Nước cất là gì? Nước cất được sử dụng trong rất nhiều hoạt động của đời sống như y tế, thẩm mỹ, công nghiệp,… Tuy nhiên, không phải ai cũng có hiểu biết thực sự về nước cất.
Ở nội dung bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về định nghĩa, phân loại, quy trình sản xuất và tính ứng dụng của nước cất trong đời sống hàng ngày.
Tìm hiểu nước cất là gì?
Nước cất là gì?
Nước cất là nước tinh khiết được tạo bởi phương pháp đun sôi, dựa vào nguyên lý nhiệt độ sôi của nước và sự bốc hơi để thu được phần nước ngưng tụ. Nhờ đó, nước thu được đảm bảo được độ tinh khiết tới mức tối đa, không chứa các tạp chất khác.
Để thu được nước cất có độ tinh khiết cao nhất, người thực hiện cần phải làm sạch các thiết bị chưng cất và các vật dụng chứa nước sau chưng cất.
Chưng cất nước là phương pháp đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà bằng cách đun nước và ngưng tụ trong một phễu lạnh.
Nước cất còn được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, trong đó có nước được chưng cất 1 lần, nước được chưng cất 2 lần, nước được chưng cất 3 lần. Càng chưng cất nước lại nhiều lần thì độ tinh khiết của nước càng cao.
Phân loại nước cất
Nước cất thường được phân loại dựa theo số lần chưng cất:
- Nước cất 1 lần: nước chỉ được thực hiện chưng cất 1 lần
- Nước cất 2 lần: nước thu được sau chưng cất 1 lần sẽ đem đi chưng cất lần 2, độ tinh khiết của nước sẽ cao hơn lần 1.
- Nước cất 3 lần: nước thu được sau chưng cất 2 lần sẽ đem đi chưng cất lần 3, độ tinh khiết của nước sẽ cao hơn hai lần trước đó.
Phân loại theo số lần chưng cất là cách phân loại phổ biến nhất. Ngoài ra, ở một số trường hợp, người ta còn phân loại nước cất theo nồng độ chất rắn hòa tan, độ dẫn điện của nước.
Quy trình sản xuất nước cất
Trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu muốn chưng cất nước thì thường sẽ sử dụng máy chưng cất bằng thủy tinh.
Còn với quy mô lớn ở các nhà máy công nghiệp, nước chưng cất được tạo ra bởi một dây chuyền hiện đại với các vật liệu được làm bằng chất liệu inox. Nước ngay khi được chưng cất xong sẽ được chảy trực tiếp vào các chai đựng vô trùng để không bị nhiễm tạp chất.
Đầu tiên, nước sẽ đưa vào các buồng xử lý RO để được lọc sạch các tạp chất cơ bản, nước đầu ra đã đảm bảo được độ sạch và có thể sử dụng uống trực tiếp mà không cần đun sôi.
Sau đó, nước sẽ sẽ được đưa tới máy chưng cất để tạo ra nước tinh khiết. Nếu muốn thu được nước có độ tinh khiết cao hơn nữa thì sẽ chưng cất lại lần 2, lần 3.
Song song với quá trình chưng cất, người ta cũng sản xuất các chai, khử trùng bằng tia UV và vệ sinh bề mặt chai bằng khí ozon để đảm bảo chai không gây ô nhiễm cho nước. Các chai lọ sau khi làm sạch thì sẽ được bảo vệ trong môi trường vô khuẩn để không bị nhiễm khuẩn trong quá trình chờ đợi đóng gói.
Nước khi vừa chưng cất xong sẽ được đưa vào chai và chuyển đến các bộ phận đóng gói, tạo thành thành phẩm hoàn chỉnh và phân phối ra thị trường.
Quy trình sản xuất nước cất như thế nào?
Nước cất dùng để làm gì?
Nước cất có rất nhiều công dụng trong đời sống hàng ngày:
- Lĩnh vực y tế
Nước cất thường được sử dụng để làm sạch các vết thương hở, các dụng cụ y tế, dụng cụ phẫu thuật; pha thuốc tiêm, thuốc ống,…
Đặc biệt, nước cất còn được sử dụng để pha chế các loại thuốc kháng sinh – loại thuốc thông dụng để chữa được nhiều căn bệnh khác nhau. Nước cất không chứa tạp chất nên không làm biến đổi các tính chất đặc biệt và tăng thời hạn sử dụng của thuốc.
Ngoài ra, nước cất còn là một nguyên liệu quan trọng trong các loại máy móc y tế cần có độ chính xác cao như máy oxy cho người bệnh, máy chạy thận.
- Lĩnh vực thí nghiệm, nghiên cứu
Do nước cất không chứa bất kỳ tạp chất nào nên thường được sử dụng để làm dung môi cho các dung dịch nghiên cứu giúp cho các phản ứng hóa học được diễn ra chuẩn xác nhất.
Các dụng cụ thí nghiệm cần độ chính xác cao cũng cần sử dụng nước cất để làm sạch.
- Lĩnh vực công nghiệp
Trong công nghiệp hóa chất, nước cất được dùng để pha loãng các loại hóa chất mà không làm biến đổi các tính chất đặc biệt của hóa chất.
Nước cất còn được dùng để làm mát cho các loại máy móc công nghiệp giúp ổn định hoạt động của máy móc.
Ngoài ra, nước cất còn rất thông dụng để châm sạch cho ắc quy xe máy, ôtô, chạy lò hơi,…
- Lĩnh vực thẩm mỹ
Trong ngành thẩm mỹ, nước cất dùng để pha trộn các loại mỹ phẩm giúp hạn chế các tạp chất, đặc biệt là vi khuẩn nhiễm vào mỹ phẩm, đảm bảo an toàn cho da của người sử dụng.
Ứng dụng của nước cất trong đời sống là gì?
Có nên uống nước cất hay không?
Nước tinh khiết, nước khoáng, nước ion kiềm, nước uống đun sôi, nước đóng bình, đóng chai,… đều là những loại nước có thể sử dụng để uống. Vậy nước cất có uống được không và những lợi – hại khi sử dụng nước cất để uống như thế nào?
Theo suy nghĩ của nhiều người, nước cất không chứa tạp chất nên rất an toàn khi uống, đặc biệt, nó còn giúp bảo vệ con người khỏi các bệnh liên quan đến đường ruột khi sử dụng nước bẩn.
Tuy nhiên, độ tinh khiết của nước cũng chính là nguyên nhân gây ra các bệnh cho con người nếu sử dụng thường xuyên.
Đầu tiên, nước cất không chứa các chất khoáng cần thiết cho cơ thể như Canxi, Magie, Kali, Natri,… Đây đều là các khoáng chất cần thiết để duy trì hoạt động của xương, cơ và hệ thần kinh. Các khoáng chất này thường thoát ra ngoài cơ thể qua hệ bài tiết và các tuyến mồ hôi trên cơ thể.
Sử dụng nước cất thường xuyên sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu hụt chất khoáng gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng.
Thứ hai, nước cất chỉ có độ pH khoảng 5.5 (mức trung tính là pH 7.0) nên nếu sử dụng thường xuyên thì sẽ khiến cho hệ tiêu hóa chịu một áp lực lớn. Nhất là đối với dạ dày, các hiện tượng như ợ hơi, trào ngược dạ dày, đau dạ dày sẽ xuất hiện thường xuyên hơn.
Theo nhiều nghiên cứu, axit trong cơ thể tăng cao cũng là môi trường lý tưởng để các gốc tự do trong cơ thể phát triển, tăng nguy cơ gây ra bệnh mãn tính như huyết áp, tiểu đường, gout, tim mạch và thậm chí là cả ung thư.
Thứ ba, nước cất đặc biệt không phù hợp cho người đang giảm cân. Người giảm cân thường có một chế độ ăn đặc biệt nên nếu sử dụng nước cất sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, thiếu sức sống, uể oải, mệt mỏi.
Trên đây là toàn bộ thông tin để giải đáp nước cất là gì. Mong rằng qua nội dung bài viết này, bạn đọc đã tìm kiếm được những thông tin về nước cất và những công dụng của nó trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!