Bình minh và hoàng hôn là hai thời điểm của một ngày liên quan mật thiết đến sự chuyển động của mặt trời. Vậy bình minh và hoàng hôn khác nhau như thế nào? Cùng Khacnhaugiua.vn đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây!
1. Khái niệm
Điểm khác nhau đầu tiên giữa bình minh và hoàng hôn chính là khái niệm về hai hiện tượng này.
Theo đó, bình minh hay còn được gọi là rạng đông dùng để chỉ hiện tượng xảy ra trước khi Mặt trời mọc. Nó được ghi nhận với sự hiện diện của các tia sáng yếu ớt từ Mặt trời trong khi Mặt trời vẫn còn nằm dưới đường chân trời.
Ngược lại với bình minh, hoàng hôn hay còn được gọi là chiều tà là hiện tượng xảy ra vào khoảng thời gian kể từ sau khi Mặt trời lặn cho tới khi trời tối hẳn. Đây là khái niệm gắn liền với vị trí biểu kiến của Mặt trời ở phía dưới đường chân trời.
2. Thời gian và địa điểm diễn ra
Thời gian và địa điểm diễn ra hoàng hôn và bình minh cũng là tiêu chí để đánh giá sự khác nhau giữa hai hiện tượng này.
Như đã nói ở trên, bình minh diễn ra vào thời điểm Mặt trời bắt đầu mọc lên, thậm chí Mặt trời còn đang nằm dưới đường chân trời. Trong khi đó, hoàng hôn diễn ra vào thời điểm Mặt trời bắt đầu lặn cho tới khi trời tối hẳn.
Thêm vào đó, bình minh diễn ra ở phía Đông, cũng là phía Mặt trời mọc. Hiện tượng này có thể dễ dàng quan sát được ở biển. Ngược lại, hoàng hôn xảy ra tại phía Tây, nơi Mặt trời lặn xuống.
3. Phân loại hoàng hôn và bình minh
Sự khác nhau giữa bình minh và hoàng hôn còn nằm ở cách người ta phân loại hai hiện tượng tự nhiên này.
Cụ thể, bình minh được phân loại thành:
- Rạng đông thiên văn: Chỉ khoảng thời gian tính từ thời điểm ngay sau đó bầu trời không còn hoàn toàn tối. Hay nói một cách chính xác là thời điểm mà Mặt trời ở vị trí 18 độ phía dưới đường chân trời về buổi sáng cho tới khi Mặt trời mọc.
- Rạng đông hàng hải: Là khoảng thời gian tính từ thời điểm ánh sáng từ Mặt trời ở phía đường chân trời toả ra vừa đủ và có thể phân biệt được một số vật. Hay nói một cách chính xác, rạng đông hàng hải tính từ thời điểm mặt trời ở vị trí 12 độ phía dưới đường chân trời về buổi sáng cho tới khi mặt trời mọc.
- Rạng đông dân dụng: Chỉ khoảng thời gian được tính từ thời điểm mà kể từ đó lượng ánh sáng từ Mặt trời phát ra có thể phân biệt được một số vật thể cũng như một số hoạt động ngoài trời có thể bắt đầu mà không cần ánh sáng nhân tạo. hay nói một cách chính xác, rạng đông dân dụng là thời điểm Mặt Trời ở vị trí 6 độ phía dưới đường chân trời về buổi sáng cho tới khi Mặt Trời mọc.
Trong khi đó, hoàng hôn được phân loại thành:
- Hoàng hôn thiên văn: Chỉ thời gian Mặt trời nằm trong khoảng từ 12 đến 18 độ phía dưới đường chân trời vào buổi chiều tối. Đây cũng là thời điểm Mặt trời không còn tỏa ánh sáng trên bầu trời được nữa, cũng không còn gây nhiễu cho các quan sát thiên văn.
- Hoàng hôn hàng hải: Chỉ thời gian Mặt trời nằm trong khoảng từ 6 đến 12 độ tính từ phía dưới đường chân trời vào buổi chiều – tối. Thời điểm này các vật thể không còn phân biệt được nữa, mắt thường cũng không thể nhìn thấy đường chân trời.
- Hoàng hôn dân dụng: Chỉ khoảng thời gian Mặt trời nằm từ 0 đến 6 độ dưới đường chân trời vào mỗi buổi chiều-tối. Thời điểm này các vật thể có thể vẫn còn phân biệt được, một số ngôi sao đã xuất hiện trên bầu trời và hoàn toàn có thể quan sát được bằng mắt thường khi trời quang mây.
Trên đây là những điểm khác nhau giữa bình minh và hoàng hôn được Khacnhaugiua.vn tổng hợp lại. Hy vọng qua bài viết, các bạn độc giả đã có được những thông tin hữu ích về hai hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng gửi câu hỏi về cho Khacnhaugiua.vn bạn nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!