Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo mỗi tuần bà bầu và phụ nữ đang cho con bú nên ăn khoảng 226 đến 340 gram cá sẽ nhận được rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Các lợi ích có thể kể đến như:
- Cá rất giàu protein, dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Không những vậy, nó giúp tạo ra các tế bào cho tóc, xương, da và cơ bắp của bé
- Cá là một nguồn cung cấp DHA dồi dào. DHA là một loại axit béo omega-3 có tác dụng thúc đẩy sự phát triển não bộ, tăng cười trí nhớ cho trẻ, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ
- Bà bầu ăn cá còn có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm trong và sau khi sinh
- Ăn nhiều cá còn giúp giảm huyết áp, giảm lượng mỡ trong máu, tốt cho hệ tim mạch
- Giảm nguy cơ sinh non
Top 5 các loại cá bà bầu không nên ăn
Ngoài lưu tâm đến “bà bầu nên ăn cá gì” thì còn có những loại cá bà bầu không nên ăn do chúng chứa nhiều thủy ngân có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi:
- Cá ngừ: Dù có nhiều dưỡng chất và axit béo tốt cho sức khỏe nhưng đa số chúng đều có hàm lượng thủy ngân cao. Vì thế, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng vì có thể khiến bạn bị nhiễm độc và ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi
- Cá thu vua, cá kiếm, cá mập: Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), đây là những loại cá bà bầu không nên ăn bởi hàm lượng thủy ngân trong những loại cá này rất cao, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và não bộ của bé
- Cá nóc: Không chỉ bà bầu, ngay cả người bình thường cũng nên tránh xa loại cá này. Chất độc trong gan (hepatoxin), buồng trứng (tetrodotoxin) của cá nóc là loại độc tố cực kỳ nguy hiểm có thể gây tử vong
- Các loại cá khô và thực phẩm đóng hộp: Mẹ bầu nên tránh tiêu thụ chúng nếu không muốn vi khuẩn có hại xâm nhập và làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và bản thân
Bà bầu ăn cá bị nhiễm thủy ngân có thể đối mặt với điều gì?
Khi ăn cá bị nhiễm thủy ngân, chất độc này sẽ di chuyển qua nhau thai và đi vào cơ thể bé. Theo nghiên cứu, chỉ một lượng nhỏ thủy ngân cũng có thể có tác động đến não và hệ thần kinh của thai nhi, làm ảnh hưởng đến tầm nhìn, ngôn ngữ, kỹ năng vận động và kỹ năng nhận thức của bé sau khi chào đời.
Nếu vô tình ăn phải những con cá chứa thủy ngân, bạn đừng quá hoảng sợ. Đầu tiên, bạn cần ngừng ăn ngay lập tức và đến bệnh viện ngay. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc để giúp loại bỏ kim loại ra khỏi các cơ quan và giảm tác dụng của nó.
Mách mẹ bầu bí quyết chế biến để giảm nguy cơ nhiễm độc
Chế biến cá đúng cách là cách đơn giản nhất để giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc thủy ngân và các chất độc khác. Dưới đây là một vài mẹo để chọn lựa và chế biến cá mà bạn cần lưu ý:
- Tất cả các loại hải sản bao gồm tôm, cá và hàu nên được nấu chín kỹ để loại bỏ hết chất độc
- Các loại động vật có vỏ như nghêu, hàu, trai và hến cần được nấu chín cho đến khi vỏ mở ra. Nếu không, đừng ăn
- Mua thực phẩm tươi, mới. Sơ chế sạch sẽ rồi bảo quản trong tủ lạnh nếu bạn chưa ăn ngay
- Không nên ăn cá sống vì sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn
- Bạn nên ăn cá theo đúng số lượng được khuyến nghị và tránh ăn quá nhiều. Trước khi ăn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để kiểm tra xem việc ăn cá có phù hợp với cơ thể bạn không nhé
Ngoài cá, còn có những loại thực phẩm nào khác giàu omega-3?
Nếu không ăn được cá, bà bầu có thể bổ sung omega-3 thông qua các loại thực phẩm sau:
- Quả óc chó: Đây là nguồn axit béo oega-3 phong phú. Bạn có thể dùng quả óc chó để chế biến thành những bữa ăn nhẹ, rất tốt cho thai kỳ
- Sử dụng dầu ô liu trong khi chế biến thức ăn để bổ sung omega-3 cho cơ thể. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng vì đây là một loại dầu giàu calo
- Hạt lanh cũng là loại thực phẩm giàu omega-3. Bạn có thể thêm hạt lạnh vào sữa chua hoặc yến mạch trong bữa sáng hoặc tối
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!