Trong quá trình học Tiếng Anh, đặc biệt là ngữ pháp nâng cao hoặc trong các bài thi TOEIC, bạn chắc chắn sẽ thường xuyên gặp những cấu trúc “khó nhằn” và khó hiểu như Could have done/might have done/ should have done/ must have done .. phải không?
Hãy cùng English-learning.net tìm hiểu thật chi tiết cách dùng của những cấu trúc này nhé, đảm bảo bạn sẽ hiểu trong vòng 1 nốt nhạc!
Trước tiên , các bạn cần ghi nhớ rằng những cấu trúc như should/might/should/must + HAVE + Vpp luôn được dùng để NÓI VỀ QUÁ KHỨ. Các bạn ghi nhớ nhé, những cấu trúc này được dùng để nói về QUÁ KHỨ.
1. Could have + Vpp (Past participle)
Cấu trúc này có thể mang 2 nghĩa:
- Điều gì đó đã có thể xảy ra trong quá khứ, tuy nhiên nó đã không xảy ra
- Điều gì đó đã có thể xảy ra trong quá khứ, tuy nhiên người nói không dám chắc
Đọc đến đây mình chắc là các bạn thấy 2 cách dùng này khá là kỳ quặc và có vẻ ngược nhau đúng không? Vậy làm sao chúng ta biết được khi nào cấu trúc này mang nghĩa nào? Tất cả phụ thuộc vào ngữ cảnh! ^^
Ví dụ:
- I could have stayed up late last night, but I decided to go to bed earlyTối qua tớ đã có thể thức khuya, nhưng mà tớ đã quyết định đi ngủ sớm.
- Who was the last person to leave the store last night? (Tối qua ai là người rời cửa hàng cuối cùng vậy?) It could have been Tom, but I’m not sure. (Có thể là Tom nhưng mà tớ không chắc)
2. Couldn’t have + Vpp (Past participle)
Dạng phủ định của Could have … được dùng khi nhấn mạnh hành động/ điều gì đó chắc chắn đã không thể xảy ra (impossibility) trong quá khứ.
Ví dụ:
- Well, you went to Michelin Restaurant last night, it couldn’t have been cheap! (Chà, tối qua cậu đi ăn ở nhà hàng Michelin à, chắc chắn là không rẻ đâu nhỉ)
- Mary couldn’t have been at work yesterday, she was sick. (Mary chắc chắn không đi làm hôm qua, cô ấy bị ốm mà)
3. Might have + Vpp (Past participle)
Cấu trúc này diễn tả một hành động/ điều gì đó có thể đã xảy ra, tuy nhiên thực tế nó đã không xảy ra. (khá tương đồng với cách dùng đầu tiên của could have …). Một số người có thể dùng May have + Vpp với ý nghĩa tương tự, tuy nhiên cách dùng này không được khuyến khích và không được xem là “chuẩn” trong Tiếng Anh.
Ví dụ:
- Why did you go there? You might have been harmed! (Sao cậu lại đến chỗ đó, cậu có thể bị hãm hại đó – Thực tế là người nghe đã không bị hãm hại, tuy nhiên người nói nhấn mạnh việc người đó đã có thể bị hãm hại)
- With more effort, we might have won the game (Với nhiều nỗ lực hơn, chúng ta đã có thể thắng trận đấu rồi – Thực tế là đã thua trận đấu)
4. May/ Might have been + V-ing:
Cấu trúc này được sử dụng khi mang ý “có lẽ lúc ấy đang” (trong quá khứ)
Ví dụ:
- I didn’t hear the telephone ring, I might have been sleeping at that time. (Tôi không nghe tiếng chuông điện thoại, có lẽ lúc ấy tôi đang ngủ.)
- I may have been taking a shower when you called. (Lúc cậu gọi có lẽ tớ đang tắm)
5. Should have + Vpp
Cấu trúc được sử dụng khi chỉ một việc/hành động đáng lẽ ra đã phải xảy ra trong quá khứ nhưng vì lý do nào đó lại không xảy ra, thường mang hàm ý trách móc hoặc nuối tiếc (điều diễn tả ngược với quá khứ)
Ví dụ:
- You should have apologized for what you did (Đáng lẽ cậu đã phải xin lỗi vì những điều mình làm – Thực tế là đã không xin lỗi)
- Someone stole my phone last night, I should have locked the door. (Ai đó đã lấy trộm điện thoại của mình tối qua rồi, đáng lẽ mình nên khóa cửa cẩn thận)
6. Must have + Vpp:
Cấu trúc được sử dụng với ý “chắc hẳn đã…”, chỉ sự suy đoán logic dựa trên những hiện tượng/bằng chứng ở quá khứ.
Ví dụ:
- Katie did very well on the exam. She must have studied very hard.Jane đã làm bài thi rất tốt, chắc là cô ấy học hành chăm chỉ lắm.
- Leslie found out that her boyfriend is a cheater yesterday, that must have hurt! (Leslie biết rằng bạn trai cô ấy là một kẻ lừa dối, chắc cô ấy đau lắm!)
7. Must have been V-ing:
Cấu trúc này được dùng với ý “hẳn lúc ấy đang”
Ví dụ:
- I didn’t hear you knock, I must have been gardening behind the house.Tôi không nghe thấy tiếng gõ, hẳn là lúc ấy tôi đang làm vườn phía sau nhà.
Nếu bạn vẫn đang băn khoăn, hoặc có 1 ví dụ cần giải thích về những cấu trúc này, hãy bình luận bên dưới nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!