1. Các tác phẩm thơ
“Sóng” – Xuân Quỳnh
Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967. Đó là những năm tháng dân tộc đang bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và tay sai, là khi thanh niên trai gái ào ào ra trận, cho nên đặt bài thơ trong hoàn cảnh ấy mới thấy rõ được nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu.
Sóng được viết trong một chuyến đi thực tế đến vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). Đứng trước bờ biển rộng mênh mông, rộng lớn với những con sóng ào ạt xô vào bờ, trong lòng bà gợi lên nhiều suy tư, trăn trở và cảm xúc, từ đó là nguồn cảm hứng để bà sáng tác bài thơ này
Giá trị rút ra: Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả những cảm xúc của người con gái trong tình yêu luôn tha thiết, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người để làm cho tình yêu ấy trở nên bất diệt. Từ đó, ta thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.
“Tây Tiến” – Quang Dũng
Hoàn cảnh sáng tác:
Khoảng cuối mùa xuân năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến. Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng, bao gồm các tỉnh từ Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, miền tây Thành Hoá sang tận Sầm Nưa (Lào) rồi vòng về qua miền tây Thành Hoà. Những nơi này, lúc đó, còn rất hoang vu và hiểm trở, núi cao, sông sâu, rừng rậm, có nhiều thú dữ.
Những người lính Tây Tiến phần đông là thành niên Hà Nội, thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó có cả những học sinh, sinh viên (Quang Dũng thuộc vào số này). Sinh hoạt của những người lính Tây Tiến hết sức gian khổ, ốm đau không có thuốc men, tử vong vì sốt rét nhiều hơn là vì đánh trận. Tuy vậy, họ dẫn sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm.
Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào trở về thành lập trung đoàn 52. Đại đội trưởng Quang Dũng ở đó đến cuối năm 1948 rồi được chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa được bao lâu; ngồi ở Phù Lưu Chanh (Hà Đông) anh viết bài thơ Tây Tiến.
Đặc điểm nổi bật
Bài thơ Tây Tiến có hai đặc điểm nổi bật: cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng.
Cảm hứng lãng mạn thể hiện ở cái tôi tràn đầy tình cảm cảm xúc của nhà thơ. Nó phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng rộng rãi những yếu tố cường điệu và phóng đại, những thủ pháp đối lập để tô đậm cái phi thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cái hùng vĩ và tuyệt mĩ.
Tây Tiến không hề che giấu cái bi. Nhưng bi mà không bi luỵ. Cái bi được thể hiện bằng một giọng điệu, âm hưởng, màu sắc tráng lệ, hào hùng.
Chất lãng mạn hoà hợp với chất bi tráng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ.
2. Các tác phẩm truyện
“Vợ nhặt” – Kim Lân
Hoàn cảnh sáng tác:
Vợ nhặt là một trong rất nhiều tác phẩm đặc sắc của Kim Lân phản ánh rõ nhất cuộc sống của người nông dân Việt Nam trong nạn đói năm 1945 và những giá trị tốt đẹp mà tác giả gửi gắm. Tác phẩm Vợ nhặt được in trong tập Con chó xấu xí (1962).
Giá trị rút ra:
Thông qua tình huống truyện tự nhiên, sáng tạo, độc đáo có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực và nhân đạo; nghệ thuật độc thoại, đối thoại nội tâm; cách kể chuyện gần gũi, tự nhiên, tác phẩm Vợ nhặt chất chứa những giá trị nhân đạo sâu sắc, phản ánh một cách chân thực tình cảnh khốn khó của người nông dân trong nạn đói thê thảm. Bên cạnh đó, hình ảnh những người nông dân hiện lên với bản chất tốt đẹp và sức sống mãnh liệt.
“Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu
Hoàn cảnh sáng tác:
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được tác giả viết vào năm 1983, xuất bản năm 1987. Nhà nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, chánh án Đẩu, người đàn bà thuyền chài mặt rỗ và thằng bé Phác là những nhân vật được tác giả khắc hoạ khá sắc sảo, để lại cho người đọc ấn tượng, bao ám ảnh về màu sắc lãng mạn của nghệ thuật và sự thật trần trụi của đời thường.
Giá trị rút ra:
Tác phẩm đã đem đến cho người đọc bài học về cách nhìn cuộc sống xung quanh và con người: phải nhìn đa diện, nhiều chiều, phải phát hiện bản chất thực sự đằng sau vẻ bề ngoài của hiện tượng thông qua hai phát hiện của nhiếp ảnh gia Phùng: phát hiện cảnh đắt trời cho (1), phát hiện bức tranh cuộc sống đầy nghịch lý (2).
“Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài
Hoàn cảnh sáng tác:
Truyện được viết vào năm 1952 và là sản phẩm của chuyến thâm nhập thực tế, “cùng ăn, cùng ở, cùng gắn bó” với đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc suốt 8 tháng của Tô Hoài trên núi cao đến các bản làng mới giải phóng.
Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là câu chuyện về người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất bị áp bức, đày đọa và giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã biết vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do.
Giá trị rút ra: Tác phẩm ẩn chứa nhiều giá trị nhân đạo sâu sắc: sự cảm thông của tác giả với số phận khổ đau, cùng cực của những con người phải chịu sự áp bức, lên án tố cáo bọn thống trị miền núi, bọn thực dân man rợ và đồng thời ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt, tiềm tàng trong mỗi con người Tây Bắc.
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” – Lưu Quang Vũ
Hoàn cảnh sáng tác: Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch đã được Lưu Quang Vũ viết vào năm 1981, công diễn ra cho đọc giả lần đầu tiên năm 1984, sau đó được đi diễn lại rất nhiều lần ở trong và ngoài nước. Từ chính những cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng lại được thành một vở kịch nói hiện đại và cũng lồng vào trong đó nhiều triết lí nhân văn về cuộc đời và con người. Ở trong tác phẩm, Trương Ba là một ông lão đã sắp gần sáu mươi, thích làm trồng vườn, yêu quý cái đẹp, tâm hồn thì thanh nhã, đặc biệt rất giỏi đánh cờ.
Giá trị rút ra:
Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống của thời lúc bấy giờ:
- Con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển.
- Lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn”. Cả hai quan niệm trên , cách sống trên đều vô cùng cực đoan cũng như rất đáng phê phán.
- Tình trạng con người phải sống giả dối sống theo sự sắp đặt, không dám và cũng không được sống hiện thực. Đấy chính là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa nhân cách do danh và lợi.
“Ai đã đặt tên cho dòng sông” – Hoàng Phủ Ngọc Tường
Hoàn cảnh sáng tác:
Bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông được in trong tập bút kí cùng tên, gồm có 8 bài kí, được tác giả viết ngay sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, khi cả nước đang tưng bừng xây dựng chủ nghĩa xã hội. Còn với Hoàng Phủ Ngọc Tường, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc thường gắn với tình yêu thiên nhiên, yêu truyền thống văn hóa của dân tộc.
Trong tác phẩm, sông Hương được tác giả miêu tả với ba trạng thái ở ba khúc khác nhau: khi ở thượng nguồn, rồi ở trong lòng và ngoại vi thành phố, thêm một chút đôi nét về văn hóa xứ sở.
Giá trị rút ra:
Qua giọng văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, dòng sông Hương hiện lên thật ấn tượng, với một vẻ đẹp thơ mộng đến ngỡ ngàng. Con sông này chính là dòng chảy duy nhất qua thành phố Huế, chính vì điều đó nên nó mang một đặc trưng riêng của xứ Huế mà không nơi nào có được. Có lẽ không chỉ tác giả mà những người dân xứ Huế cũng rất tự hào vì điều này.
Dưới ngòi bút tinh tế, sâu sắc cùng tình yêu tha thiết của Hoàng Phủ Ngọc Tường, con sông đã trở nên lộng lẫy, mê hoặc người đọc. Con sông hiện lên với nhiều góc độ, nhiều khía cạnh, với chiều dài của thời gian và chiều sâu của không gian. Và dù cho dưới góc độ nào thì sông Hương vẫn rất đẹp và nên thơ như thế.
“Người lái đò sông Đà” – Nguyễn Tuân
Hoàn cảnh sáng tác:
Tác phẩm được in trong tùy bút Sông Đà (1960) và ra đời trong giai đoạn miền Bắc đang trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội và là kết quả trong chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân đến với Tây Bắc giữa cuộc kháng chiến chống Pháp.
Giá trị rút ra:
Qua ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ trên trang giấy, Nguyễn Tuân đã miêu tả chân thực mà không kém phần sống động về hình tượng con sông Đà mang cả nét đẹp hung bạo, kỳ vĩ đến vẻ đẹp dịu dàng, trữ tình khó quên. Từ đó, ta cảm nhận gần gũi hơn vẻ đẹp núi rừng Tây Bắc kỳ vĩ, nên thơ và con người nơi đây cũng rất tài năng và cần mẫn
3. Ôn tập xong rồi nhưng chưa yên tâm thì làm sao đây?
Đừng lo, Lạc Hồng ở đây sẽ giúp các bạn nè!
Năm 2021, LHU mở rộng với 07 phương thức tuyển sinh, với:
NHÓM 04 PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN HỌC BẠ
Phương thức 1: Điểm trung bình học bạ lớp 12 ≥ 6 điểm
Phương thức 2: Điểm ba học kỳ của học bạ (HKI + HKII lớp 11)+ HKI lớp 12 ≥ 18 điểm
Phương thức 3: Tổ hợp 3 môn (cả năm lớp 12) ≥ 18 điểm
Phương thức 4: Điểm 3 học kỳ: điểm HK cao nhất lớp 10 + điểm HK cao nhất lớp 11 + điểm HK1 lớp 12 ≥ 18 điểm
► Thời gian xét học bạ đợt 1: 01/03/2021 – 30/06/2021
► Thời gian xét học bạ đợt 2: 01/07/2021 – 10/07/2021
NHÓM CÁC PHƯƠNG THỨC CÒN LẠI:
Phương thức 5: Kết quả kỳ thi THPT Quốc Gia
Phương thức 6: Kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực
Phương thức 7: Xét tuyển thẳng vào Đại học
► Link xét tuyển: http://xettuyen.dhlh.vn/ws
► Tìm hiểu thêm các ngành học tại LHU: https://tuyensinh.lhu.edu.vn/#nganh-dao-tao
Hi vọng rằng, các sĩ tử của chúng ta, những bạn trẻ thuộc “gen Z” đầy năng động, sáng tạo, sẽ lựa chọn cho mình hướng đi tốt nhất, làm nền tảng vững chắc cho hành trình “làm chủ thời đại” trong tương lai!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!