Bán hàng trên các trang thương mại điện tử là xu hướng kinh doanh phổ biến được không chỉ các shop bán lẻ mà cả các công ty, doanh nghiệp lựa chọn để nâng cao số lượng đơn hàng, doanh thu bán hàng của mình. Bán hàng trên các trang thương mại điện tử sở hữu nhiều ưu điểm và có khả năng hỗ trợ người bán, người mua tốt hơn nhiều so với các phương thức bán hàng truyền thống mà chúng ta thường thấy.
Điểm chung của việc bán hàng trên các trang thương mại điện tử này là đều có hình thức đăng tải sản phẩm, quản lý cửa hàng riêng cho từng shop / doanh nghiệp, và các hoạt động bán hàng của bạn đều phải tuân thủ các quy định, điều lệ mà các kênh này đưa ra. Dù bạn có ý định lựa chọn trang thương mại điện tử nào để bắt đầu hoạt động kinh doanh, bạn cũng nên trang bị cho mình các kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết để tiến hành bán hàng một cách suôn sẻ và hiệu quả nhất.
Thương mại điện tử là gì
Tại kênh thương mại điện tử, người bán mở các gian hàng online và quảng cáo sản phẩm trực tiếp từ website hoặc qua các chợ điện tử. Khách hàng “dạo chơi” trên website bán hàng đa kênh tìm kiếm, trả giá và đặt mua các sản phẩm. Hai loại thị trường điện tử phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay:
– Cửa hàng trên mạng – là website của doanh nghiệp dùng để tiếp thị trực tiếp sản phẩm, dịch vụ.
– Sàn giao dịch: Thị trường trực tuyến thông thường là B2B, trong đó người mua và người bán có thể đàm phán với nhau. Doanh nghiệp hoặc tổ chức đứng ra sở hữu. Điểm danh một số sàn thương mại điện tử phổ biến nhất: Shopee, Lazada, Sendo…
Tùy thuộc vào quy mô và nguồn vốn, nhà bán lẻ có thể phát triển 1 hoặc nhiều loại thị trường điện tử trên.
Tầm quan trọng của việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử
Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, để trụ vững trên thị trường, các sàn liên tục đầu tư vào các chính sách mua bán, hỗ trợ người bán lẫn người mua. Vì vậy, các sàn thương mại điện tử trở thành kênh kinh doanh phổ biến hiện nay cho rất nhiều nhiều doanh nghiệp và người kinh doanh tự do.
Kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận với một lượng lớn khách hàng. Các sàn thương mại điện tử luôn có các chương trình ưu đãi thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Từ đó, mua sắm trên các sàn thương mại điện tử dần trở thành thói quen của người tiêu dùng, lượt truy cập các website này rất lớn. Vì thế, doanh nghiệp có thể tiếp cận với lượng lớn người tiêu dùng một cách miễn phí trên các website thương mại điện tử.
Hỗ trợ chi phí vận chuyển, gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp: Chính sách trợ phí vận chuyển của các sàn thương mại điện tử là một trong những điều thu hút người mua hiện nay. Điều này giúp các doanh nghiệp gia tăng doanh thu cho mình trên các sàn thương mại điện tử.
Đăng ký gian hàng nhanh chóng và dễ dàng trên các sàn thương mại điện tử: Thủ tục đăng ký bán hàng trên các sàn thương mại điện tử vô cùng nhanh chóng và dễ dàng vì các sàn tạo điều kiện tối đa cho bạn mở gian hàng. Các bước đăng ký chỉ bao gồm đăng ký và xác nhận thông tin của chủ shop.
Làm thế nào để bán hàng trên sàn thương mại điện tử hiệu quả?
Hiểu rõ về đặc điểm khách hàng trên các kênh thương mại điện tử
Ba sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay đang nhắm tới những tệp khách hàng với sự khác biệt rõ rệt.
– Shopee có nhiều khách hàng nữ hơn khách nam. Độ tuổi trẻ. Mặt hàng tiềm năng nhất là thời trang, chăm sóc sắc đẹp, đồ chơi & sản phẩm cho trẻ em.
– Lazada ngược lại có khách hàng nam nhiều hơn khách nữ.
– Tiki cân bằng giữa hai nhóm với dòng sản phẩm chủ lực là sách, đồ công nghệ. Độ tuổi trẻ.
Kết hợp với những thông tin thu thập được trên Facebook, Zalo… khắc họa càng rõ nét chân dung khách hàng thì hiệu quả chiến dịch kinh doanh càng cao. Họ có thói quen mua sắm ra sao? Họ thích những sản phẩm nào? Họ thích những đơn vị vận chuyển nào?
Xây dựng lòng tin cho khách hàng
Đặt nặng về doanh số là vấn đề thường gặp của các doanh nghiệp bán lẻ. Nên trở thành người tư vấn hơn là người bán hàng. Đưa ra những lời khuyên đúng đắn với khách hàng, cho dù điều đó có thể khiến họ không lựa chọn sản phẩm của bạn. Niềm tin của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có lợi ích lâu dài cho công việc kinh doanh sau này.
Đừng chỉ bán sản phẩm mà hãy bán giá trị của sản phẩm
Bán hàng trên thương mại điện tử là phải chấp nhận cuộc chiến về giá. Những thương hiệu lớn thường xuyên khuyến mãi, tham gia các chương trình marketing của sàn thương mại tiếp cận với khách hàng tốt hơn. Khách hàng lại rất coi trọng sự chênh lệch giá, cùng một sản phẩm tính năng chắc chắn họ sẽ chọn nhà cung cấp rể hơn. Do vậy, nếu đồng ý cuộc chiến giá cả bạn nên chuẩn bị:
- Tạo sự khác biệt cho dịch vụ, sản phẩm.
- Thuyết phục khách hàng về sự ưu việt của sản phẩm bên mình.
- Tạo điều kiện mua sắm thuận lợi: đặt hàng trên page, trải nghiệm sản phẩm tại cửa hàng, thanh toán khi nhận hàng…
- Tặng thêm dịch vụ hậu mãi: quà tặng, freeship bán kính 5km, bảo hành, đổi trả…
- Gây ấn tượng với dịch vụ chăm sóc khách hàng: tận tình giải đáp những thắc mắc, tư vấn nhiệt tình cho khách hàng.
Áp dụng linh hoạt các chương trình khuyến mãi
Khuyến mãi là “công cụ” kích thích tiêu dùng, tăng doanh số bán hàng và nhận diện thương hiệu. Đối với kinh doanh online, nhà bán lẻ có thể tạo mã giảm giá cho khách hàng mua lần đầu tiên.
Những điểm lưu ý khi bán hàng trên kênh thương mại điện tử
Mỗi trang thương mại điện tử lớn hiện nay đều có những chính sách, quy định riêng với người bán. Có nhiều nhà bán lẻ muốn đẩy mức hiện thị sản phẩm lên nhanh chóng đã thực hiện những hành vi như dùng nick ảo tự mua hàng. Điều này vi phạm các nguyên tắc của sàn thương mại điện tử, ảnh hưởng đến uy tín của shop thậm chí bị cấm kinh doanh vĩnh viễn. Bên cạnh đó, nhà bán hàng nên tìm hiểu những quy định cơ bản để có thể xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình giao dịch.
Nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada hay Tiki?
Bán hàng online Shopee
Shopee là sàn thương mại điện tử dưới sự chủ quản của tập đoàn SEA. Hiện nay, được phát triển tại 7 quốc gia khác nhau: Đài Loan, Philipines, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam. Người mua và người bán có thể trao đổi về sản phẩm cũng như giá bán. Shopee sẽ chịu trách nhiệm về hợp đồng mua bán và vận chuyển sản phẩm.
Năm 2018, Shopee Việt Nam được bình chọn là nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất (theo kết quả nghiên cứu thị trường của Q&Me 2018). Có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đang hoạt động trên Shopee Mall như Samsung, Comet, L’oreal Paris, Enfa, Downy, Xiaomi, Lock&Lock và Johnson & Johnson.
Ưu điểm * Mở gian hàng trên Shopee hoàn toàn miễn phí Cách thức đăng ký bán hàng cũng rất nhanh chóng. Bất cứ cá nhân, doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp thị sản phẩm trên Tiki chỉ cần số điện thoại, chứng minh thư nhân dân và tài khoản ngân hàng.
* Tiếp cận với lượng khách hàng lớn Theo iPrice Shopee có hơn 38 triệu lượt truy cập/tháng. Đây là con số khách hàng mà bất cứ nhà bán lẻ nào cũng muốn chinh phục. Mở ra cơ hội quảng bá sản phẩm đến nhiều người tiêu dùng hơn, gia tăng doanh thu.
* Shopee hỗ trợ vận chuyển Nhà bán chỉ cần đăng sản phẩm, người mua đặt hàng và chọn hình thức vận chuyển thanh toán. Shopee sẽ đến lấy hàng và giao cho người mua.
* Thường xuyên tổ chức chương trình kích cầu mua sắm Shopee liên tục tặng mã giảm giá và mã giao hàng miễn phí cho người dùng. Với một thị trường “mê” mã giảm giá và miễn phí giao hàng như Việt Nam, chiến lược đã phát huy hiệu quả. Mỗi ngày Shopee có hàng chục kênh marketing miễn phí cho các shop tham gia để tăng khả năng bán hàng.
Hạn chế Shopee không quy định chặt chẽ về việc đăng ký, bất cứ ai cũng có thể sở hữu gian hàng online. Do vậy, chất lượng hàng hóa chưa được đảm bảo 100%. Vẫn có tình trạng hàng giả, hàng nhái, chất lượng không như miêu tả gây thất vọng cho khách hàng.
Bên cạnh đó, Shopee trực tiếp thu phí trên mỗi đơn hàng thành công. Đơn hàng thanh toán COD và thẻ ATM nội địa thì mức phí là 1%, thanh toán bằng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ thì mức phí là 2%.
Bán hàng online trên Lazada
Lazada thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba xuất hiện ở Việt Nam năm 2011 và không ngừng phát triển. Sàn thương mại điện tử ngày cung cấp sản phẩm của 16 ngành hàng khác nhau như nội thất, đồ công nghệ, thời trang và phụ kiện, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp…
Ưu điểm * Tiếp cận với lượng khách hàng lớn Với hơn 100 triệu lượt truy cập/tháng, bán hàng trên Lazada đem lại cho nhà bán lẻ cơ hội tiếp cận với lượng khách hàng cực lớn.
* Đăng ký mở gian hàng miễn phí Đối với cá nhân chỉ cần chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân. Còn đối với doanh nghiệp thì cần cung cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Quy trình đăng ký chỉ gồm 3 bước đơn giản: cung cấp thông tin, tham gia khóa học dành cho người mới và làm bài kiểm tra, đăng tải sản phẩm.
* Sự hỗ trợ của Seller Center Bạn có thể đăng tải số lượng sản phẩm không giới hạn lên Seller Center qua việc đăng tải từng sản phẩm, đăng tải hàng loạt, cập nhật hình ảnh từ shop trên Instagram qua công cụ Instag-shop, sử dụng API để đồng bộ hệ thống…
* Tiết kiệm chi phí cho các hoạt động marketing Lazada có các công cụ hỗ trợ và các chương trình khuyến mãi thường xuyên dành cho nhà bán hàng. Mục đích thu hút lượt truy cập gian hàng và tăng tỷ lệ mua hàng cho shop online của doanh nghiệp.
Nhược điểm
Hai vấn đề lớn nhất của Lazada là nghi ngờ về chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng không nhưu mong muốn.
Lazada đang nỗ lực củng cố uy tín bằng cách ký nhiều hợp tác với các thương hiệu lớn trong ngành hàng tiêu dùng nhanh, thời trang, mỹ phẩm… nhằm gia tăng sự hiện diện của hàng chính hãng. Hàng loạt thương hiệu như Realme, Lock&Lock, Bosch hay Friesland Campina Việt Nam… mở các gian hàng chính hãng của Estée Lauder hay Sulwhasoo…
Bên cạnh đó, hợp tác với nhiều nhà vận chuyển hơn để đáp ứng nhu cầu mua sắm nhanh chóng của khách hàng.
Bán hàng online trên Tiki
Tiki với định hướng ban đầu là nhà sách trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam. Qua 9 năm phát triển, đã trở thành sàn thương mại điện tử uy tín cung cấp sản phẩm thuộc 15 ngành hàng phổ biến. Tiki cũng được rót vốn từ những nhà đầu tư nước ngoài nên đầu tư rất mạnh về hệ thống kho bãi, webiste. Mục đích đem đến những trải nghiệm mua – bán tốt nhất cho người dùng.
Ưu điểm * Sàn thương mại điện tử uy tín Tiki là sàn thương mại uy tín tập trung hơn 5.000 thương hiệu nổi tiếng. Với hơn 40 triệu lượt truy cập/tháng. Bán hàng trên Tiki vừa tăng sức mạnh thương hiệu, cơ hội tiếp cận với khách hàng và gia tăng doanh thu.
Với những quy định chặt chẽ trong việc kiểm soát chất lượng hàng hóa, không hàng giả, hàng nhái. Đăng sản phẩm bán trên Tiki cũng là cách để khẳng định giá trị sản phẩm của doanh nghiệp.
* Đăng ký bán hàng trên Tiki không mất phí Tiki hỗ trợ Nhà bán hàng mở gian hàng miễn phí và không thu phí duy trì gian hàng.
* Tập khách hàng ổn định Tiki tập trung 15 ngành hàng cơ bản với hơn 40 nghìn lượt truy cập hàng tháng. Theo khảo sát khách hàng, mức độ hài lòng của họ khi mua hàng trên Tiki cũng rất cao (đạt 94%).
* Tỷ lệ đổi trả thấp Tiki thiết lập được quy trình bài bản kiểm soát chuỗi cung ứng từ quản lý kho, hậu cần, vận chuyển đến chăm sóc khách hàng. Tỷ lệ hủy đơn hàng <1% thấp nhất trên thị trường.
* Đóng gói và giao hàng nhanh chóng Tiki là sàn thương mại điện tử đứng đầu về cuộc chiến tốc độ giao hàng. Với dịch vụ giao hàng Tiki Now cam kết nhận hàng chỉ trong vài giờ. Tiki cũng là đơn vị đầu tiên trực tiếp vận hành đơn hàng cũng như xử lý các vấn đề chăm sóc hậu mãi.
* Hệ thống hỗ trợ nhiệt tình Khi mở gian hàng trên Tiki, nhà bán hàng sẽ được cung cấp các dịch vụ Google Ads, Facebook Ads, Ads Word,… hoàn toàn miễn phí. Và sẽ được hỗ trợ đăng tải sản phẩm lên sàn trong vòng 3 tháng đầu.
Nhược điểm
Điều kiện mở gian hàng
- Yêu cầu có giấy phép đăng kí kinh doanh và có mã số thuế vẫn còn hoạt động. Do vậy nếu cá nhân kinh doanh riêng lẻ gặp nhiều khó khăn khi tham gia giới thiệu sản phẩm trên Tiki
- Khá nhiều các loại phí
- Phí thanh toán: 1% giá trị đơn hàng (Miễn phí trong 2 năm đầu tiên)
- Phí chiết khấu theo ngành hàng: 2~8% tuỳ thuộc vào ngành hàng và sản phẩm mình muốn bán
- Phí cố định (Xử lí đơn hàng, vận hành…): 5.000đ ~ 10.000đ/1 đơn hàng
- Phí lấy hàng: Hàng cỡ vừa và nhỏ: 5.000đ. Hàng lớn cồng kềnh: 20.000đ
Mỗi sàn thương mại điện tử có những lợi thế và hạn chế riêng. Do vậy nhà bán hàng cân nhắc nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada hay Tiki dựa trên sản phẩm, nhân lực, nguồn vốn của cửa hàng. Chúc các bạn kinh doanh thành công!
Kinh nghiệm bán hàng trên các trang thương mại điện tử hiệu quả nhất
Muốn bán hàng trên sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,…) thành công thì nên bỏ túi 6 nguyên tắc cốt lõi dưới đây để việc kinh doanh hiệu quả hơn, doanh số bán hàng tăng cao hơn.
Bán hàng trên sàn thương mại – Đánh giá tốt của khách hàng là quan trọng hàng đầu:
Mọi người hay có thói quen tìm kiếm và chọn mua những sản phẩm được các khách hàng đã từng mua đánh giá tốt về sản phẩm đó. Những bằng chứng từ mạng xã hội, những đánh giá khách quan từ chính người mua trước sẽ giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hay không.
Những đánh giá này của khách hàng cần sự tự nhiên và số lượng đủ lớn vì khách hàng hay hoài nghi chất lượng không tương xứng giá tiền bỏ ra. Vậy nên, nguyên tắc đầu tiên để bán hàng trên sàn thương mại điện tử chính là cần cố gắng kích thích mọi khách hàng đánh giá, càng chi tiết càng tốt về sản phẩm, dịch vụ, vận chuyển, ảnh và sản phẩm thực tế.
Đánh giá tốt hay xấu đều cần reply một cách tích cực và ôn hòa:
Nên nhớ khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử, kiểm soát và phản hồi đánh giá cũng rất quan trọng, nó góp phần xây dựng hình ảnh dịch vụ bán hàng của shop
Khi khách hàng khen sản phẩm tốt thì bạn hãy cảm ơn. Khi khách chê giao hàng chậm, sản phẩm không giống hay chất lượng không như mô tả thì bạn nên xin lỗi để xoa dịu thay vì đổ lỗi, thẳng thắn phản hồi và ngỏ ý đổi trả miễn phí cho khách. Thái độ tương tác của bạn với khách hàng quyết định nhiều đến mong muốn mua hàng của khách hiện tại cũng như tương lai.
Nhiều chủ shop khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử thường mắc sai lầm là để cho bản thân hoặc nhân viên phản hồi đánh giá của khách hàng một cách cảm tính. Đã có nhiều trường hợp sau khi bị khách hàng đánh giá xấu, shop bán hàng đã vào reply theo cách “ăn thua đủ”. Dù cho shop đúng hay sai trong tình huống đó thì điều này vẫn gây ấn tượng xấu với các khách hàng đang có ý định mua hàng khi họ vào xem đánh giá.
Tìm cách tối ưu hóa mọi thuật toán tìm kiếm của khách hàng:
Gợi ý sản phẩm cho khách hàng hiện nay được các sàn thương mại sắp xếp theo thuật toán. Những sản phẩm có nhiều số lượt đánh giá tốt, số lượt người xem nhiều, tỉ lệ % xử lý đơn và giao hàng nhanh, số lượng đơn hủy ít thì càng được ưu tiên nổi bật so với đối thủ. Ngoài ra, các sàn thương mại cũng có bán các gói quảng cáo để ưu tiên hiển thị cho các nhà bán hàng. Tuy nhiên, giá đấu thầu từ khóa để được hiển thị không hề thấp. Đồng thời, khách hàng vẫn hay ưu tiên xem các sản phẩm được hiển thị tự nhiên hơn.
Điểm đánh giá của khách hàng sẽ quyết định vị trí hiển thị sản phẩm của bạn trên website thương mại điện tử. Vì vậy hãy chủ động gọi điện hỏi thăm khách hàng và nhờ những người hài lòng về sản phẩm của bạn đánh giá 5 sao và đưa ra nhận xét tích cực cho gian hàng của bạn. Tỷ lệ đánh giá tốt giúp bạn nhận được rất nhiều ưu đãi như tăng độ hiển thị sản phẩm trên trang, thanh tìm kiếm và được ưu tiên hơn trong những chương trình khuyến mãi của các sàn.
Đầu tư vào ảnh sản phẩm và nội dung càng chi tiết càng tốt:
Đặc thù của bán hàng trên sàn thương mại điện tử nói riêng và bán hàng online nói chung luôn cần đầu tư về hình ảnh. Vì khách hàng không thể trực tiếp xem hàng nên hình ảnh chính là thứ duy nhất khiến họ cảm nhận được sản phẩm của shop. Các hình ảnh sản phẩm cần thật đẹp, chụp đầy đủ mọi góc cạnh, từ chi tiết đến tổng quan của sản phẩm. Như vậy, người mua dễ hình dung và biết chính xác nó sẽ như thế nào. Hơn nữa, ảnh đẹp sẽ là điểm nhấn lôi kéo khách hàng chú ý đến bạn mà không phải là các đối thủ xung quanh.
Phần mô tả sản phẩm cần đầy đủ, chi tiết khách hàng hiểu thông suốt từ lợi ích sản phẩm, cách sử dụng, cách thức mua hàng, bảo hành …đảm bảo mọi khúc mắc của khách hàng đền được giải đáp, như vậy tỷ lệ chốt đơn sẽ cao hơn và trả hàng cũng giảm. Và nhớ nội dung cần chuẩn SEO để tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm trên Google.
Không chạy đua về giá khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử:
Tham gia chạy đua về giá khi bán hàng trên sàn thương mại sẽ chỉ khiến bạn bị giảm lợi nhuận, thậm chí là “lỗ” vì có rất nhiều đối thủ cạnh tranh sẵn sàng “phá giá”
Hãy tập trung cải thiện xếp hạng của bạn bằng việc xử lý đơn hàng cho khách nhanh chóng, đầu tư sản phẩm chất lượng, nội dung, hình ảnh, xây dựng một thương hiệu lâu dài với phong cách riêng, kiểm soát hàng tồn, đơn hàng giao khách, quá trình vận chuyển kịp thời thay vì cạnh tranh giá với các đối thủ khác. Thêm vào đó, đầu tư mở rộng kênh bán hàng để khách hàng mua được ở nhiều kênh khác nhau.
Kinh doanh sản phẩm độc đáo, hướng đến nhiều ưu đãi hấp dẫn:
Sản phẩm độc đáo giúp bạn ít bị cạnh tranh và nổi bật hơn so với các gian hàng khác trên sàn thương mại điện tử. Nếu bán các sản phẩm đại trà, bạn nên tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm bằng một cách nào đó như tút tát vẻ bề ngoài một chút, hoặc thay đổi tên gọi cho oách hơn, nổi bật hơn.
Ngoài ra, mỗi tháng các sàn thương mại điện tử đều có rất nhiều chương trình ưu đãi miễn phí giao hàng, các chương trình giảm giá theo từng ngành hàng…Bạn nên theo dõi và tận dụng đăng ký tham gia để cải thiện lượt traffic cho sản phẩm. Đồng thời nó cũng là một ưu thế lớn để tăng doanh thu.
Trên đây là một số nguyên tắc cốt lõi bạn cần nắm khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử để việc kinh doanh thuận lợi hơn. Đặc biệt là biết cách nắm bắt xu hướng thị thường nhằm đem lại lợi nhuận, doanh thu cao hơn. Ngoài ra còn rất nhiều nguyên tắc khác, tùy thuộc vào mỗi mô hình kinh doanh riêng để áp dụng sao cho hiệu quả. Vậy nên hãy theo dõi LML.VN để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Nguồn tổng hợp
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!