Mỗi chất hữu cơ sẽ có một nhiệt độ sôi khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bài viết hôm nay, Giấy Hải Tiến sẽ giúp các bạn biết cách so sánh nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ để áp dụng vào trong học tập cũng như đời sống hàng ngày, cùng theo dõi nhé!
Nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ phụ thuộc vào yếu tố nào
Nhiệt độ sôi của một chất là giới hạn ở nhiệt độ mà chất lỏng chuyển từ trạng thái lỏng sang thể khí, xảy ra ở bên trong lẫn bên trên bề mặt chất lỏng. Mỗi chất hợp chất hữu cơ đều có nhiệt độ sôi nhất định và có sự khác nhau.
Nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể gồm có: liên kết hidro, độ phân cực phân tử, khối lượng phân tử, hình dạng phân tử. Để so sánh nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ, mời các bạn cùng tìm hiểu những nguyên tắc cơ bản dưới đây.
>>> Tìm hiểu thêm: Các mẫu sổ lò xo A6 Hải Tiến.
Nguyên tắc so sánh nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ
So sánh nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ cần tuân thủ theo 6 nguyên tắc cơ bản dưới đây:
- Nguyên tắc 1: Trong trường hợp hai hợp chất hữu cơ có cùng khối lượng hoặc khối lượng xấp xỉ nhau thì hợp chất nào có liên kết hidro bền hơn thì chất đó sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.
- Nguyên tắc 2: Hai hợp chất cùng kiểu liên kết hidro, nếu hợp chất nào có khối lượng lớn hơn thì hợp chất đó sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.
- Nguyên tắc 3: Hai hợp chất là đồng phân của nhau thì đồng phân trans có nhiệt độ sôi thấp hơn đồng phân sis. Lý do là vì đồng phần cis có mô men lưỡng cực khác 0 còn đồng phân trans có mô men lưỡng cực bằng 0 hoặc nhỏ hơn mô men lưỡng cực của đồng phần cis.
- Nguyên tắc 4: Hai hợp chất là đồng phân của nhau thì hợp chất diện tích tiếp xúc phân tử lớn hơn thì hợp chất đó sẽ có nhiệt độ cao hơn.
- Nguyên tắc 5: Hai hợp chất có khối lượng bằng nhau hoặc xấp xỉ nhau, hợp chất nào có liên kết ion thì hợp chất đó sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.
- Nguyên tắc 6: Hai hợp chất hữu cơ đều không có liên kết hiđro, có khối lượng xấp xỉ nhau thì hợp chất nào có tính phân cực hơn thì hợp chất đó sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.
>>> Tham khảo: Sản phẩm sổ lò xo A4 Home cao cấp.
Hướng dẫn so sánh nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ cụ thể
Để các bạn hiểu rõ về cách so sánh nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ, dưới đây là những ví dụ cụ thể, giúp các bạn áp dụng vào trong bài tập một cách hiệu quả.
- Xét về liên kết hidro, những hợp chất có liên kết hiđro thì nhiệt độ sôi cao những hơn hợp chất không có liên kết hiđro. Ví dụ cụ thể như: hợp chất HCOOH sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn HCHO.
- Hợp chất có liên kết hiđro càng bền thì nhiệt độ sôi càng cao. Ví dụ: hợp chất CH3COOH có nhiệt độ sôi cao hơn C2H5OH và cao hơn cả C2H5NH2.
- Hợp chất có liên kết hidro liên phân tử sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn những hợp chất có liên kết hidro nội phân tử. Cụ thể với vòng benzen, nhiệt độ sôi của các hợp chất lần lượt o- < m- < p-.
- Những phân tử có độ phân cực lớn sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn, độ phân cực chính là mức độ chênh lệch về lực hút trong phân tử khi có nhóm hút electron. Nhiệt độ sôi của các hợp chất xét về độ phân cực như sau: este >> xeton >> anđehit >> dẫn xuất halogen >> ete > > CxHy. Tức là, COO – >> C = O >> CHO >> R – X >> -O- >> C – H.
- Khối lượng phân tử càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao. Ví dụ hợp chất CH3COOH có nhiệt độ sôi cao hơn hợp chất HCOOH.
- Phân tử có hình dạng càng nhiều nhánh thì nhiệt độ sôi càng thấp, nhiệt độ nóng chảy càng cao do diện tích tiếp xúc phân tử giảm. Những nhánh càng gần nhóm chức thì có nhiệt độ sôi càng thấp.
- Các đồng phân cis có nhiệt độ sôi cao hơn đồng phân trans. Như vậy nhiệt độ số của các hợp chất sẽ sắp xếp theo thứ tự dưới đây: Axit > ancol > amin > este > xeton > anđehit > dẫn xuất halogen > ete > CxHy.
- Nếu có nước thì nhiệt độ sôi của nước là 100 độ C, lớn hơn những ancol có 3 nguyên tử C và nhỏ hơn những ancol có từ 4 nguyên tử C trở lên.
>>> Tìm hiểu ngay: Các mẫu vở học sinh Hải Tiến được yêu thích.
Học cách so sánh nhiệt độ sôi của chất hữu cơ để áp dụng vào làm bài tập
- Nếu có phenol thì nhiệt độ của phenlot sẽ cao hơn những ancol có 7 nguyên tử C trở xuống và axit có số nguyên tử C nhỏ hơn hoặc bằng 4.
- Trình tự so sánh nhiệt độ sôi nhóm liên kết Hidro như sau: Loại liên kết hidro đến khối lượng đến cấu tạo phân tử. Với nhóm không có liên kết Hidro thì so sánh khối lượng rồi đến cấu tạo phân tử.
Trên đây là cách so sánh nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về nhiệt độ sôi của các chất và vận dụng vào trong quá trình làm bài tập hiệu quả. Giấy Hải Tiến hy vọng các bạn sẽ tìm được ra cho mình những phương pháp học tập hiệu quả để đạt được thành tích cao trong các kỳ thi và biết cách vận dụng vào trong đời sống thực tế.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!