Lấy tủy răng | Lấy tủy răng sâu | Colgate Việt Nam

“Lấy tủy răng là gì?” là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc và thường khơi gợi nhiều phản ứng khác nhau. Những phản ứng này thường là do những quan niệm chưa đúng đắn về biện pháp “lấy tủy răng” là gì, tại sao cần phải thực hiện lấy tủy răng và việc chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách có thể giúp tránh được việc phải thực hiện lấy tủy răng.

Sâu Răng Hình Thành Như Thế Nào?

Lấy tủy răng là một biện pháp cần thiết để điều trị sâu răng. Khi sâu răng xuyên qua men răng và tiến đến ngà răng, hoặc lớp bên dưới men răng, răng sẽ bị nhiễm khuẩn, hoặc bị áp xe. Cuối cùng, sâu răng sẽ tiến vào cấu trúc thần kinh của răng, được gọi là tủy răng. Tại thời điểm này, tình trạng viêm nhiễm trong răng, gây ra bởi sâu răng là không thể nào khắc phục được. Cấu trúc thần kinh của răng bắt đầu chết. Khi tình trạng này xảy ra, hóa chất được giải phóng có thể gây nhiễm khuẩn ở chóp chân răng, dẫn đến đau răng và sưng tấy. Đây cũng chính là khi mà đau răng trở nên dễ phát hiện và đau đớn hơn. Bệnh nhân thường sẽ tìm kiếm một nha sĩ có thể giúp giảm đau và điều trị răng bằng liệu pháp lấy tủy răng. Do thủ thuật lấy tủy răng rất phức tạp và phải được thực hiện đúng cách, bệnh nhân nên cẩn thận chọn phòng khám có kinh nghiệm và chuyên môn cao về thủ thuật lấy tủy răng.

Ai Sẽ Thực Hiện Thủ Thuật Lấy Tủy Răng?

Theo Hiệp Hội Các Bác Sĩ Nội Nha Hoa Kỳ, phương pháp lấy tủy răng có thể được thực hiện bởi một nha sĩ hoặc bởi một bác sĩ nội nha. Mặc dù, tất cả các nha sĩ đều nghiên cứu về nội nha trong quá trình đào tạo của mình, nhưng bác sĩ nội nha là những nha sĩ đã được đào tạo rất chuyên sâu về chăm sóc nội nha. Nha sĩ thường sẽ dựa trên tình trạng của từng bệnh nhân để quyết định nên thực hiện thủ thuật lấy tủy răng tại chỗ hay chuyển bệnh nhân đến bác sĩ nội nha.

Quá Trình Lấy Tủy Răng Bao Gồm Những Bước Nào?

Trong thủ thuật lấy tủy răng, răng được gây tê theo cách tương tự như trong thủ thuật trám lỗ sâu răng. Bệnh nhân cũng được gây tê tức là việc thực hiện lấy tủy răng có thể sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau. Sâu răng, tủy bị viêm và nhiễm khuẩn hay bất kỳ mô thần kinh nào khác nằm trong chân răng sẽ được loại bỏ, và răng sẽ được vệ sinh cũng như được chuẩn bị để thực hiện trám răng. Vật liệu trám răng là một chất giống như cao su có tên là gutta-percha. Chất này có vai trò như một chất trám răng để bịt toàn bộ cấu trúc chân răng và ngăn các chất lỏng từ miệng có thể chạm vào và làm ảnh hưởng đến cấu trúc bên trong răng.

Mặc dù chân răng và buồng dây thần kinh đều được bịt kín trong thủ thuật này, răng vẫn có thể bị suy yếu nghiêm trọng và cần thực hiện tái tạo cùi răng và thân răng để bảo vệ phần men răng còn lại. Lõi trám răng và mão răng đóng vai trò như một lớp vỏ bảo vệ. Các vật liệu này bảo vệ răng khỏi bị tổn thương và giúp khôi phục chức năng nhai của răng. Đôi khi, nếu tình trạng sâu răng hoặc nhiễm khuẩn là không đáng kể, thì không cần thiết phải gắn mão răng. Trong trường hợp này, tái tạo cùi răng là bước cuối cùng để phục hồi chức năng của răng. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và tùy thuộc vào việc điều trị của nha sĩ, sẽ cần tới một hoặc nhiều lần thăm khám để hoàn thành quá trình điều trị.

Sau khi thủ thuật lấy tủy răng và phục hồi chức năng cho răng đã được hoàn thành, nha sĩ hoặc bác sĩ nội nha thường sẽ lên lịch tái khám sau 6 tháng để kiểm tra xem vết thương của vùng xương xung quanh răng đã hoàn toàn lành hay chưa. Theo Học Viện Nha Khoa Tổng Hợp Hoa Kỳ, lấy tủy răng, khi được thực hiện một cách chính xác, có tỷ lệ thành công hơn 95% và rẻ hơn đáng kể so với thủ thuật nhổ răng và thay răng.

Lấy tủy răng là gì? Lấy tủy răng là một quy trình điều trị nhằm bảo vệ răng, đồng thời ngăn ngừa tổn thương cho răng trong tương lai. Nhu cầu về thực hiện lấy tủy răng trong tương lai có thể được giảm thiểu bằng cách khám răng định kỳ hai lần mỗi năm và có kế hoạch chăm sóc răng miệng đúng cách bao gồm sử dụng kem đánh răng có chứa chất fluoride như Colgate TotalSF và các biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng tại nhà khác.