Nhằm đảm bảo hàng hóa trong nước bị áp đảo bởi hàng nhập khẩu, quy định phòng vệ thương mại được ra đời. Có 03 biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế bao gồm: tự vệ, chống bán phá giá và trợ cấp chính phủ. So sánh các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế
Các biện pháp phòng vệ thương mại
– Đều là biện pháp phòng vệ thương mại, là những thủ tục pháp lý cho phép các quốc gia thực hiện những biện pháp hạn chế nhập khẩu tạm thời mà không ảnh hưởng tới những cam kết mở cửa thị trường của mình.
– Mục đích: Để bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước những thiệt hại và trong những điều kiện nhất định mà không ảnh hưởng tới nghĩa vụ thương mại và cam kết mở cửa thị trường của quốc gia.
– Đối tượng: Là các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu.
Sự khác nhau các biện pháp phòng vệ thương mại
Sự khác nhau giữa các biện pháp phòng vệ thương mại dựa vào: Cơ sở pháp lý, khái niệm, thời điểm áp dụng, nguyên tắc áp dụng…
Cơ sở pháp lý
Mỗi biện pháp phòng vệ thương mại có quy định pháp lý khác nhau.
– Biện pháp tự vệ
+ Điều XIX-GATT.
+ Hiệp định Tự vệ Thương mại SA
+ Điều V – Hiệp định Nông nghiệp.
– Biện pháp chống bán phá giá
+ Điều VI – GATT 1994.
+ Hiệp định về chống bán phá giá (ADA).
– Biện pháp trợ cấp Chính phủ – biện pháp đối kháng
+ Điều VI, XVI – Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại 1994 (GATT 1994).
+ Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng – SCM.
+ Điều XV – Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS).
+ Phần IV – Hiệp định về Nông nghiệp AOA
Sự khác nhau về khái niệm
Khái niệm mỗi biện pháp phòng vệ cũng đã là sự khác nhau căn bản.
– Biện pháp tự vệ
+ Tự vệ là biện pháp mà WTO cho phép một quốc gia thành viên có thể hạn chế nhập khẩu một hoặc một số loại hàng hóa trong những trường hợp khẩn cấp, khi lượng hàng nhập khẩu tăng đột biến đe dọa hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước
– Biện pháp chống bán phá giá
+ Một hàng hóa được coi là bị bán phá giá nếu giá xuất khẩu của hàng hóa đó được xuất khẩu từ một nước sang một nước khác thấp hơn giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự nước xuất khẩu trong điều kiện thương mại thông thường.
+ Về bản chất, bán phá giá trong thương mại quốc tế là hành vi phân biệt giá cả: đối với cùng một sản phẩm hoặc sản phẩm tương tự, nhưng giá xuất khẩu lại thấp hơn giá tiêu thụ nội địa.
+ Bán phá giá là hành vi có tính chất doanh nghiệp
– Biện pháp trợ cấp Chính phủ – biện pháp đối kháng
+ Trợ cấp Chính phủ là các khoản đóng góp tài chính hoặc lợi ích kinh tế đặc biệt chính phủ hay cơ quan công quyền dành cho các doanh nghiệp hoặc ngành sản xuất trong nước nằm trên lãnh thổ của mình nhằm đạt được một/ một số mục tiêu kinh tế
Thời điểm áp dụng
Thời điểm áp dụng của mỗi biện pháp phòng vệ cũng có sự khác nhau.
– Biện pháp tự vệ
+ Được áp dụng khi và chỉ khi cơ quan có thẩm quyền của thành viên nhập khẩu WTO kết luận thành viên đó đáp ứng và tuân thủ các điều kiện được quy định tại Điều XIX GATT và Điều 2 hiệp định về các biện pháp tự vệ.
– Biện pháp chống bán phá giá
+ Được áp dụng khi tuân thủ các thủ tục điều tra được bắt đầu và tiến hành theo đúng quy định của Hiệp định thực thi Điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT. Đồng thời khi có một hành động được thực thi theo luật hoặc các quy định về chống bán phá giá.
– Biện pháp trợ cấp Chính phủ – biện pháp đối kháng
+ Được áp dụng căn cứ trên cơ sở điều tra,được khởi tố và thực hiện phù hợp với các quy định của Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng, Hiệp định Nông nghiệp
Điều kiện áp dụng
– Biện pháp tự vệ
+ Có sự gia tăng đáng kể của hàng hóa nhập khẩu.
+ Sự gia tăng này mang tính đột biến do những thay đổi về chế độ thương mại.
+ Sự gia tăng này gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất nội địa tương ứng.
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu gia tăng và thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.
– Biện pháp chống bán phá giá
+ Hàng hóa được đưa vào kinh doanh trên thị trường nhập khẩu với giá thấp hơn giá thông thường.
+ Ngành sản xuất nội địa tương ứng bị thiệt hại về vật chất.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại vật chất đó.
– Biện pháp trợ cấp Chính phủ – biện pháp đối kháng
+ Có sự tồn tại của trợ cấp.
+ Thiệt hại hoặc khả năng đe dọa gây ra thiệt hại
+ Mối quan hệ nhân quả giữa trợ cấp và thiệt hại
Nguyên tắc áp dụng
– Biện pháp tự vệ
+ Đáp ứng điều kiện được ghi nhận tại Điều 2,4 Hiệp định Tự vệ Thương mại
+ Đồng thời, phù hợp với các nguyên tắc: Biện pháp Tự vệ Thương mại được áp dụng đáp ứng điều kiện bắt buộc; Ngăn chặn thiệt hại giúp ngành sản xuất trong nước điều chỉnh; Không phân biệt đối xử; Bồi thường khi áp dụng biện pháp Tự vệ Thương mại.
– Biện pháp chống bán phá giá
+ Được áp dụng để đối phó hành vi bán phá giá gây thiệt hại chỉ bao gồm 3 biện pháp thuế: chống bán phá giá, biện pháp chống phá giá tạm thời và cam kết về giá.
+ Nguyên tắc: áp dụng 4 nguyên tắc: Chứng minh sự hiện diện của 4 điều kiện,yếu tố của hành vi bán phá giá; Biện pháp chống bán phá giá chỉ nhằm mục tiêu khắc phục, không mang tính trừng phạt; Áp dụng trên nguyên tắc không phân biệt đối xử; Mang tính tạm thời
– Biện pháp trợ cấp Chính phủ – biện pháp đối kháng
+ Áp dụng biện pháp chống trợ cấp để khắc phục thiệt hại do các trợ cấp mang tính riêng biệt gây ra trên cơ sở không phân biệt đối xử đối với sản phẩm nhập khẩu từ mọi nguồn kết luận là có trợ cấp và gây thiệt hại.
Thời hạn áp dụng
– Biện pháp tự vệ
+ Về nguyên tắc, biện pháp Tự vệ Thương mại là các biện pháp mang tính tạm thời, chỉ được áp dụng tối đa 4 năm (trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn thêm 4 năm tiếp theo).
+ Đối với các nước đang phát triển là 10 năm
– Biện pháp chống bán phá giá
+ – Mang tính tạm thời phải được tháo bỏ khi ảnh hưởng của bán phá giá bị triệt tiêu.
+ Thông thường một quy định áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ chấm dứt hiệu lực không muộn hơn 5 năm kể từ khi áp dụng trừ trường hợp chống bán phá giá được yêu cầu tiếp tục áp dụng khi cơ quan có thẩm quyền thấy cần thiết
– Biện pháp trợ cấp Chính phủ – biện pháp đối kháng
+ Áp dụng trong vòng 5 năm kể từ ngày bắt đầu áp dụng.
+ Trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn thêm, thời hạn gia hạn thêm không vượt quá 05 năm trong mỗi lần gia hạn
>> Xem thêm: Biện pháp phòng vệ thương mại được pháp luật quy định như nào
Trên đây là tư vấn của LAWKEY về các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!