Nhiệt độ phòng là gì? Tìm hiểu về các loại nhiệt độ
Posted on
Chúng ta thường nghe thấy khái niệm “nhiệt độ phòng” trong các công thức làm bánh, nấu ăn hay hướng dẫn bảo quản thực phẩm… Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nhiệt độ phòng là gì? Nó ở khoảng bao nhiêu độ C và ngoài nhiệt độ phòng ra còn những loại nhiệt độ bảo quản nào khác không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc này.
Nhiệt độ phòng là khoảng nhiệt độ của không khí mà mọi người đều thích nghi và thấy thoải mái
Nhiệt độ phòng là gì
Nhiệt độ phòng là thuật ngữ chung để chỉ một nhiệt độ nhất định trong không gian kín mà con người đã quen thích nghi. Do đó, nhiệt độ phòng thường được chỉ ra bởi sự thoải mái của con người nói chung với khoảng phổ biến là 18 – 23 độ C (64 – 73 độ F). Nói theo cách thông thường, nhiệt độ phòng là khoảng nhiệt độ của không khí mà mọi người đều thích để cho các thiết bị điều chỉnh nhiệt độ trong nhà và cảm thấy thoải mái khi ở trong môi trường nhiệt độ đó.
Theo định nghĩa trong y khoa, phạm vi được coi là phù hợp với nơi ở của con người là từ 15 – 25 độ C (59 – 77 độ F). Mặc dù con người có thể mở rộng sự thoải mái ra ngoài phạm vi này phụ thuộc vào các yếu tố như: sức khỏe, thời tiết, độ ẩm và mức lưu thông không khí. Trong các lĩnh vực nhất định như khoa học và kỹ thuật hoặc trong một số ngữ cảnh cụ thể, “nhiệt độ phòng” có thể có các trị số khác nhau.
Từ điển American Heritage của ngôn ngữ tiếng Anh xác định nhiệt độ phòng là khoảng 20 đến 22 độ C (68 – 72 độ F) còn từ điển Oxford lại định nghĩa là thông thường nhiệt độ phòng ở khoảng 20 độ C (68 độ F ).
Tổ chức Y tế Thế giới đặt tiêu chuẩn cho nhiệt độ phòng để cơ thể con người cảm thấy thoải mái là 18 độ C (64 độ F) với người bình thường, khỏe mạnh. Đối với những người bị các vấn đề về đường hô hấp hoặc dị ứng, họ khuyên không nên để nhiệt độ phòng dưới 16 độ C (61 độ F), và đối với những người bị bệnh, tàn tật, người già hoặc trẻ nhỏ, tối thiểu là 20 độ C (68 độ F). Do đó, một nhiệt độ phòng thoải mái phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân và các yếu tố khác. Tuy nhiên, điều này có thể không đúng với các nước nằm gần đường xích đạo. Khi nhiệt độ cao hơn thì nhiệt độ phòng khoảng 30 độ C (86 độ F).
Nhiệt độ phòng phù hợp với trẻ nhỏ là khoảng 20 độ C
Nhiệt độ phòng không phải là thuật ngữ khoa học được xác định chính xác và hoàn toàn trái ngược với Nhiệt độ hay Áp suất tiêu chuẩn và cũng có một vài định nghĩa khác nhau cho các khái niệm này. Theo đó, nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn hay STP (viết tắt của Standard Temperature And Pressure trong tiếng Anh) là các điều kiện vật lý tiêu chuẩn để thực hiện các đo lường trong thí nghiệm, cho phép so sánh giữa các bộ kết quả thí nghiệm. Trên thế giới, STP hiện do IUPAC (Liên minh quốc tế về hóa học thuần túy và ứng dụng) định nghĩa là: giá trị quy ước có trị số nhiệt độ 273,15 độ K (0 độ C) và áp suất là 100 kPa (1 bar). Đông thời, nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn cũng thường được gọi là Điều kiện tiêu chuẩn (đktc). Trong đó, điều kiện tiêu chuẩn còn có thể bao hàm cả độ ẩm tương đối tiêu chuẩn.
Một số khái niệm nhiệt độ bảo quản khác
Nhiệt độ đông: là nhiệt độ bảo quản trong khoảng -20 độ C đến -10 độ C, thường là nhiệt độ phổ biến trong ngăn đông tủ lạnh hoặc các loại tủ đông. Đây là nhiệt độ bảo quản lý tưởng để đông đá các loại kem bơ, kem tươi, bột bánh, bánh mì…
Nhiệt độ mát: là khoảng nhiệt độ từ 8 – 15 độ C và thường là nhiệt độ của ngăn mát tủ lạnh. Nhiệt độ lạnh: là nhiệt độ không quá 8 độ C. Đây cũng là nhiệt độ phổ biến trong các tủ mát bảo quản bánh kem, cá loại nước uống…
Nhiệt độ ấm: Khi nhiệt độ đạt khoảng 30 – 40 độ C thì có thể gọi là nhiệt độ ấm. Với những định nghĩa, khái niệm trên đây. Hi vọng bạn đã hiểu nhiệt độ phòng là gì cũng như biết thêm kiến thức hữu ích về các loại nhiệt độ khác nhau.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!