1, Tham khảo nhiều tài liệu về sáo
Ngày nay Internet ngày càng phát triển, việc học cũng trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Có rất nhiều tài liệu liên quan đến sáo để bạn tham khảo từ sách báo, video, website, thậm chí là cả những khóa học online và offline. Mọi thứ đều rất trực quan và dễ hiểu. Cố gắng đọc thật nhiều tài liệu và xem thật nhiều video hướng dẫn trên mạng sẽ giúp bạn rất nhiều kiếm thức về sáo hơn.
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN BẠN NÊN TÌM HIỂU KHI HỌC THỔI SÁO:
– Cách chọn ống sáo sao cho phù hợp
– Tư thế cầm và thổi sáo đúng
– Cách lấy hơi
– Kiến thức về nhạc lý
2, Mua cho mình một cây sáo chuẩn và phù hợp
Chọn một cây sáo tốt để dùng rất quan trọng đối với những người mới học thổi sáo vì các âm thanh của cây sáo không chính xác sẽ dẫn đến ảnh hưởng không tốt tới tai nghe và việc luyện tập kỹ thuật sau này.
Sáo có rất nhiều loại, mỗi loại sáo cũng có những tone khác nhau. Nếu bạn đang tập làm quen với sáo hãy lựa chọn sáo có tone Đô 5 (tone C5) là thích hợp nhất bởi các nốt trên thân sáo ứng với các nốt của tone trầm và cũng là tone có ở khá nhiều bài hát. Trên thân cây sáo Đô khoảng cách giữa hai nốt Đô và Rê giúp việc chuyển nốt trở nên dễ dàng hơn so với các loại sáo khác. Vậy nên Sáo YRS24B Soprano Recorder Yamaha là loại sáo thích hợp cho những ai mới bắt đầu tập chơi.
NHỮNG LƯU Ý KHI CHỌN MUA SÁO:
– So sánh đường kính của ống sáo: nếu hai ống sáo có chiều dài và độ dày bằng nhau nhưng có đường kính khác nhau thì ống sáo nào có đường kính lớn hơn tiếng sáo phát ra sẽ trầm hơn.
– So sánh độ dày của ống sáo: nếu hai ống sáo có đường kính và chiều dài bằng nhau nhưng có độ dày khác nhau thì ống nào có độ dày lớn hơn sáo sẽ phát ra tiếng trầm hơn.
– So sánh chiều dài của ống sáo: nếu hai ống sáo có đường kính và độ dày bằng nhau nhưng có chiều dài khác nhau thì ống sáo nào dài hơn sẽ phát ra tiếng sáo trầm hơn.
Trong giai đoạn bắt đầu tập sáo, bạn nên chọn những loại sáo có chất lượng vừa phải và chọn một số âm trầm để dễ thổi hơn. Sau một thời gian luyện tập và quen với sáo, bạn sẽ chọn được cho mình một tone phù hợp để chọn cây sáo phù hợp với mình hơn.
3, Học cách cầm sáo và thế bấm ngón chuẩn
Cầm sáo tưởng chừng như đơn giản nhưng đòi hỏi bạn phải luyện tập khá nhiều. Trong giai đoạn bắt đầu tập sáo, để cầm được sáo đúng đôi lúc sẽ khiến bạn đau tay và thấy ngược nhưng không sao, mọi thứ rồi sẽ quen dần.
ĐỂ PHÁT RA ĐƯỢC ÂM SÁO CHUẨN BẠN CẦN ĐỂ Ý ĐẾN HAI BỘ PHẬN LÀ MÔI VÀ NGÓN TAY:
– Bốn ngón tay (hai ngón út, hai ngón cái) giữ ống sáo sao cho ống sáo nằm vững khi sáu ngón kia cùng mở một lúc. Dùng lưỡi thấm nước bọt cho ướt môi.
– Đặt lỗ sáo vào giữa khe môi trên và môi dưới, lấy môi dưới làm điểm tựa đồng thời xoay ra ngoài một góc khoảng 90 độ. Mím môi (môi sát với răng) và bắt đầu thổi (kết hợp với bấm ngón).
4, Tập các bài hát đơn giản – các bài cảm âm dễ thổi
Cảm âm dễ thổi là cảm âm của những bài hát không cần sử dụng quá nhiều kỹ thuật (tuy vậy các bạn cũng nên học cách đánh lưỡi đơn và rung hơi), không phải thổi lên các nốt quá cao vì nhiều bạn mới chơi sẽ không lên được. Các đoạn nhạc sẽ được lặp đi lặp lại một số câu vậy nên bạn sẽ không cần phải nhớ quá nhiều các nốt nhạc.
MỘT SỐ BÀI CẢM ÂM ĐƠN GIẢN CHO NGƯỜI MỚI TẬP THỔI SÁO:
– Đàn Gà Trong Sân: bài này nhịp điệu vui tươi dễ nhớ dễ tập.
– Cháu Lên Ba Cháu Đi Mẫu Giáo: sở dĩ các bạn lên tập bài này bởi chỉ gồm năm câu, sau đó thổi lặp lại.
– Chúc Bé Ngủ Ngon: bài này câu và nhịp điệu chậm, bạn thoải mái thời gian thao tác các ngón tay.
– Chú Voi Con Ở Bản Đôn: bài này nhịp điệu vui tươi dễ nhớ dễ tập.
– A Song From Secret Garden: đây là bài siêu nổi tiếng, nhạc nước ngoài, mình khuyên các bạn mới tập thổi sáo nên học bài này vì âm điệu của nó nghe quen thuộc mà lại rất hay…….
5, Tham gia câu lạc bộ (CLB), hội nhóm sáo trúc
Mình khuyên các bạn nên tham gia vào các câu lạc bộ sáo trúc vì các thành viên nhiệt tình sẽ trực tiếp chỉnh sửa cho bạn những lỗi cơ bản vì trong sáo bạn sẽ mắc lỗi rất nhiều và cứ đi theo một con đường sai thì việc sửa chữa là rất khó. Bạn cũng có thể tranh thủ những buổi họp mặt câu lạc bộ để giao lưu và trao đổi những khúc mắc của bản thân mình trong quá trình học để nhận được những lời khuyên cùng những gợi ý hữu ích từ những người có cùng đam mê.
6, Kiên trì luyện tập
Một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn tới thành công đó là sự kiên trì, thứ mà hiếm người có được. Kiên trì là một trạng thái tinh thần, vậy nên nó có thể được trau dồi và rèn luyện. Kiên trì còn đơn giản là không bỏ cuộc, không cần nhanh và miễn là đừng dừng lại.
Một thái độ nghiêm túc, chịu khó tiếp thu và kiên trì tập luyện liên tục sẽ giúp cho bạn đạt được thành quả sớm hơn. Khi đã quyết định gắn bó với loại nhạc cụ nào, muốn thành thạo bạn nhất định phải tập luyện thường xuyên để nâng cao những kỹ năng cần thiết. Dù bạn có năng khiếu hay thông minh bao nhiêu mà không siêng năng tập luyện và duy trì thói quen đó thì mọi bước tiến chỉ có thể là tạm thời. Đừng bỏ cuộc nếu vẫn có thể tiếp tục cố gắng các bạn nhé.
Trên đây là những lời khuyên hữu ích cho những bạn mới bắt đầu học sáo, các bạn tham khảo và luyện tập thật tốt để theo đuổi đam mê của mình nhé.
Nguồn: TOPLIST
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!