Chiêm tinh học là gì? Tìm hiểu nguyên tắc và thực hành của chiêm tinh học – Vua Nệm

Nhắc đến chiêm tinh học, nhiều người vẫn chỉ nghĩ lĩnh vực này liên quan đến phong thủy, thiên văn hay các vì sao. Khái niệm về chiêm tinh học vẫn còn khá mới mẻ và mơ hồ với đa số chúng ta. Vậy chiêm tinh học là gì?

Chiêm tinh học là gì
Chiêm tinh học là gì và các thông tin liên quan chiêm tinh học

Bài viết dưới đây sẽ giải thích đầy đủ thông tin về bộ môn chiêm tinh học cổ xưa, còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn này. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

1. Chiêm tinh học là gì?

Có tên gọi tiếng Anh là Astrology, chiêm tinh học là hệ thống bói toán dựa trên sự vận hành của vũ trụ và các hành tinh xung quanh Trái Đất. Dựa vào sự vận hành này, người cổ đại đã sáng tạo ra “bản đồ sao”. “Bản đồ sao” là hình thức tương tự như “lá số tử vi” của người phương Đông”.

Được xem là một môn học, chiêm tinh học có khả năng dự đoán vận mệnh cho cá nhân, dân tộc, quốc gia, thậm chí là các sự kiện chủ quan như: thiên tai, dịch bệnh, thời tiết. Tất cả dựa vào sự vận hành và biến đổi của các các chòm sao.

sách chiêm tinh học
Chiêm tinh học là gì?

Chiêm tinh học là một bộ môn chứa một hệ thống lá số tử vi, tên tiếng Anh gọi là horoscope. Dựa vào vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và các thiên thể khác vào thời điểm con người chào đời, chiêm tinh học sẽ giải thích về tính cách và dự đoán số mệnh của họ. Các nhà chiêm tinh học nổi tiếng trên thế giới đều dựa vào hệ thống này để đưa ra các dự đoán về vận mệnh trong tương lai.

Bản đồ sao được hình thành ngay từ khi con người được sinh ra, tương tự như ADN hay vân tay. Có thể dễ dàng tưởng tượng như thế này, trong khoảnh khắc bạn sinh ra, có ai đó đã chụp được hình ảnh các vì sao trên bầu trời, và đó chính là bản đồ sao của cuộc đời bạn.

2. Bản đồ sao của mỗi người

2.1 Bản đồ sao là gì?

Như đã giải thích ở trên, bản đồ sao thể hiện vị trí các vì sao, các hành tinh vào thời khắc mà con người chào đời. Bên cạnh đó, bản đồ sao còn sở hữu một điểm đặc biệt. Điểm này được xác định nhờ vào địa điểm mà con người được sinh ra.

học chiêm tinh
Bản đồ sao là gì?

Có thể hiểu đơn giản, bản đồ sao thể hiện những dạng năng lượng mà chúng ta được vũ trụ ban tặng vào ngày mà chúng ta cất tiếng khóc chào đời. Những nguồn năng lượng này sẽ kết hợp với nhau, xác định tính cách, số phận và vận mệnh của cuộc đời mỗi người.

Bản đồ sao bao gồm các hành tinh xung quanh Trái Đất như: Mặt Trăng, Mặt Trời, sao Thủy, sao Hỏa…Trái Đất bị ảnh hưởng nhiều bởi hành tinh nào, thì hành tinh đó sẽ đóng vai trò quan trọng trong bản đồ sao của mỗi cá thể.

2.2 Cách tạo bản đồ sao cá nhân

Bản đồ sao được xem là công cụ vô cùng cần thiết và không thể thiếu của những người mới nhập môn chiêm tinh học. Sau khi đã ghi nhớ bảng niên đại chiêm tinh, người học có thể không cần đến bản đồ sao nữa.

nhà chiêm tinh học là gì
Cách tạo bản đồ sao cá nhân

Để có thể hiểu dễ dàng và quan sát mạch lạc hơn trong thời gian đầu tìm hiểu, bạn có thể truy cập vào website Astro.com để tạo bản đồ sao cho mình theo thông tin cá nhân.

3. Ý nghĩa của các hành tinh trong chiêm tinh học

  • Mặt Trời: Tượng trưng cho bản chất thật của con người
  • Mặt Trăng: Thể hiện tâm tư bên trong mà không phải ai cũng nhìn thấy được
  • Cung mọc (AC): Thể hiện ngoại hình cũng như tính cách mà một con người thể hiện ra bên ngoài
  • MC: Cách thức mà con người thể hiện trong công việc, trong sự nghiệp của mình
tìm hiểu về chiêm tinh học
Ý nghĩa của các hành tinh trong chiêm tinh học
  • Sao Kim: Là cách mà con người thể hiện trong tình cảm
  • Sao Mộc: Là cách mà chúng ta đối xử với mọi người xung quanh và những điều may mắn mà chúng ta sẽ nhận được khi sống tốt
  • Sao Thủy: Là cách mà chúng ta giao tiếp với mọi người và cách mà chúng ta sử dụng đồng tiền
  • Sao Hỏa: Là những hoài bão, khát vọng mà con người cố gắng thực hiện các hành động để đạt được chúng
  • Sao Thổ: Là những điểm yếu của bản thân

Bên cạnh đó, trong vũ trụ còn một số chòm sao khác như Hải Vương, Thiên Vương hay Diêm Vương…, chúng thường có chu kỳ xoay trong một thế hệ 10 năm.

4. Sự liên hệ giữa cơ thể con người với 12 cung hoàng đạo

Theo chiêm tinh học cổ đại, các hành tinh có khả năng tác động lên cơ thể con người. Tuy nhiên, không chỉ các hình tinh mà 12 cung hoàng đạo cũng có thể có chức năng này. 12 cung hoàng đạo liên kết với con người thông qua các bộ phận trên cơ thể:

4.1 Song Ngư

Song Ngư có sự liên kết với bàn chân, và ngón chân. Bàn chân đóng vai trò trụ cột, có chức năng nâng đỡ toàn bộ sức nặng của cơ thể.

Cung Song Ngư
Cung Song Ngư

Bên cạnh đó, sự nhạy cảm của Song Ngư chính là nam châm hút các năng lượng độc hại. Các năng lượng độc hại này có thể kế đến như chất béo hoặc bạch huyết. Do đó, cung hoàng đạo này thường dễ bị tổn thương ở lòng bàn chân cũng như hệ bạch huyết, khiến hệ miễn dịch suy yếu.

4.2 Bảo Bình

Mang tính cách khá lập dị cùng trí thông minh tuyệt vời, Bảo Bình có mối liên kết mật thiết với hệ tuần hoàn, bắp chân, cẳng chân, đặc biệt hơn cả là mắt cá chân.

Cung Bảo Bình
Cung Bảo Bình

Mắt cá chân có tác dụng liên kết phần trên cơ thể với bàn chân. Đây chính là hình ảnh ẩn dụ cho Bảo Bình khi sống trên mặt đất mà có nhiều tư duy bay bổng.

Bảo Bình thường mắc các căn bình về hệ tuần hoàn hoặc mắt cá chân.

4.3 Ma Kết

Là một người đầy tham vọng và hoài bão, Ma Kết luôn cố gắng làm tất cả mọi việc để có thể thực hiện ước mơ của mình. Chính tính cách này đã khiến Ma Kết có mối liên hệ với răng, khớp xương, và hệ thống xương chống đỡ.

Cung Ma Kết
Cung Ma Kết

Sở hữu hàm răng đẹp và khung xương chắc khỏe. Mặc dù vậy, cung hoàng đạo này thường dễ mắc các bệnh về xương như: vôi hóa, lão hóa…hay các bệnh về răng như: răng mọc lệch hoặc sâu răng…

4.4 Nhân Mã

Là người hướng ngoại, yêu thích các bữa tiệc và sự tự do, Nhân Mã có liên hệ với bộ phận đùi và dây thần kinh tọa. Ngoài ra, lá gan cũng có mối liên kết với Nhân Mã vì cung hoàng đạo này có tính cách năng động khả năng tái tạo tốt.

Cung Nhân Mã
Cung Nhân Mã

Mặc dù sở hữu cặp đùi chắc khỏe, Nhân Mã thường gặp vấn đề với đùi, hệ thống thần kinh tọa và lá gan của mình.

4.5 Bọ Cạp

Sở hữu bản năng tình dục mạnh mẽ, Bọ Cạp có sự kết nối với bộ phận sinh sản và hệ bài tiết.

Cung Bọ Cạp
Cung Bọ Cạp

Bọ Cạp thường dễ mắc các căn bệnh liên quan hệ bài tiết, hệ thống niệu đạo và đường tình dục.

4.6 Thiên Bình

Là cung hoàng đạo của sự cân đối, hài hòa, Thiên Bình duy trì sự cân bằng trong cơ thể với các vai trò sau: thận cân bằng môi trường nội môi, hồn giữ trọng tâm, và làn da điều hòa nhiệt độ.

Cung Thiên Bình
Cung Thiên Bình

Thiên Bình thường mắc các bệnh về thận, hông và lưng dưới.

4.7 Xử Nữ

Là cung hoàng đạo có trực giác mạnh mẽ, Xử Nữ có mối liên hệ mật thiết với hệ tiêu hóa, lá lách và hệ thần kinh. Điều này có thể lý giải vì sao Xử Nữ là tượng trưng cho lời nói và sự trí tuệ.

Cung Xử Nữ
Cung Xử Nữ

Các bệnh mà Xử Nữ dễ mắc phải là rối loạn tiêu hóa, khó tiêu…

4.8 Sư Tử

Là người mạnh mẽ, Sư Tử sở hữu hệ thống cột sống vững chắc và trái tim khỏe mạnh. Hai bộ phận này chính là trụ cột chống đỡ cơ thể, giúp Sư Tử luôn tự tin làm chủ cuộc sống của bản thân.

Cung Sư Tử
Cung Sư Tử

Tuy nhiên, các bệnh mà Sư Tử thường gặp cũng liên quan đến các bộ phận này, có thể kể đến như nhồi máu cơ tim, chấn thương hoặc cong vẹo cột sống.

4.9 Cự Giải

Là cung hoàng đạo tượng trưng cho tình mẫu tử, gia đình thiêng liêng, Cự Giải có mối liên kết với bộ phận ngực. Cự Giải thường mắc các căn bệnh về tiêu hóa và ngực như: khó tiêu, u hạch trong ngực hoặc ung thư vú (đối với nữ).

Cung Cự Giải
Cung Cự Giải

4.10 Song Tử

Với biểu tượng song sinh, Song Tử liên kết với bộ phận có đôi có cặp như: bàn tay, bàn chân, phổi hay hệ thần kinh.

Cung Song Tử
Cung Song Tử

Là cung hoàng đạo thường xuyên rơi vào tình trạng lo âu, bồn chồn, Song Tử thường gặp các tai nạn liên quan đến vùng tay và hệ hô hấp.

4.11 Kim Ngưu

Với khả năng thiên phú về bộ môn nghệ thuật, Kim Ngưu có mối liên hệ với thanh quản và vùng cổ. Người thuộc cung này sở hữu giọng hát hay với phần cổ to và dài hơn.

Cung Kim Ngưu
Cung Kim Ngưu

Kim Ngưu dễ mắc các bệnh về thanh quản và cổ họng, như bệnh viêm họng hạt.

4.12 Bạch Dương

Là cung dẫn đầu trong 12 cung hoàng đạo, Bạch Dương có mối liên kết với vùng đầu, não và gương mặt.

Cung hoàng đạo này thường bị các chứng đau đầu, tổn thương mắt hoặc viêm xoang.

Cung Bạch Dương
Cung Bạch Dương

Trên đây là các thông tin vô cùng hữu ích về chiêm tinh học. Hy vọng đã đem đến những kiến thức hay và mới lạ cho mọi người. Tiếp tục theo dõi và đón đọc các tin tức tiếp theo nhé!