Nhục thung nhung có tác dụng gì? | Vinmec

Nhục thung nhung từ khoảng 2000 năm trước đã xuất hiện trong các bài thuốc chữa bổ thận tráng dương và tăng cường sức khỏe sinh lực của nam giới. Bên cạnh đó, dược liệu này còn được mệnh danh như dũng sĩ sa mạc bởi khả năng có thể tồn tại ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt hờ vào lớp lá dày. Không những thế dược liệu nhục thung nhung còn được ví như nhân sâm sa mạc với các dược liệu chứa trong loại cây vô cùng quý với sức khỏe.

Nhục thung nhung còn có tên gọi khác nhu thung dung, đại vân, hoắc tư lệch, địa tinh… và tên khoa học của dược liệu nhục thung nhung herba cistanches.

Nhục thung nhung cấu tạo không giống như thực vật đơn thuần, mà giống như một loại cây ký sinh sống nhờ vào thân cây khác. Mầm cây nhục thung dung sẽ đâm thủng mặt đất và mọc nhô lên cao giống như xương rồng hình cái chày và quá trình này diễn ra rất mạnh vào mùa xuân. Nhục thung nhung có hai đầu hơi nhọn, bên trên phủ một lớp màu vàng và tạo ánh sáng lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời. Thân cây nhục thung nhung thường cao khoảng từ 15 đến 30 cm nhưng một vài cây có thể cao tới vài mét. Hoa nhục thung nhung thường nở vào khoảng tháng 5 hoặc tháng 6 với mật độ dày đặc. Hoa được mọc ra từ những phần ngọn của cây có màu vàng nhạt. Hình dạng của hoa nhục thung nhung giống hình quả chuông xẻ 5 cánh và trên đỉnh của hoa có màu vàng nhạt hoặc màu tím nhạt. Trái của nhục thung nhung thường phổ biến vào tháng 6 hoặc đầu tháng 7 và có màu xám nhạt.

Nhục thung nhung được biết đến như vị thuốc được phân bố khá phổ biến ở vùng núi cao đặc biệt ở Thiểm Tây, Cam Túc của Trung Quốc. Ngoài ra ở những nơi có khí hậu lạnh như Mông Cổ, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng có xuất hiện vị thuốc quý này. Ở Việt Nam, nhục thung nhung được tìm thấy ở các tỉnh phí Bắc nhu Hoà Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu.

Bộ phận được sử dụng làm dược liệu quý chính rễ của nhục thung nhung. Những loại cây có củ to, mềm, hàm lượng dầu nhiều, vỏ bên ngoài mịn có màu đen thì chất lượng dược liệu khá tốt.

Nhục thung nhung được thu hái vào mùa xuân hoặc đầu mùa thu. Sử dụng nhục thung nhung hái để phơi khô trên mặt đất – Điềm Đại Vân. Hoặc thu hái nhục thục nhung và bỏ vào thùng để muối trong khoảng 1 năm – Diêm Đại Vân.

Nhục thung nhung bào chế theo cách: Giữ nguyên củ nhục thung nhung và mang đi phơi khô hoặc sấy khô. Có thể mang nhục thung nhung đi tẩm với muối rồi mới bắt đầu phơi hoặc sấy khô. Khi sử dụng nhục thung nhung khô thì nên rửa sạch và thái mỏng dày khoảng từ 1 đến 2mm và để ráo nước. Theo Đông Dược học thì thái phiên và bỏ lõi màu trắng của nhục thung nhung sau đó trộn hoặc ngâm với rượu và sử dụng ở dạng hấp hoặc đồ chính. Hoặc theo Dược tài học nhục thung nhung Điềm Đại Vân được thực hiện loại bỏ tạp chất và ngâm với nước hoặc có thể sử dụng Diêm Đại Vân rửa sạch bằng nước, sau đó cắt dọc, để ráo và phơi khô rồi mới mang đi sử dụng.

Nhục thung nhung thường được bảo quản ở nơi khô ráo, không khí thoáng và tránh tình trạng hút ẩm có thể làm nhục thung nhung bị mốc.