TÍNH CÁCH CON NGƯỜI – TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC

Nguyễn Đình Cống

Con người được cấu tạo từ 2 phần : Hữu hình là thể xác và Vô hình là tinh thần.Phần vô hình gồm tính cách, tình cảm, kiến thức, tiềm thức. Bài này bàn về tính cách.Tính cách (hay tính tình) như : điềm đạm hay nóng nảy, rộng lượng hay ích kỉ, bao dung hay thù hận, khiêm tốn hay kiêu ngạo v.v…Tính cách được hình thành từ 2 nguồn : Tiên thiên và Hậu thiên. Tiên thiên là phần có trước, hình thành cùng với bào thai, do tiếp thu di truyền và từ môi trường tâm linh. Hậu thiên là phần tiếp nhận được trong quá trình phát triển (chủ yếu do môi trường và giáo dục gia đình từ lúc sinh ra cho đến khoảng năm sáu tuổi). Trẻ con, khi chưa biết nói, khi chưa có trí khôn vẫn tiếp nhận và lưu giữ thông tin truyến bằng sóng sinh học và lưu giữ trong tiềm thức.Đại thể tính cách chia ra 2 nhóm chính : Hướng nội và Hướng ngoại.Người hướng ngoại thích tiếp xúc, giao lưu với người khác, thích làm vừa lòng họ, tìm thấy nguồn vui và năng lượng ở chỗ đông người, quan tâm đến các yếu tố gây phấn khích như màu sắc sặc sở, âm thanh rộn ràng, sự hoạt động náo nhiệt.Người hướng nội tìm nguồn vui và năng lượng khi ở một mình hoặc trong nhóm nhỏ, quan tâm chủ yếu đến cuộc sống tinh thần của bản thân, kín đáo, dè dặt, không thích ồn ào.Hướng nội hay hướng ngoại đều có những mặt ưu và nhược của nó. Không thể nói hướng nào tốt hơn. Thông thường ít gặp người hoàn toàn hướn g về một phía mà có kết hợp. Nhận xét người theo hướng này hay hướng kia là vì hướng đó chiếm phần lớn trong xử thế của họ. Sẽ là tốt đẹp khi kết hợp được hài hòa hai hướng này.Với mỗi người, quan trọng là đừng để một hướng nào đó phát triển quá mức, tạo ra sự lệch lạc quá lớn. Với người bề trên (thủ trưởng, lãnh đạo, quản lý), nên dùng cấp dưới vào công việc phù hợp với hướng của họ. Khi bề trên muốn hoặc cần cấp dưới làm công việc ít phù hợp với xu hướng của họ thì cần hướng dẫn, khuyến khích mà không nên áp đặt, cưỡng bức.Nghiên cứu kỹ hơn về tính cách, người ta cho rằng, cũng giống như nét mặt hoặc giọng nói, mỗi người có tính cách khác nhau, tuy vậy có thể qui về một số nhóm gốc. Có cách chia thảnh 9 nhóm, cách khác chia thành 12 nhómA-Mô tả của Enneagram (tóm tắt từ mạng)Enneagram mô tả tính cách(TC) con người thành 9 nhóm TC cơ bản, theo phản ứng cảm xúc và khuynh hướng hành vi. Gọi là 9 loại tính cách .1-TC người cầu toàn. (The Reformer)Đó là loại người tự chủ và luôn tìm kiếm sự hoàn hảo. Họ tận tâm, chu đáo, cẩn thận, khôn ngoan, thực tế, chuộng lẽ phải,biết phân biệt cái sai, cái đúng. Tuy vậy họ thường gặp oán giận và mất kiên nhẫn.2-TC người tình cảm (The Helper) :Rộng lượng, thích giãi bày tâm tư tình cảm, nhưng không muốn bị coi thường. Họ luôn tìm kiếm sự trân trọng, là những người dễ cảm thông, rất ủy mị, ưa nịnh và cố gắng làm hài lòng mọi người.Họ có thiện chí và chủ động để hòa hợp với mọi người nhưng dễ bị sa vào hiện tượng sẵn sàng làm bất cứ thứ gì cho bất cứ ai chỉ để được công nhận.3-TC người tham vọng (The Achiever)Có thể thích nghi tốt, luôn có mục tiêu, động lực, nhận thức được hình ảnh cá nhân, đồng thời luôn cố gắng thành công để giành được sự tôn trọng và ngưỡng mộ của người khác. Họ dễ tạo sự tin tưởng, hấp dẫn và lôi cuốn. Sống có hoài bão, tài năng và tràn đầy năng lượng . Họ có tài ngoại giao, đĩnh đạc nhưng đôi khi cũng quan tâm thái quá vào hình ảnh bên ngoài và điều người khác nghĩ về họ, thường. nghiện việc” và thích cạnh tranh.4.TC người cá tính (The Individualist)Tính khí thất thường và thường chỉ quan tâm đến mình. Họ muốn kết nối sâu sắc với thế giới nội tâm và cảm thấy sức sống tràn trề nhất khi được thể hiện cảm xúc ra ngoài, nhạy cảm và dè dặt. Họ chân thành về cảm xúc của mình, sáng tạo, cá tính nhưng tâm trạng cũng hay thay đổi. Họ từ chối không giúp đỡ người khác vì cảm thấy bị tổn thương và bản thân yếu kém, họ sẽ bất cần và tách biệt khỏi cuộc sống bình thường. Họ thường tự hành hạ bản thân, u sầu và hay than vãn.họ muốn nổi trội và là duy nhất.5. TC người lý trí (The Investigator)Sâu sắc, thích đổi mới, hay giấu giếm và khá tách biệt. Họ thích thông tin, tri thức và không thích bày tỏ cảm xúc ra ngoài. Mục đích của họ là làm giàu kiến thức và vì như vậy nên họ rất logic. Với họ, mọi thứ đều phải có ý nghĩa. Họ cảnh giác, sáng suốt và tò mò. Họ có thể tập trung vào một ý tưởng hay kỹ năng phức tạp. Họ độc lập, cải tiến, có óc sáng tạo.6. TC người trung thành (The Loyalist)Hấp dẫn, hay lo lắng, nghi ngờ nhưng cũng rất có trách nhiệm. Họ luôn lập kế hoạch cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Họ là người có sự cam kết cao, hướng đến sự an toàn, rất đáng tin cậy, chăm chỉ, có trách nhiệm và nỗ lực để xứng đáng với sự tin cậy đó, đôi khi lẩn tránh và lo lắng. Họ thận trọng và do dự nhưng cũng biết phản kháng, có chút ương ngạnh và chống đối. Họ thường hay nghi ngờ và không tin tưởng vào bản thân.7.TC người nhiệt tình (The enthusiast)Chủ động tham gia với thái độ vui vẻ, tháo vát, ham học hỏi, luôn khao khát thúc đẩy những ý tưởng mới, tạo ra những kế hoạch tương lai mở cho họ nhiều lựa chọn nhưng lại lảng tránh đau đớn và khó chịu. Đôi khi, họ cũng bị phân tán.Là những người hướng ngoại, lạc quan, linh hoạt và không gò bó. Nổi bật với các điểm thích sự hài hước, đùa cợt, dũng cảm và thực tế nhưng đôi khi họ cũng áp dụng sai tài năng của mình, trở nên thái quá, dễ bị phân tán và thiếu kỷ luật.Họ liên tục tìm kiếm những trải nghiệm mới lạ, thú vị nhưng cũng có thể bị xao nhãng và cảm thấy kiệt sức ngay chính trong những việc họ đang làm.Vấn đề mà người nhiệt tình có thể gặp phải đó là mất kiên nhẫn và bốc đồng.8. TC người mạnh mẽ (The challenger)Tự tin, dứt khoát, luôn theo đuổi sự thật và có thể sử dụng ảnh hưởng của bản thân để mang đến những điều tốt đẹp. Tuy nhiên, họ khá ương ngạnh và bảo thủ.Họ rất tự tin vào bản thân, can đảm và quyết đoán. Luôn muốn bảo vệ người khác, tháo vát, thẳng thắn khi nói và dứt khoát nhưng “cái tôi” của họ cũng khá lớn và hành động độc đoán. Người nhóm này cảm thấy họ buộc phải kiểm soát mọi thứ xung quanh, đặc biệt là mọi người, thi thoảng thích đối đầu và rất đáng sợ.9.TC người ôn hòa (The peacemaker)Dễ tiếp thu, khiến người khác cảm thấy yên lòng. Họ thích hòa bình, hòa hợp và những mối liên hệ tích cực, không thích xung đột, căng thẳng và các ý định xấu xa. Điểm yếu là dễ cam chịu và đôi khi tự mãn. Họ là những người ổn định, cởi mở và đáng tin cậy. Họ thường rất sáng tạo, lạc quan và thông cảm với người khác, đồng thời, sẵn sàng thỏa hiệp với mọi người để giữ hòa khí.B-Phân loại của Carl Gustav JungNhà tâm lý học Carl Gustav Jung phân tính cách gốc của con người thành 12 loại., tượng trưng cho động lực cơ bản.1-TC người vô canTự do khoe cá tính, chỉ làm theo những gì được xem là đúng, niềm tin vào công lý, ngây thơ, lãng mạn.2-TC người bình thườngSống chan hòa, không sân si, yêu hòa bình, thường để mất cơ hội tỏa sáng chỉ vì cố gắng hòa nhập hay mưu cầu các mối quan hệ có lợi.3-TC anh hùngThích làm việc khó, mong muốn thể hiện bản thân bằng các hành động anh hùng, can đảm, kiêu ngạo.4-TC bảo mẫuThương người như thể thương thân, thích giúp đỡ mọi người, từ bi, rộng lượng, dễ bị lợi dụng.5-TC nhà thám hiểmThích khám phá thế giới và bản thân, trải nghiệm cuộc sống, tự chủ, trung thực, chán ghét cảnh sống nhạt nhẽo, nhàn cư6-TC kẻ nổi loạnMong muốn làm cách mạng, phá bỏ những thứ vô dụng, tự do đến cực đoan,dễ bị lạc lối vào con đường tà đạo7.TC người tìnhĐề cao tình cảm, muốn làm bạn với mọi người, muốn được tham gia vào những việc thích thú, đam mê, có trách nhiệm.8.TC đấng tạo hóaDám nghĩ dám làm, mong ước để lại cái gì đó cho đời, có trí tưởng tượng tốt, giàu óc sáng tạo, có khả năng lãnh đạo,9-TC thằng hềThoải mái hết mình, ít cần nghĩ tới ngày mai, luôn vui vẻ, phù phiếm, lãng phí thời gian, ngại nhàm chán.10-TC hiền nhânMong muốn tìm chân lý, sử dụng trí thông minh để tìm hiểu thế giới, có khả năng tự học hỏi, tự nghiên cứu, nặng lý thuyết, kém thực hành.11-TC ảo thuật giaTheo phương châm “muốn là có thể”, có khả năng biến ước mơ thành hiện thực, luôn phát triển tầm nhìn, dễ bị lôi kéo.12-TC nhà cầm quyềnCố đoạt được quyền lực và sự kiểm soát, tạo ra sự thành công, thịnh vượng cho bản thân và phe nhóm, độc đoán, rất sợ bị lật đổ .

C- Tổ hợp các TCMỗi người không phải chỉ có một TC mà là có một tổ hợp cách TC, trong đó có một TC cơ bản. Nó thuộc Tiên thiên, sinh ra đã có, sẽ bộc lộ ra dần dần. Con người không thay đối TC cơ bản này sangTC cơ bản khác . Những TC khác, là phụ, được bổ sung cho TC cơ bản. Như vậy một TC được kể trong 2 phần A,B ở trên, có thể là TC cơ bản đối với người này và là phụ đối với người kia.TC cơ bản áp dụng cho cả nam và nữ. Mức độ thể hiện là xét trong cuộc đời nói chung. Tùy vào điều kiện sức khỏe, hoàn cảnh môi trường mà có thể có những điều chỉnh nào đó.Mỗi TC cơ bản đều có mặt tốt và xấu. Không có TC cơ bản nào là tốt hoặc xấu hơn hẳn TC cơ bản khác ( Khi xét từng TC riêng biệt thì có thể xếp thành loại tốt, xấu. Thí dụ TC trung thực, bao dung được cho là tôt, còn ích kỷ, dối tra bị cho là xấu v.v…). Nếu có một TC cơ bản nào đấy được một cộng đồng nào đó ngưỡng mộ thì đó là sự tưởng thưởng riêng của cộng đồng đó chứ không phải vì nó có giá trị cao hơn những TC cơ bản khác

D- Vận dụng vào đời sốngMỗi người nên tự biết, tự đánh gia mình có TC cơ bản thuộc loại nào, ngoài ra mình còn có những tính cách bổ sung nào là tốt hay xấu.Chơi với bạn bè, làm việc, sinh hoạt trong tập thể cũng rất cần hiểu được tính cách của từng ngườI có quan hệ để “ăn ở cho phải đạo”.

Tính cách hơi khác với nhân cách. Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) thì : Tính cách là tổng thể những đặc điểm tâm lý ổn định trong cách xử sự của một người, biểu hiện thái độ điển hình của người đó trong những hoàn cảnh điển hình (tính cách có phần tốt và xấu). Nhân cách là tư cách và phẩm chất con người.(chủ yếu là gồm những mặt tốt)Như vậy tính cách và nhân cách có một phần trùng với nhau (giao nhau). Nhân cách bao gồm phần tốt của tính cách cùng với kiến thức rộng, sự cư xử có văn hóa cao.Trong sự thành công hay thất bại, được yêu thương quý mến hay bị xa lánh ghét bỏ, có hạnh phúc hay bất hạnh của một con người thì tính cách đóng vai trò quan trọng hơn kiến thức. Kiến thức được hình thành từ khi có trí khôn và nhờ học tập suốt đời thì tính cách đã có sẵn trong bào thai và được củng cố, đạt đến ổn định trong những năm đầu đời. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trẻ con đến khoảng năm sáu tuổi thì nhiều tính cách cơ bản đã hình thành và sau này muốn thay đổi là rất khó.(tôi cũng chiêm nghiệm thấy đúng như thế).Như vậy trong việc hình thành tính cách của trẻ thì vai trò của tình cảm, đời sống văn hóa của cha mẹ, ông bà và những người chăm sóc là vô cùng quan trọng. Nhận thức rằng trẻ con còn rất bé, chưa tiếp thu được gì là. vô cùng sai lầm. Nó chưa nói được, chưa có trí khôn và khả năng ghi nhớ, nhưng nó tiếp nhận thông tin qua sóng sinh học và các tầng hào quang để lưu giữ vào Tiềm thức (sẽ viết trong một bài sau). Trong tiềm thức đã có sẵn một số hạt giống tinh thần. Những thông tin trẻ nhận được sẽ kích thích hoặc hạn chế sự phát triển các hạt giống đó, ngoài ra chúng cũng có thể mang vào các hạt giống khác.Thí dụ 1- Trong tiềm thức trẻ có hạt giống hung hăng. Xét 2 trường hợp. Trường hợp A- Cha mẹ thường hung hăng, hay cãi nhau, đến khi thấy con có tính hung hăng lại thích thú, khuyến khích thì đứa trẻ sẽ phát triển thánh kẻ hung hăng. Trường hợp B- Trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường ôn hòa, dịu hiền, yêu thương. Khi phát hiện thấy trẻ có biểu hiện hung hăng (dành đồ chơi hoặc đánh bạn, cào cấu mẹ v.v…) thì cha mẹ kịp thời tìm cách uốn nắn dần dần. Tính hung hăng của trẻ sẽ giảm dần.Thí dụ 2- Trong tiềm thức của trẻ không có hạt giống hung hăng nhưng cha mẹ luôn bàn bạc những mưu mô trấn áp người khác (hoặc cãi nhau) trước mặt nó, cha mẹ thường xuyên xem phim về những chuyện cướp giết khi có nó, cha mẹ khuyến khích nó đánh bạn hoặc tranh giành đồ chơi v.v…, như vậy cha mẹ đã gieo vào tiềm thức của nó hạt giông hung hăng.Thí dụ 3- Một đứa bé gái bình thường. Mẹ sắp có em bé. Một người hàng xóm nói đùa để trêu nó cho vui, rằng khi mẹ sinh em trai thì mày sẽ ra rìa. Ban đầu bé không tin, nhưng rồi bố mẹ vô tình nhắc lại làm nó hơi nghi ngờ. Đến khi mẹ sinh em bé về, mọi người tập trung vào em bé, bỏ rơi nó. Nó tủi thân, khóc. Lại bị mắng. Thế là trong tâm hồn trong sáng của cô bé đã bị người lớn vô tình gieo vào hạt giống thù hận đứa em. Nếu cha mẹ không biết để hóa giải mà cứ tưởng nhầm rằng chị không yêu em trai, nặng lời với bé thì sẽ làm cho sự hiểu nhầm ngày càng tăng.Hỡi những bậc cha mẹ đang có hoặc sắp có con nhỏ. Tính cách con người được hình thành chủ yếu trong 5 năm đầu đời. Xin các bậc cha mẹ trẻ chớ quá quan tâm đến việc nuôi dưỡng (chăm lo về ăn uống) mà quên việc theo dõi sự hình thành tính cách của trẻ để kịp thời phát hiện và uốn nắn tính cách xấu. ( tôi sẽ viết về Hạt giống tinh thần, xin chờ xem).Người lớn. Chúng ta thường có 2 cách nhìn. Nhìn người và tự nhìn (nhìn vào bên trong). Với người thông thường, nhìn người thấy rất rõ tính cách xấu của họ, ít thấy được tính cách tốt, tự nhìn thấy mình có nhiều điều tốt mà ít thấy điều xấu. Với người có nhân cách cao mới biết nhìn ngược lại, nhìn người thấy đước cái tôt, tự nhìn mình thấy được cái xấu.Người bình thường, muốn biết được tính cách của mình như thế nào (để sửa chữa thói hư tật xấu) thường phải để ý nghe nhận xét trung thực của người thân, của bạn bè, đặc biệt là sự chỉ trích của đối lập mới rõ được. Nghe lời khen, tuy sướng cái lỗ tai, nhưng ít có giá trị. Nghe lời chê, khổ cái lỗ tai, nhưng biết nghe ra sẽ thu được lợi nhiều.

Nguồn: FB Nguyễn Đình Cống