buổi tối: thường từ 19h30 – 21h30 hoặc muộn hơn một chút, từ 20h – 22h.
Vì tập vào buổi tối nên hạn chế ở khu vực không có ánh đèn. Tại nơi công cộng có ánh sáng đủ, thoáng mát, sẽ có nhóm người tập khung giờ này.
5 bài tập thường mất 2 tiếng nên tùy mỗi nơi quy định giờ tập khác nhau nhưng đều xoay quanh các khung giờ trên.
Tập Pháp Luân Công lúc nào là tốt nhất cho các độ tuổi?
Tùy điều kiện, trạng thái cơ thể mỗi người khác nhau mà chọn thời gian luyện công phù hợp. Với trẻ nhỏ, tập vài động tác cũng có tác dụng. Người cao tuổi có thể đứng tại phòng ngủ, ngồi trên giường đả tọa; dân công sở tranh thủ 10 – 30 phút tập tại nơi làm việc… đều có hiệu quả như nhau.
Nhưng thông thường:
- Người cao tuổi thường chọn tập buổi chiều hoặc tối, số ít tập vào sáng sớm.
- Thanh niên, người đi làm, dân công sở thường tập vào sáng sớm.
Luyện công vào khung giờ sáng sớm được nhiều người lựa chọn
Tuy nhiên, kinh nghiệm các học viên chia sẻ rằng họ hay luyện công vào khung giờ sáng sớm. Bởi các lợi ích sau:
- Sau một đêm ngủ dài, tỉnh dậy ra công viên thoáng mát luyện công, thân thể vô cùng thoải mái, thư giãn.
- Sáng sớm là thời điểm rất tĩnh, cảnh vật bình yên, không khí dễ chịu, rất phù hợp với ngồi đả tọa, tĩnh chỉ. Giúp cho trạng thái luyện công đạt hiệu quả tốt nhất.
- Luyện buổi sáng xong giúp cho thân thể tràn đầy năng lượng, sảng khoái. Giúp bạn trải qua một ngày làm việc vô cùng hiệu quả mà không mệt mỏi.
- Buổi sáng hoàn thành xong bài luyện, thân thể khoẻ mạnh; thời gian còn lại bạn dành làm việc khác…
- Giờ sáng sớm là khung giờ mọi người thường xuyên luyện, người tập dễ đạt trạng thái tốt nhất…
Chia sẻ về việc sắp xếp thời gian luyện công tốt nhất của các học viên
Chị Nguyễn Thị Thu Thiện, kinh nghiệm 13 năm tu luyện Pháp Luân Công
Pháp Luân Công là môn tập luyện vô cùng thuận tiện vì có thể tập lúc nào cũng được, quan trọng là mình thấy việc tập luyện là cần thiết và cố gắng tranh thủ thời gian. Mỗi ngày để tập luyện đủ cả 5 bài hết 2 tiếng, lúc bận rộn mình phải chia nhỏ ra, buổi sáng ngồi thiền định trong 1 tiếng, buổi chiều sau giờ làm việc hoặc buổi tối tranh thủ tập luyện những bài còn lại.
Thỉnh thoảng khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi mình chỉ cần tập luyện trong 30 phút thôi là đã thấy cảm giác mệt mỏi tan biến, cơ thể hồi phục lại năng lượng rất nhanh. Có lúc mình chỉ cần đứng tập bài 3 trong 9 phút, hoặc bài 4 trong 12 phút thôi là cơ thể đã khác biệt rõ rệt rồi.
Từ khi học Pháp Luân Công từ năm 2008, dần dần mình cảm nhận được mình đã nhận được rất nhiều năng lượng tích cực, cho cả cơ thể và tâm trí. Việc ngồi thiền cũng giúp mình rèn luyện tính nhẫn nại, và học cách lấy khổ làm vui… Các bài giảng trong sách Chuyển Pháp Luân giúp mình có được nội tâm mạnh mẽ và vững vàng hơn, bỏ bớt được những tính xấu, đặc biệt là tính nôn nóng, ganh đua với người khác, sợ khó sợ khổ… Mình cảm thấy hạnh phúc và may mắn khi là một người thực sự muốn tu tâm dưỡng tính, mỗi ngày ngoài việc rèn luyện thân thể đều cố gắng sửa đổi bản thân ngày một tốt hơn.
Chị Nguyễn Thị Thu Thiện – Kinh nghiệm 13 năm tu luyện Pháp Luân Công
Chị Nguyễn Thị Thu Trang, giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân luyện công vào mỗi sáng
Mình thường tập Pháp Luân Công vào lúc sáng sớm. Mặc dù dậy sớm không hề đơn giản và cảm giác khá buồn ngủ; nhưng chỉ sau khi tập 2 bài đầu tiên là mình cảm thấy tỉnh táo. Đến khi tập hết 4 bài thì trong người nhẹ nhõm và sảng khoái. Bài 5 ngồi thiền mình thường tập vào thời gian khác trong ngày. Sau khoảng thời gian thiền định thì tâm trí vô cùng thoải mái, dễ chịu, như thể có một nguồn năng lượng mới để tiếp tục công việc.
Sắp xếp vậy mình thấy phù hợp với bản thân, chủ động hoàn thành công việc cá nhân và luyện công đầy đủ. So với trước đây mình ngủ ít hơn; nhưng thực ra lại khỏe hơn, nhiều năng lượng hơn nhờ luyện 5 bài Công Pháp. Theo mình, luyện công vào sáng sớm là lý tưởng nhất vì giúp cơ thể minh mẫn khỏe mạnh; từ đó làm mọi việc khác trong ngày cũng nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Chị Nguyễn Thị Thu Trang – Giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Anh Phùng Quang Hưng chia sẻ trải nghiệm
Tôi tu luyện từ năm 2015, thời điểm đó tôi là nhân viên kỹ thuật, phải hỗ trợ nhà máy sản xuất 24/24. Thường xuyên phải dậy lúc nửa đêm để khắc phục sự cố, rồi mất ngủ cả đêm. Nhưng dù có những ngày ngủ đủ 7-8 tiếng, tôi vẫn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, rã rời, không có năng lượng. Thời đó chưa có nhiều điểm luyện công. Tôi chỉ ở nhà tự tập. Tôi mất gần 5 tháng để tự học và thuộc 5 bài.
Lúc trước vào ban đêm, khi bị gọi hỗ trợ xong thường tôi không ngủ lại được. Sau khi tu luyện, những lúc đó tôi tập bài thứ 5 thì có thể ngủ ngon và sâu. Sức khoẻ tốt hơn lên. Công việc của tôi cũng ngày càng tốt hơn lên. Từ đó đến nay tôi đã 2 lần được thăng chức ở công ty và cũng không phải trực đêm như trước.Giờ tôi ngủ ít hơn lúc xưa, tranh thủ dậy sớm luyện công vào sáng sớm để đảm bảo ngày nào cũng tập đủ 5 bài; đảm bảo cho một ngày làm việc hiệu quả, tinh thần minh mẫn, thanh thản.
Phùng Quang Hưng – Trưởng Phòng CNTT Công ty Bridgestone
Anh Nguyễn Kha, sinh viên – Một ngày bắt đầu bằng các bài công pháp
Tôi thường thức dậy lúc 4h10 sáng. Gần 5h, tôi ra công viên gần nhà tập 5 bài công pháp cùng mọi người. Dù dậy sớm, nhưng tôi không hề bị thiếu ngủ hay mệt mỏi; ngược lại, cả ngày tôi đều cảm thấy dồi dào năng lượng.Trước khi tu luyện, tôi nặng 83kg, bị béo phì loại 2. Cơ thể lúc nào cũng nặng nề, khó thở. Sau khi tập công, sức khỏe tôi cải biến to lớn, cân nặng còn 63kg; thân thể rất nhẹ nhàng, thể lực rất tốt.Là sinh viên, tôi luôn phải hợp tác làm việc nhóm với rất nhiều người, bất đồng ý kiến và tranh luận là chuyện thường tình. Nhưng nhờ hành xử theo Chân-Thiện-Nhẫn, luôn nghĩ cho người khác; tôi đã đặt ý kiến cá nhân của mình xuống, lắng nghe nhiều hơn. Nếu có gì không hoàn thiện thì lựa lời khuyên giải hoặc là âm thầm bù đắp vào mảng thiếu sót của các bạn thay vì ra sức tranh luận và bác bỏ ý kiến của người khác như trước đây tôi vẫn làm. Kết quả làm việc rất khả quan.
Tôi thấy mình rất may mắn vì học được Pháp Luân Đại Pháp – môn tu luyện cổ xưa; mang lại lợi ích cả tâm lẫn thân; giúp con người sống ý nghĩa và an tịnh hơn trong xã hội hiện đại ngày nay.
Nguyễn Kha
Tập Pháp Luân Công lúc nào là tốt nhất? Qua phân tích và những chia sẻ cụ thể của các học viên về vấn đề này, hẳn các bạn đã có câu trả lời.
Từ Khóa:Pháp Luân Công
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!