Biển báo giao thông không còn xa lạ với bất cứ ai dù ở độ tuổi nào. Nhưng không phải ai trong chúng ta cũng năm rõ được ý nghĩa của mỗi loại biển báo. Để tránh một ngày đẹp trời nào đó, ta vô tình vi phạm ngay tại cái biển báo mà một ngày đi qua 3 lần vẫn không biết nó để làm gì thì bạn đừng bỏ qua bài viết này nhé! Dưới đây mình sẽ chỉ ra những biển báo được sử dụng thường xuyên nhất trên mọi tuyến đường và những lưu ý để tránh gặp sự cố khi lưu thông đường bộ, đường thủy và đường sắt.
Biển báo giao thông là gì?
Theo trang Wiki thì biển báo giao thông là những biển báo được dựng ven đường để cung cấp thông tin đến người tham gia giao thông. Hiện nay các loại biển báo đều có hình ảnh đồng bộ, đơn giản, dễ nhận biết để giúp cho việc lưu thông quốc tế dễ dàng hơn (giảm bớt rào cản ngôn ngữ) cũng như giúp tăng cường an toàn giao thông.
Chúng ta có 8 loại biển báo là:
- Biển báo nguy hiểm
- Biển báo ưu tiên
- Biển báo cấm
- Biển hiệu lệnh
- Biển chỉ dẫn
- Biển báo thông tin
- Biển báo hướng, vị trí và chỉ số
- Biển phụ
Biển báo giao thông đường bộ Việt Nam
Biển báo giao thông – hay gặp nhưng không dễ nhớ
Chúng ta đôi khi sẽ không thể nhớ được hết tất cả các loại biển báo. Một số biển báo có khi một ngày đi qua nó tớ cả chục lần nhưng vẫn chưa hiểu nó có ý nghĩa như thế nào. Dưới đây mình đã liệt kê những loại biển báo thường gặp, giúp bạn ” thông chốt ” một cách hiệu quả trong mọi tình huống.
Biển báo cấm dừng đỗ
Biển báo cấm người đi bộ
Biển báo giới hạn tốc độ
Biển báo đường 1 chiều – đường cấm
Biển báo giao thông nguy hiểm
Loại biển báo nguy hiểm này tại Việt Nam thì thường dùng bằng hình tam giác, nền vàn, viền đỏ và hình vẽ màu đen. Biển báo giao thông nguy hiểm được chia thành 56 loại biển.
Tác dụng
- Cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra như cầu hẹp, đường trơn, vách núi nguy hiểm, công trường…
- Khi gặp các biển báo này, tài xế sẽ biết được tính chất đoạn đường phía trước. Từ đó, có các biện pháp phòng ngừa.
- Không bắt buộc tài xế phải thực hiện bất cứ hành động nào. Tuy nhiên, khi gặp biển báo này, tài xế bắt buộc phải giảm tốc độ.
Ý nghĩa các biển báo giao thông
Biển báo giao thông hình tròn
Các biển báo giao thông hình tròn có 2 loại:
1. Biển báo cẩm: Loại biển này có 48 kiểu và được thiết kế:
- Có nền trắng, viền đỏ và hình vẽ màu đen.
- Có nền xanh, viền đỏ.
- Có nền trắng, viền xanh
Tác dụng
-
- Khi gặp biển báo này nghĩa là tất cả mọi thứ trên biển đều bị cấm như cấm đi ngược chiều; cấm rẽ trái, cấm ô tô rẽ trái, cấm bóp còi…
- Các lái xe bắt buộc phải tuyệt đối chấp hành các điều bị cấm ghi trên biển.
2. Biển báo hiệu lệnh: Loại biển này có 10 kiểu và được thiết kế với nền xanh, viền trắng.
Tác dụng: Đây là nhóm biển báo yêu cầu những người tham gia giao thông phải thực hiện theo.
Biển báo giao thông hình tam giác
Biển báo hình tam giác là biển báo nguy hiểm mà mình đã nêu phía trên. Biển báo này có nền vàng, viền đỏ và hình vẽ màu đen; được chia thành 56 loại biển.
Tác dụng
- Cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra như cầu hẹp; đường trơn; vách núi nguy hiểm; công trường…
- Khi gặp các biển báo này; bạn sẽ biết được tính chất đoạn đường phía trước và lên được phương án phòng ngừa.
- Không bắt buộc người tham gia giao thông phải thực hiện bất cứ hành động nào. Tuy nhiên, khi gặp biển báo này, bạn bắt buộc phải giảm tốc độ.
Biển báo giao thông hình thoi
Thật ra thì biển báo hình thoi và hình tam giác mà mình đã nói bên trên là một. Đây đều là biển báo nguy hiểm. Nhưng tại Việt Nam thì chúng ta thường dùng biển báo nguy hiểm hình tam giác.
Biển báo giao thông hình vuông, hình chữ nhật
Biển báo có hình vuông hoặc hình chữ nhật có 2 loại:
1. Biển báo giao thông chỉ dẫn: biển báo này được chia thành 60 loại và có nền xanh, hình vẽ màu trắng.
Tác dụng: Loại biển báo này có tác dụng chỉ dẫn; hướng dẫn cho người tham gia giao thông những thông tin về quãng đường phía trước như: bến xe buýt; cửa hàng ăn uống; chợ…
2.. Biển báo giao thông phụ: biển báo này chia thành 18 loại có nền trắng, viền đen và hình vẽ màu đen.
Tác dụng
- Thường nằm dưới 4 nhóm biển báo trên để phụ trợ cho biển chính.
- Giúp bổ sung, làm rõ nghĩa biển báo chính.
Biển báo giao thông đường sắt
Biển báo giao thông đường thủy
Các loại biển báo:
1. Báo hiệu chỉ giới hạn, vị trí của luồng tàu chạy (gọi chung là báo hiệu dẫn luồng)
Đây những báo hiệu giới hạn phạm vi chiều rộng; chỉ vị trí hay chỉ hướng của luồng tàu chạy nhằm hướng dẫn phương tiện đi đúng theo luồng tàu.
2. Báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm hay vật chướng ngại trên luồng
Đây là những báo hiệu vị trí các vật chướng ngại vật; các vị trí hay khu vực nguy hiểm trên luồng để phòng tránh; nhằm đảm bảo an toàn cho phương tiện và công trình trên tuyến.
3. Báo hiệu thông báo, chỉ dẫn
Các biển báo hiệu này sẽ thông báo các tình huống có liên quan đến luồng tàu chạy; hay điều kiện tàu chạy để các phương tiện kịp thời có các biện pháp phòng ngừa và xử lý. Bao gồm các báo hiệu thông báo cấm; thông báo sự hạn chế, chỉ dẫn và thông báo.
Vị trí đặt biển báo:
- Đặt phía bờ phải: Phao sơn màu đỏ, cột sơn khoang màu đỏ trắng xen kẽ.
- Đặt phía bờ trái: Phao sơn màu xanh lục, cột sơn khoang xanh lục – trắng xen kẽ.
- Đặt ở nơi phân luồng hay ngã ba: phao sơn màu đỏ – xanh lục xen kẽ, cột sơn khoang màu đỏ – xanh lục xen kẽ.
- Đặt ở nơi có vật chướng ngại trên đường thủy rộng: phao sơn màu đỏ – đen xen kẽ.
Vạch kẻ đường – có những ý nghĩa nào?
Mặc dù không thuộc trong hệ thống biển báo giao thông nhưng cũng khiến chúng ta nhiều lần lúng túng khi tham gia giao thông. Hãy lưu lại nếu bạn dang chuẩn bị cho một chuyến đi đường dài an toàn nhé!
Trên đây là những chỉ sẻ của MOTOGO về những biển báo giao thông thường gặp. Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn lưu thông xuôn xẻ.
Hiện nay MOTOGO là đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê xe máy tự lái tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… tại đây các bạn có thể trải nghiệm du lịch bằng những chiếc xe máy mới 100%, đầy đủ giấy tờ. Để tìm hiểu về dịch vụ này các bạn liên hệ qua thông tin dưới đây nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!