TOP 11 kinh nghiệm kinh doanh giày sneaker mang lại lợi nhuận cao nhất

TOP 11 kinh nghiệm mở shop giày và bản kế hoạch đi kèm dưới đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết từng vấn đề trong việc kinh doanh giày sneaker. Từ việc hoạch định vốn, chọn nguồn hàng cho đến các cách thức đặc biệt giúp shop của bạn luôn nằm ở danh sách nhớ đến đầu tiên mỗi khi khách hàng có nhu cầu.

Tổng quan thị trường giày thể thao nước ta

Thị trường giày sneaker luôn là một trong những thị trường sôi động nhất. Không chỉ có thương hiệu trong nước mà các nhãn hàng thể thao chuyên nghiệp trên thế giới cũng quan tâm đến sân chơi này. Chính vì vậy, kinh doanh giày sneaker là một mặt hàng cực kỳ tiềm năng, mang đến rất nhiều lợi nhuận cho những ai biết nắm bắt cơ hội.

Theo các báo cáo kinh tế thì thị trường giày thể thao trong nước có doanh thu mỗi năm khoảng 1.5 tỷ USD, tương đương khoảng 35 nghìn tỷ đồng. Thị phần của các doanh nghiệp trong nước mới chỉ chiếm khoảng 40% thị phần. Vì vậy, đây là cơ hội để các nhà đầu tư có thể nắm bắt.

Thị trường giày dép phi thể thao là phân khúc thị trường khổng lồ nhất và dự kiến tăng trưởng với tốc độ trung bình nhanh hơn so với phân khúc giày sneaker. Thị trường giày dép trẻ em dự kiến tăng trưởng với tốc độ 3,7% và thị trường giày dép nam giới dẫn đầu phân khúc với 52% thị phần thị trường giày dép.

Có nên kinh doanh giày dép không?

Kinh doanh giày dép vẫn có lãi cho đến ngày hôm nay, thậm chí có thể nói ngành này ngày càng phát triển mạnh. Vẫn có 1 nhu cầu ổn định về giày dép cho cả nam và nữ. Đặc biệt, những đôi sneaker luôn thu hút giới trẻ, và họ luôn tìm cách sở hữu, làm đầy bộ sưu tập của mình.

Ngoài ra, những người nổi tiếng sử dụng những đôi giày mới cũng tác động trực tiếp đến nhu cầu sở hữu giày theo trends của giới trẻ. Hoặc những người thành công thường đánh giá nhau qua đôi giày mà họ đang mang.

Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng nhu cầu này để tạo dựng 1 cửa hàng bán giày đầy tiềm năng. Tuy nhiên, để đạt đến điểm thành công trong lĩnh vực này, bạn cần phải có kế hoạch kinh doanh rõ ràng và học hỏi kinh nghiệm từ những người bán hàng thành công. Đó là gì? Bài viết dưới đây sẽ lần lượt chia sẻ để bạn có cái nhìn bao quát về việc mở shop giày.

Có nên kinh doanh giày dép không?

Cẩm nang kế hoạch kinh doanh giày sneaker

Định hướng kinh doanh và đối tượng khách hàng mục tiêu

Việc làm này đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn nguồn hàng. Theo kinh nghiệm mở shop giày của nhiều người, mỗi phân khúc khách hàng khác nhau sẽ có những dòng sản phẩm riêng biệt sau:

Khách hàng tầm thấp hoặc trung bình: Nếu khách của bạn hướng đến là sinh viên hay người lao động bình dân, đối tượng này thường chỉ chi 1 khoản tiền nhỏ nhất định để mua giày dép. Với nhóm này hầu như họ rất dễ tính trong việc mua hàng, miễn giá phù hợp túi tiền với họ là được.

Lượng khách hàng: Không quá rộng, chủ yếu là công nhân, sinh viên.

Khách hàng tầm trung và khá: Họ có thu nhập ổn định và chú trọng đến chất lượng, kiểu dáng (nếu được). Thuộc phân khúc cao hơn, bạn nên nhập hàng ở những xưởng gia công, hàng Việt Nam xuất khẩu (VNXK), các thương hiệu trong nước.

Lượng khách hàng: Rộng lớn, dễ tiếp cận.

Khách hàng hạng sang: Đây là nhóm có đam mê với giày, họ thậm chí đã sở hữu 10 – 15 đôi giày cho riêng mình. Nhưng họ vẫn muốn săn lùng những mẫu giày trends, hoặc họ muốn đổi giày để khẳng định địa vị trong xã hội. Với khách hàng ở phân khúc này, bạn phải nhập giày dép của những thương hiệu lớn, liên tục cập nhật những mẫu hot nhất để nhập về.

Lượng khách hàng: Tương đối hẹp nhưng vòng đời lại cao. Bởi nếu cửa hàng của bạn đáp ứng được nhu cầu của họ thì họ sẽ quay lại mua thường xuyên.

Tìm nguồn hàng giày dép

Sau khi xác định được phân khúc khách hàng, chuyện tiếp theo là chúng ta cần tìm được nguồn hàng giày dép. Tùy vào mức giá bạn muốn bán ra mà tìm những nhà cung cấp phù hợp:

a. Hàng nội địa

Bạn có thể tìm nguồn hàng tại các chợ đầu mối hoặc tại các cửa khẩu, các xưởng giày gia công của công ty. Ở đây chúng ta có thể tham khảo một số điểm nhập hàng nội địa phổ biến như:

– Ở khu vực phía Bắc:

Chợ đầu mối như chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp; Các chợ cửa khẩu: chợ Móng Cái (Quảng Ninh), chợ Tân Thanh (Lạng Sơn); Các xưởng giày VNXK: Giày dép An Thái Minh (Hoàng Mai), Giày Tùng Anh (Đống Đa),…

– Ở khu vực phía Nam:

Chợ đầu mối như chợ An Đông, chợ Tân Bình; Xưởng giày: Xưởng giày gia c ông của Cty cổ phần thời trang Mai Nguyên, Xưởng giày Tamy (Quận 8), xưởng giày dép Moon Shoes (Thủ Đức),…

b. Hàng ngoại

Với nguồn hàng nước ngoài, bạn có thể nhập hàng ở những đầu mối lớn như chợ Quảng Châu (Trung Quốc), chợ Chatuchak, chợ Bobae, chợ đêm Suan Lum (Thái Lan),.. Để yên tâm nhất, bạn nên đi đánh hàng trực tiếp. Trong trường hợp không thể đến tận nơi để nhập hàng, bạn có thể order qua các sàn thương mại điện tử như Amazon, Ebay, Alibaba, Taobao, 1688,…

Xác định vốn kinh doanh

Mở shop giày cần bao nhiêu vốn?

Mở shop giày cần bao nhiêu vốn? Tùy vào loại hình mà bạn kinh doanh và phân khúc khách hàng sẽ ảnh hưởng đến vốn. Hiện nay, có 2 loại hình kinh doanh giày dép phổ biến là: kinh doanh online và mở cửa hàng hoặc kết hợp cả hai. Ở đây mình sẽ ước lượng số vốn cho từng loại hình kinh doanh theo kinh nghiệm mở shop giày của nhiều người mà mình tham khảo được:

a. Kinh doanh truyền thống: mở cửa hàng

– Mặt bằng

Trung bình khoảng 7 triệu đồng/tháng với mặt bằng có diện tích khoảng 20 – 25 m2.

Giá này có thể giảm nếu: (1) bạn chọn gói đóng 3 – 6 tháng/lần (tùy quy định ở mỗi chủ cho thuê), (2) chọn mặt bằng kinh doanh không phải ở nơi trung tâm.

– Trang thiết bị

Bạn cần 10 – 15 triệu đồng cho tiền: trang trí, mua sắm trang bị vật dụng cho shop.

Thêm khoảng 30 – 50 triệu cho phí nhập hàng, nếu bạn đang kinh mặt hàng giày dép tầm trung. Giá nhập trên thị trường rơi vào khoảng 90 – 230 nghìn đồng/đôi.

– Thuê nhân viên (nếu cần)

Chi phí thuê nhân viên theo ca dao động từ 6 – 9 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, nếu bạn mới kinh doanh và quy mô kinh doanh nhỏ thì có thể bán và quản lý trực tiếp để tiết kiệm chi phí thuê ngoài.

– Chi phí dự phòng rủi ro

Trong vòng 3 tháng đầu kinh doanh, khó tránh khỏi những rủi ro như hàng tồn, hàng hỏng, chưa tìm được khách. Do đó, bạn cần dự trù phí phòng rủi ro hoặc phí phát sinh khác là khoảng 10 – 15 triệu.

b. Kinh doanh online

Một số kênh kinh doanh online phổ biến hiện nay:

– Mạng xã hội: Facebook, zalo, youtube..

– Website tự làm/thuê

– Hoặc bán trên các sàn thương mại điện tử (Tiki, Lazada, Shopee,… )

Khác với mô hình kinh doanh truyền thống, việc mở shop giày dép online có thể giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Với hình thức này, bạn hoàn toàn có thể khởi nghiệp chỉ với vài triệu đến vài chục triệu đồng. Theo kinh nghiệm mở shop giày online của nhiều người thì số vốn để kinh doanh giày dép online chỉ khoảng 10 – 20 triệu.

Ưu điểm của hình thức kinh doanh online:

– Không cần mặt bằng kinh doanh, không cần nhập nhiều hàng

– Khả năng tiếp cận khách hàng rộng lớn

Chia sẻ: Nếu bạn có số vớn lớn và có kha khá kinh nghiệm kinh doanh thì nên đầu tư mặt bằng bán. Việc này dễ thu hút được khách và để họ dễ tìm đến. Còn nếu bạn mới tập tành kinh doanh với số vốn ít thì nên tập trung vào việc bán hàng online hoặc thuê một bằng nhỏ để có chỗ trưng bày giày thôi.

Nhược điểm của hình thức kinh doanh giày dép online:

Khi bắt tay vào kinh doanh online, tuy có nhiều ưu điểm như đã nêu ra ở trên, nhưng bạn vẫn phải đối mặt với những khó khăn như:

– Khó kiểm soát được hàng tồn kho và hàng đã bán đi. Đặc biệt là mỗi khi bạn tổ chức mini game tặng giày hoặc khi việc kinh doanh của bạn có tiến triển.

– Khó quản lý được hết sản phẩm khi bán hàng đa kênh (website, sàn thương mại điện tử, facebook,…): về mặt giá cả không đồng nhất giữa các trang bán hàng, số lượng hàng hóa trên các sàn không được cập nhật chính xác,…

– Khó quản lý được phản hồi từ khách hàng. Bạn sẽ không nắm được khách hàng của mình đang chọn kênh nào của mình để mua sản phẩm (website, sàn thương mại điện tử, facebook,…). Do đó, khi có bất kì thắc mắc hoặc phản hồi nào từ khách hàng bạn khó mà kiểm soát và phản hồi kịp thời. Đây chính là một trong những lý do khiến khách của bạn rời đi nơi khác.

Trước tình trạng này, nhiều người có kinh nghiệm bán giày online thường chọn phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Omnichannel để số hóa hoạt động kinh doanh của mình.

kinh doanh giày dép online

Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Omnichannel được hiểu đơn giản là phần mềm giúp bạn kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh chỉ thông qua 1 app duy nhất. Ngoài việc giải quyết nhanh chóng những khó khăn nêu ra như trên, Omnichannel còn giúp bạn đẩy đơn cho các đơn vị vận chuyển nhanh chóng. Bạn có thể hình dung đơn giản cách thức mà Omnichannel giúp các chủ shop như sau:

– Quản lý số liệu hàng hóa bao gồm: giá sản phẩm, số lượng hàng hóa. Từ đó Omnichannel có thể tự động cập nhật số liệu trên tất cả kênh bán hàng của bạn. Điều này giúp giải quyết được việc giá mỗi nơi mỗi khác hoặc số hàng tồn kho bị cập nhật chậm do chủ shop không có thời gian quản lý hết các kênh bán.

– Tự động thông báo về phản hồi, bình luận của khách trên tất cả các kênh bán hàng nhằm giúp bạn giải đáp cho khách nhanh chóng nhất có thể.

– Hỗ trợ quản lý hàng hóa trong và sau mỗi đợt Livestream Facebook: báo cho bạn về số lượng hàng tồn kho, tự động chốt đơn cho khách, nhận diện.

– Tự động in phiếu thông tin khách hàng sau khi chốt đơn.

– Tự động đẩy đơn cho đơn vị vận chuyển giúp quá trình chốt và giao đơn diễn ra nhanh chóng.

Hoặc đăng kí sử dụng miễn phí ngay TẠI ĐÂY để có những trải nghiệm thú vị hơn. Trên thị trường, Ominichannel được đánh giá cao về giao diện đẹp và dễ sử dụng. Nếu bạn có khó khăn khi lần đầu làm quen với ứng dụng được tin dùng nhất này, bạn có thể nhận tư vấn miễn phí bằng cách gọi vào số: 1900 2852

Ngoài ra việc lựa chọn mặt hàng giày dép để kinh doanh cũng sẽ làm thay đổi vốn và chi phí mà bạn bỏ ra. Nếu bạn kinh doanh giày sneaker, giày thể thao thì chi phí và vốn sẽ khác so với kinh doanh giày da… Đây là một điểm cần lưu ý khi để giải đáp câu hỏi mở shop giày cần bao nhiêu vốn?

Kinh nghiệm mở shop giày dép đầy đủ cho người mới bắt đầu

Kinh nghiệm mở shop giày dép đầy đủ cho người mới bắt đầu

Kết hợp bán phụ kiện

Đừng để khách hàng của bạn phải loay hoay tìm mua thêm dây buộc giày, tất,.. ở những cửa hàng khác. Hãy cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng liên quan đến vấn đề giày dép. Việc làm này còn giúp cửa hàng của bạn có thêm 1 nguồn doanh thu khác từ việc bán phụ kiện giày dép như: đế lót giày, dây buộc giày, tất, dụng cụ đánh bóng giày,… Hãy đảm bảo khi nhắc đến giày, khách hàng sẽ nhớ đến bạn đầu tiên.

Tìm hiểu các đối thủ lớn trong lĩnh vực

Để có thể kinh doanh giày sneaker thành công thì việc nghiên cứu đối thủ là một việc làm không thể thiếu. Phân tích đối thủ sẽ giúp bạn có được số liệu về những điểm mạnh, điểm hiểu của từng nhãn hàng, từ đó xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp. Một số thương hiệu giày thể thao bạn nên tham khảo chiến lược của họ:

  • Nike

  • Adidas

  • Converse

  • Puma

  • Vans

  • New Balance

Và bạn cũng nên tham khảo thương hiệu Việt như Biti’s và các shop bán giày thể thao nhỏ lẻ khác để biết được các quy tắc trong thị trường, từ đó có chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.

Xây dựng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn

Khuyến mãi là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh giày sneaker của bạn. Bất kỳ người tiêu dùng nào cũng đều quan tâm đến các chương trình giảm giá, từ đó đưa ra quyết định mua hàng. Cho nên, khi muốn kích thích khách mua hàng, các chủ shop nên xây dựng chương trình khuyến mãi cho cửa hàng của mình.

Tuy nhiên, bạn cần tính toán hợp lý để đưa ra mức giá thích hợp, vừa hấp dẫn được người mua hàng, vừa không ảnh hưởng quá nhiều đến lợi nhuận.

Nắm được đặc tính của các loại giày khác nhau

Càng hiểu rõ về mặt hàng kinh doanh thì tỷ lệ thuyết phục chốt đơn càng cao. Nếu có người hỏi về chất liệu, size giày mà bạn không tư vấn được cho họ, không biết đâu là ưu điểm để thuyết phục thì sẽ chẳng ai mua hàng của bạn. Cho nên, trước khi mở shop giày dép, hãy dành thời gian trau dồi kiến thức về từng loại giày để không bỏ sót bất kỳ khách hàng nào.

Lựa chọn kênh quảng cáo cho shop giày

Khi mở shop giày thể thao, nếu cứ “há miệng chờ sung” thụ động chờ đợi khách đến mua hàng thì chắc chắn chỉ trong vòng một thời gian ngắn cửa hàng sẽ phải đóng cửa vì thua lỗ. Cho nên, sử dụng các kênh truyền thông để marketing cho cửa hàng là điều bắt buộc phải thực hiện.

Hiện nay, ngoài việc thực hiện các phương pháp quảng cáo truyền thống như phát tờ rơi, đăng bài PR trên báo, quảng cáo trên TV thì sử dụng các kênh quảng cáo online sẽ giúp chủ shop giày thể thao tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Bạn có thể:

  • Sử dụng các trang mạng xã hội để bán hàng. Dùng đến Facebook Ads, Tiktok Ads, Instagram Ads,…

  • Quảng cáo trên sàn thương mại điện tử.

  • SEO, SEM.

Kết hợp nhiều công cụ quảng cáo sẽ giúp gia tăng lượng người tiếp cận đến shop của bạn, từ đó mang lại doanh thu, lợi nhuận nhiều hơn. Chú ý, khi triển khai kế hoạch truyền thông thì cần xây dựng content thu hút, đặc biệt là hình ảnh, video,… Việc này sẽ giúp tăng hiệu quả tiếp cận, giảm chi phí marketing đáng kể.

Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng chuẩn

Không phải cứ bán xong 1 đơn hàng là bạn không còn quan tâm đến người mua. Nếu vậy thì không việc bán giày thể thao khó phát triển lâu dài. Khi đã chốt xong đơn hàng đầu tiên, việc bạn cần làm là xây dựng mối quan hệ tốt với người tiêu dùng, từ đó đưa những vị khách hàng quay lại mua hàng trong tương lai.

Vì vậy, hãy xây dựng một dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Hỗ trợ tư vấn, nhận phản hồi, khắc phục sự cố của người mua kịp thời để họ tin tưởng hơn về shop, gia tăng sự hài lòng cho người mua.

Đầu tư vào hình ảnh

đầu tư hình ảnh khi kinh doanh giày sneaker

Khi tham khảo hoặc mua hàng qua mạng, thứ duy nhất thu hút khách hàng chính là hình ảnh. Vì vậy, hãy cung cấp cho khách của bạn những hình ảnh đẹp, rõ nét nhất có thể. Đồng thời, cố gắng chụp sản phẩm ở nhiều gốc độ khác nhau để khách hàng dù không đến tận nơi nhưng vẫn có thể cảm nhận được vẻ đẹp sản phẩm.

Ví dụ: Bạn kinh doanh giày sneaker thì nên lựa chọn góc ảnh để có thể show ra được những đường nét, góc cạnh đẹp nhất của đôi sneaker đó, logo thương hiệu cũng cần thể hiện rõ, setup phông nền để làm nổi bật màu sắc của đôi giày sneaker sẽ giúp công việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn.

Ngoài việc chụp sản phẩm, nhiều nơi còn tận dụng việc quay video để gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. Cần lưu ý đến vấn đề ánh sáng nếu bạn chọn hình thức quay video nhé.

Gia tăng giá trị cho sản phẩm

Một đôi giày đơn thuần chỉ dùng để mang. Nhưng nếu bạn đặt những câu chuyện tinh tế vào những đôi giày của mình, chúng sẽ trở thành bạn đồng hành của khách hàng. Hãy biên soạn cho website/facebook của mình một đoạn giới thiệu ngắn, tinh tế thể hiện sự trân trọng của bạn với từng chiếc giày được bán ra. Khi đó, khách hàng sẽ cảm nhận được bạn đang bán cả giá trị của mỗi chiếc giày cho họ.

Hãy cho khách hàng của bạn biết sản phẩm bạn đang bán không chỉ là một đôi giày. Nó còn là giá trị tinh thần nhờ vào phong cách phục vụ của shop bạn, giá trị thời gian nhờ vào tính bền và cuối cùng là giá trị thẩm mỹ khi giày của bạn vẫn luôn mang nét đẹp không phai nhòa (ít nhất là trong vài năm tới).

Trở thành người đồng hành trên mỗi bước chân của khách hàng

Những nhà kinh doanh thành công luôn quan tâm đến khách hàng, và họ cũng chia sẻ đó là bí quyết lớn giúp họ thành công. Hãy cố gắng cho khách hàng của bạn biết bạn quan tâm đến từng chi tiết nhỏ trên sản phẩm, và quan tâm đặc biệt đến từng vị khách hàng.

Hãy dành tặng cho những khách hàng thân thiết của mình những phần quả nhỏ tri ân vào mỗi dịp đặc biệt như: sinh nhật, lễ tết,… Hoặc một cách dễ thương là gửi cho họ những mẹo chăm sóc giày vào mùa mưa. Họ sẽ rất cảm kích và có thiện cảm với shop của bạn.

Nắm bắt xu hướng nhanh chóng

Như ở đầu bài mình có nhắc đến, 1 trong những lý do khiến khách hàng mua giày đó chính là theo trends – xu hướng. Vì vậy, theo kinh nghiệm mở shop giày của nhiều người thì cửa hàng của bạn tuyệt đối không được vắng mặt những “thành viên mới nổi” này. Vậy làm sao để luôn bắt kịp xu hướng?

Để có thể tìm được nguồn hàng giày dép đang hot trend, bán chạy,… bạn có thể lên các trang web bán hàng sỉ để cập nhật thông tin. Thông thường ở các trang bán sỉ, bạn có thể chọn chế độ xem các mặt hàng HOT, hàng bán chạy, hoặc xem số lượng đặt hàng trên từng sản phẩm. Với các website nước ngoài, bạn chỉ cần Click phải chuột – chọn: Dịch sang tiếng Việt để thao tác dễ dàng hơn. Với thao tác này bạn sẽ dễ dàng tìm được những mẫu giày sneaker, giày thể thao, giày da… đang là xu hướng yêu thích của khách hàng hiện nay.

Đừng để kênh bán hàng của mình là một “đứa trẻ mồ côi”

Nhiều người bán hàng thường chỉ tập trung vào 1 kênh bán hàng duy nhất. Điều này không sai, nhưng để phát triển trên thị trường kinh doanh online thì điều này vẫn là chưa đủ.

Đừng để kênh bán hàng trực tuyến của bạn như là 1 đứa trẻ mồ côi đơn độc. Hãy đảm bảo cho nó hoạt động cùng với các kênh bán hàng khác. Những người bán hàng thành công đã chỉ ra rằng, website hoặc Facebook cũng chỉ là 1 kênh bán hàng. Bên cạnh đó, còn có các kênh bán hàng khác như: Youtube, Sàn thương mại điện tử (STMĐT), Zalo,…

Mọi thứ cần hoạt động cùng nhau. Điều này có nghĩa rằng các khách hàng của bạn có thể nghiên cứu và lựa chọn 1 trong các kênh bán hàng của bạn mà họ cảm thấy phù hợp nhất.

Đó cũng là lý do mà vì sao, phần mềm quản lý bán hàng ngày nay dần trở thành 1 phần không thể thiếu với những người kinh doanh online thành công (để biết đó là gì thì bạn có thể đọc lại phần trên mình đã có chia sẻ nhé).

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm mở shop giày – cẩm nang kinh doanh giày sneaker mà TPos đúc kết được, nếu còn những chiến thuật nào hay thì các bạn hãy chia sẻ thêm dưới bài viết này nhé. Ngoài ra, khi có bất cứ thắc mắc nào thì đừng ngần ngại để lại bình luận để được tư vấn miễn phí. Chúc bạn thành công!

Xem thêm

Kế hoạch kinh doanh cây cảnh văn phòng trên một trang giấy