Hallyu là gì? Ảnh hưởng của làn sóng hallyu đến giới trẻ Việt như thế nào

Các bạn có từng nghe qua từ Hallyu chưa? Nếu chưa thì bài viết này sẽ cho các bạn biết Hailyu là gì và ảnh hưởng của làn sóng hallyu đến giới trẻ Việt như thế nào nhé

1.Hallyu là gì?

Hallyu (한류/韓流) là thuật ngữ bắt nguồn từ các nhà báo ở Trung Quốc. Dịch theo nghĩa đen thì có nghĩa là sóng Hàn (Hàn lưu). Thuật ngữ này dùng để thể hiện sự phát triển phi thường của văn hóa Hàn Quốc. Ngoài ra, còn thể hiện về khía cạnh văn hóa đại chúng bao gồm: âm nhạc, truyện tranh, phim điện ảnh, phim truyền hình, trò chơi trực tuyến và ẩm thực…

hallyu-la-gi

Kể từ đầu thế kỷ 21, Hàn Quốc nổi lên như một nhà xuất khẩu lớn của văn hóa và du lịch. Sự phát triển mạnh mẽ của nhạc pop Hàn Quốc đã đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế nước này.

2.Lịch sử làn sóng Hallyu

Giai đoạn từ 1999 đến 2010

Trong giai đoạn này, một số bộ phim truyền hình Hàn Quốc đã được phát sóng ở Trung Quốc. Tháng 11/1999, Nhật báo Thanh viên Bắc Kinh (một trong những tờ báo của chính phủ Trung Quốc) đã xuất bản một bài báo công nhận “Sự nhiệt tình của khán giả Trung Quốc đối với các bộ phim truyền hình và bài hát K-Pop của Hàn Quốc”.

Năm 1999, bộ phim điện ảnh Shiri khởi chiếu đã vô cùng thành công ở các nước Đông Nam Á. Đây là một trong những bước tiên phong đưa làn sóng Hallyu lan tỏa ra quốc tế. Tiếp đó là hàng loạt các bộ phim Trái tim mùa thu (2000), Cô nàng ngổ ngáo (2001), Bản tình ca mùa đông (2002),… Những bộ phim này không chỉ nổi tiếng ở Hàn Quốc mà còn ở Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Hongkong, Trung Quốc và Việt Nam.

Năm 2002, album ‘Listen to my heart’ của BoA đã trở thành album đầu tiên của nghệ sĩ Hàn Quốc bán được 1,000,000 tại Nhật Bản. (sau khi kết thúc lệnh cấm vận kéo dài hàng của truyền thông Hàn Quốc và Nhật Bản).

Tiếp đến là bước đột phá của K-Pop với sự ra mắt của TVXQ (2003), SS501 (2005), Super Junior (2005), Bigbang (2007),… Năm 2009, nhóm nhạc nữ 5 thành viên, Wonder Girls xâm nhập thị trường Mỹ. Và trở thành idol Hàn Quốc đầu tiên phá vỡ bảng xếp hạng Hot 100 của Billboard với ‘Nobody’.

Giai đoạn từ 2010 đến nay

Văn hóa Hàn Quốc đã lan rộng ở cộng đồng người Mỹ gốc Hàn tại Mỹ, đặc biệt là cư dân Los Angeles và New York. Năm 2013, bài hát ‘Gangnam Style’ của PSY đã gây sốt toàn cầu và trở thành video đầu tiên trên Youtube đạt trên một tỷ lượt xem.

Ngoài ra, chương trình ca nhạc KCON ban đầu chỉ diễn ra ở Nam California, Mỹ vào năm 2012. Hiện nay đã mở rộng ra tám quốc gia khác nhau trải dài qua nhiều ngày.

hallyu-la-gi

Tháng 05/2018, BTS đã đứng đầu bảng xếp hạng album Billboard 200. Và giành giải thưởng Top Social Artist Award tại lễ trao giảo Billboard Music Awards trong 2 năm liên tiếp. Cùng với BTS, BLACKPINK cũng tiến bước vào thị trường Mỹ với những thành công nhất định.

Năm 2020, ‘Ký sinh trùng’ (Parasite) trở thành bô phim điện ảnh đầu tiên của Hàn Quốc giành được 4 giải thưởng lớn nhất tại lễ trao giải Oscar danh giá. Đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của điện ảnh Hàn Quốc ra thế giới.

3. Hallyu quảng bá hình ảnh Hàn Quốc ra thế giới

Lồng ghép truyền thống và hiện đại Hàn Quốc

Bí quyết thành công của Hàn Quốc là tính truyền thống, mang nặng Nho giáo. Hình ảnh này được gói gọn trong nội dung nhưng lại được thể hiện bằng nhiều phương diện hiện đại. Những bộ phim xoay quanh đề tài gia đình, giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh từ xã hội. Nhiều quốc gia có nét văn hóa tương đồng như Việt Nam sẽ dễ dàng tiếp nhận. Đặc biệt những bộ phim cổ trang nổi tiếng như Dae Jang Geum, Dong Yi, nữ hoàng Seondeok,… đã đưa người xem tới gần hơn với văn hóa truyền thống Hàn Quốc, ẩm thực hoàng gia, trang phục truyền thống và kiến thức y học.

Dẫn đầu xu hướng thời trang và làm đẹp

Làn sóng Hallyu đã có những tác động đáng kể đến ngành công nghiệp thời trang toàn cầu. Ngày càng có nhiều người nổi tiếng Hàn Quốc trở thành các biểu tượng thời trang:

  • G-Dragon – Muse Chanel
  • Kai (EXO) – Đại sứ toàn cầu của GUCCI
  • Jennie (BLACKPINK) – Đại sứ thương hiệu Chanel
  • Lisa (BLACKPINK) – Đại sứ toàn cầu BVLGARI, Muse toàn cầu Celine
  • Rosé (BLACKPINK) – Đại sứ toàn cầu Saint Laurent
  • Jisoo (BLACKPINK) – Muse Dior
  • Suzy – Đại sứ thương hiệu Dior
  • Chanyeol (EXO); Irene (Red Velvet) – Đại sứ thương hiệu Prada
  • Minhyun (NU’EST) – Đại sứ thương hiệu Moncler, Jo Malone

Đặc biệt, Jessica (cựu thành viên SNSD) đã sáng lập riêng một thời hiệu thời trang cho mình – BLANC & ECLARE. Thương hiệu này đang dần tạo nên chỗ đứng cho mình trong thị thường thời trang.

Những thần tượng nổi tiếng hiện tại như BTS, BLACKPINK, EXO, Twice,… đều có lượng fan đông đảo trên toàn cầu. Những idol này luôn gây sốt với phong cách ăn mặc, trang điểm,… của mình và trở thành tiêu chuẩn của cái đẹp. Thậm chí có một vài fan còn sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để phẫu thuật thẩm mĩ trông giống thần tượng.

Kèm theo đó những nhãn hiệu thời trang và mỹ phẩm của Hàn Quốc được biết tới rộng rãi hơn. Giành một thị phần lớn ở thị trường châu Á. Những sản phẩm có mác “made in Korea” được nhiều người tiêu dùng ưu ái, sức mua tăng mạnh.

Quảng bá du lịch Hàn Quốc

Số lượng khách du lịch chọn Hàn Quốc là đích đến đang ngày càng gia tăng. Một phần là họ tham quan những địa điểm xuất hiện trong các bộ phim. Phần khác cũng để thưởng thức những món ăn đã trở thành thương hiệu của đất nước này. Những gói dịch vụ du lịch mang tên “Hallyu tour” ngày càng đa dạng.

Nhiều nghệ sĩ đã trở thành đại diện du lịch Hàn Quốc như YoonA, EXO,… Điều này đã giúp thu hút lượng lớn khách du lịch là người hâm mộ. Cũng có rất nhiều khách du lịch tới Hàn Quốc để tham dự concert K-Pop và kết hợp du lịch.

4. Các yếu tố dẫn tới sự thành công của Hallyu

Sự hỗ trợ từ chính phủ Hàn Quốc

Chính phủ Hàn Quốc vào những năm 1990 đã dỡ bỏ lệnh cấm du lịch nước ngoài đối với người Hàn Quốc. Điều này đã mở đường cho một số người Hàn khám phá thế giới phương Tây. Người Hàn Quốc đã được tiếp cận cơ bản với nền giáo dục phương Tây. Nhờ đó họ có thể sở hữu những quan điểm mới về kinh doanh, nghệ thuật, điện ảnh, âm nhạc…

Tiếp đến phải nhắc đến lệnh cấm luật kiểm duyệt. Lệnh kiểm duyệt của Hàn Quốc đã cấm các nhà làm phim và nghệ sĩ trong công tác chiếu những chủ đề gây tranh cãi. Điều này đã kiểm chế sự sáng tạo của họ trong một thời gian dài. Năm 1996, tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã cấm lệnh kiểm duyệt và mở ra một loạt các chủ đề độc đáo để nghệ sĩ tự do khám phá. Động thái này mang đến những cơ hội cho thế hệ trẻ để thể hiện các ý tưởng mới và táo bạo hơn thông qua điện ảnh và âm nhạc.

Hàn Quốc còn có Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Một bộ phận của Bộ tập trung vào nhạc pop, thời trang, giải trí, truyện tranh, phim hoạt hình,… Bộ phận này cùng với ba bộ phận khác được gọi là Văn phòng nội dung văn hóa. Ngân sách được đầu tư lên tới 500 triệu USD.

Khai thác triệt để các phương tiện truyền thông

Bản thân ngành truyền thông của Hàn Quốc cũng rất phát triển. Nó được tập trung để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, không chỉ dừng lại ở mức độ phục vụ thông tin, giải trí,… Chỉ xét riêng truyền hình, Hàn Quốc hiện tại có các đài tư nhân lớn như SBS, MBC, Arirang,… và đài truyền hình trung ương KBS. Mặc dù cạnh tranh lẫn nhau rất khốc liệt, nhưng mục đích chung của các kênh đều là quảng bá văn hóa của đất nước. Nội dung của các kênh truyền hình (đặc biệt là các kênh chiếu ở nước ngoài như Arirang hay KBS World) đều nhấn mạnh hình ảnh đất nước với nền văn hóa vừa truyền thống vừa hiện đại.

hallyu-la-gi

5. Sự ảnh hưởng của Hallyu với giới trẻ Việt

Kết quả nghiên cứu của quỹ giao lưu văn hoá Hàn Quốc cho thấy Việt Nam đứng thứ 4 dựa trên các chỉ số hâm mộ của công chúng đối với lối sống Hàn Quốc. Còn theo nhật báo Chungang, Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách 10 nước có lượt truy cập xem các clip liên quan đến Kpop nhiều nhất trên Youtube.