Glyptodon: Loài động vật có bộ giáp siêu cứng với kích thước bằng cả chiếc ô tô
Cách đây từ 5,3 triệu đến 11,700 năm, một sinh vật đặc biệt được gọi là Glyptodon – có nghĩa là “răng có rãnh” – đã đi bộ trên Trái Đất.
Loài động vật khổng này dài hơn 3m và nặng tới gần 2 tấn, chúng sinh sống ở Bắc và Nam Mỹ ngày nay. Ngoài ra, những con Glyptodon còn sở hữu một chiếc đuôi khá dài và khỏe, đi kèm với đó là một bộ giáp bao phủ toàn bộ cơ thể với hơn 1.000 tấm vảy xương. Chúng là một loài động vật ăn cỏ với tính cách khá ôn hòa và không bao giờ phải lo lắng khi đối mặt với những kẻ săn mồi.
Dựa trên thiệt hại được tìm thấy trên vỏ glyptodon hóa thạch, các nhà khoa học tin rằng loài vật này hiếm khi bị các loài khác tấn công, thay vào đó chúng thường chiến đấu với nhau để giải quyết tranh chấp về lãnh thổ hoặc bạn tình.
Titanoboa: Loài trăn khổng lồ dài tới 15m
Titanoboa, loài trăn lớn nhất mà con người từng biết tới. Khi so sánh kích thước và hình dáng cột sống hóa thạch của chúng với các loài rắn và trăn hiện đại, các nhà nghiên cứu ước tính rằng cơ thể của chúng khi trưởng thành dài hơn 15m và nặng khoảng 1,1 tấn, nặng gấp 10 lần một con trăn Anaconda trưởng thành ngày nay.
Các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được lí do gì đã khiến cho loài trăn này có kích thước to lớn đến vậy nhưng có nhiều suy đoán cho rằng vào thời kì Paleocene khu vực Colombia là một khu vực nhiệt đới nóng ấm với mực nhiệt độ trung bình là 32 độ C.
Chính khí hậu ấm áp của trái đất thời kỳ đó đã cho phép các loài trăn, rắn máu lạnh có được kích thước to lớn hơn so với những người họ hàng của chúng ngày nay.
Loài trăn khổng lồ này sinh sống cùng thời đại với các loài khủng long như Majungasaurus, Masiakasaurus, và Rahonavis. Với kích thước như vậy, Titanoboa có thể sẵn sàng xơi tái những con khủng long để thỏa mãn cơn đói của mình.
Về lí do khiến cho loài trăn khổng lồ Titanoboa tuyệt chủng, nhiều người tin rằng đã có những thời điểm nhiệt độ của trái đất đã sụt giảm khiến cho loài động vật máu lạnh sẽ rất khó thích nghi với môi trường có nhiệt độ thấp.
Megatherium: Loài lười mặt đất khổng lồ đã tạo ra những đường hầm đá bí ẩn tại Nam Mỹ
Những con lười ngày nay có kích thước tương đối nhỏ bé, tuy nhiên những người họ hàng thời cổ đại của chúng lại khác, những con lười mặt đất cao gần 4m và có thể nặng hơn 4 tấn.
Những con Megatherium từng đi lang thang trong các khu rừng ở Nam Mỹ. Các hóa thạch của chúng thường được tìm thấy ở Argentina, Uruguay và Bolivia cho thấy loài quái vật này sống cách đây từ 400.000 đến 8.000 năm.
Mặc dù có khả năng đi bằng bốn chân, nhưng chúng vẫn có thể vươn cao hết cỡ và đứng bằng chân sau để cuốn lấy những chiếc lá khó tiếp cận.
Tuy nhiên, giống như những con lười hiện đại, những con lười đất khổng lồ có tốc độ di chuyển khá chậm, có lẽ chậm hơn bất cứ thứ gì còn sống vào thời điểm đó.
Những con lười đất có thể đào những đường hầm dài hơn 6 mét nhờ vào móng vuốt sắc nhọn và khổng lồ của mình. Tuy nhiên chúng ta lại phát hiện được hàng nghìn đường hầm đá khổng lồ với dấu vết đào bới của loài này dài tới hàng chục mét. Theo các nhà địa chất học thì những đường hầm to lớn như vậy có thể được tạo ra bởi những con lười mặt đất khổng lồ qua nhiều thế hệ khác nhau chứ không chỉ đơn thuần là do một cá thể hay một đàn.
Gigantopithecus: Loài linh trưởng to lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất
Loài vượn khổng lồ nặng tới gần 300kg, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại chúng ta mới chỉ phát hiện được một vài mẫu hóa thạch của loài kinh trưởng cổ đại này.
Các nhà khảo cổ học tin rằng chúng có thể cao tới gần 4 mét và có thể là tổ tiên của loài đười ươi ngày nay, chúng sống ở Đông Nam Á trong khoảng sáu đến chín triệu năm trước khi tuyệt chủng khoảng 100.000 năm trước.
Dựa trên các mẫu hóa thạch rằng từng được phát hiện, giới cổ sinh vật học tin rằng loài này có thể đã ăn thực vật, trái cây, hạt và thậm chí có thể là tre.
Trong khi hầu hết các loài động vật tiền sử vào thời điểm đó kiếm ăn trong cả rừng và đồng cỏ, thì loài vượn cổ đại này chỉ sinh sống trong một môi trường duy nhất, đó chính là rừng. Và khi diện tích rừng bị thu hẹp, nguồn thức ăn của chúng cũng theo đó mà trở nên khan hiếm và đây cũng chính là lý do khiến cho loài linh trưởng khổng lồ này tuyệt chủng.
Trên thực tế, phải đến năm 1935, con người hiện đại mới biết đến sự tồn tại loài linh trưởng này. Sau đó, một nhà cổ sinh vật học người Đức tên là Gustav von Koenigswald đã tìm thấy một số răng vượn ở Trung Quốc.
Tê giác lông cừu: Loài động vật thời tiền sử đầy lông lá đã lang thang ở Âu-Á
Tê giác lông cừu (Coelodonta antiquitatis) trông rất giống tê giác ngày nay. Giống như tê giác Châu Phi hiện đại, chúng cũng có một bộ hai sừng, một sừng lớn phía trước và một sừng nhỏ hơn ở giữa hai mắt.
Tuy nhiên điểm khác biệt với tê giác hiện đại là chúng có rất nhiều lông, với đầu và thân dài hơn, chân ngắn hơn. Tê giác lông cừu cũng có một cái bướu lớn sau vai.
Trước khi tuyệt chủng khoảng 14.000 năm trước, tê giác lông cừu đã lang thang khắp nơi. Hóa thạch của nó đã được tìm thấy ở Tây Ban Nha, Siberia và Hàn Quốc. Do đó, tê giác lông cừu đôi khi xuất hiện trong các bức tranh hang động cổ đại – mặc dù không thường xuyên như voi ma mút hoặc bò rừng.
Vào năm 2020, người dân địa phương ở Đông Siberia tình cờ bắt gặp xác một con tê giác lông cừu non đông lạnh trong băng tan. Lớp băng vĩnh cửu bảo tồn ruột, lông và thậm chí cả sừng của con vật này.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có ai nói về việc cố gắng tái tạo và hồi sinh tê giác lông cừu, theo cách mà một số người muốn tái tạo loài voi ma mút.
Tham khảo: Zhihu; Sci.news; Inverse
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!